Trong quá trình xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy, một trong những loại giấy tờ không thể thiếu đó là phương án phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập phương án phòng cháy chữa cháy và được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mục lục bài viết
1. Mẫu phương án phòng cháy chữa cháy của cơ sở:
SƠ ĐỒ MẶT BẰNG TỔNG THỂ CỦA CƠ SỞ(2)
A. ĐẶC ĐIỂM CƠ SỞ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY
I. Vị trí địa lý: (3)…..
– Phía Đông giáp:…..
– Phía Tây giáp: ….
– Phía Nam giáp: …..
– Phía Bắc giáp: …..
II. Giao thông phục vụ chữa cháy:(4)
III. Nguồn nước chữa cháy:(5)
TT | Nguồn nước | Trữ lượng (m³) hoặc lưu lượng (l/s) | Vị trí, khoảng cách nguồn nước | Những điểm cần lưu ý |
I | Bên trong: | |||
II | Bên ngoài: | |||
IV. Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc:(6)
V. Tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ:(7)
1. Tổ chức lực lượng:
2. Lực lượng thường trực chữa cháy:
VI. Phương tiện chữa cháy của cơ sở:(8)
B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY
I. Phương án xử lý tình huống cháy phức tạp nhất:
1. Giả định tình huống cháy phức tạp nhất:(9)
2. Tổ chức triển khai chữa cháy:(10)
3. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy:(11)
4. Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt để chữa cháy:(12)
II. Phương án xử lý các tình huống cháy đặc trưng: (13)
1. Tình huống 1:
2. Tình huống 2:
Tình huống
C. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY (14)
TT | Ngày, tháng, năm | Nội dung bổ sung, chỉnh lý | Người xây dựng phương án ký | Người phê duyệt phương án ký |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
D. THEO DÕI HỌC VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY (15)
Ngày, tháng, năm | Nội dung, hình thức học tập, thực tập | Tình huống cháy | Lực lượng, phương tiện tham gia | Nhận xét, đánh giá kết quả |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
2. Hướng dẫn chi tiết cách lập phương án phòng cháy chữa cháy:
Chú ý: Mẫu phương án chữa cháy có thể co giãn số trang tùy theo mức độ nội dung cụ thể.
(1) – Tên của cơ sở; thôn, ấp, bản, tổ dân phố. khu rừng, phương tiện giao thông cơ giới đặc biệt ghi theo tên giao dịch hành chính.
(2) – Sơ đồ mặt bằng tổng thể: Cần thể hiện rõ kích thước, tên gọi, đặc điểm sử dụng của các hạng mục, nhà, công trình, đường giao thông, nguồn nước trong cơ sở; vị trí và kích thước đường giao thông; vị trí và trữ lượng các nguồn nước chữa cháy tiếp giáp xung quanh. (Có thể sử dụng khổ giấy lớn hơn A4)
Đối với cơ sở là nhà cao tầng phải có thêm sơ đồ mặt cắt đứng và mặt bằng tầng điển hình.
(3) – Vị trí địa lý: Ghi sơ lược vị trí cơ sở nằm ở khu vực nào, cách trung tâm quận, huyện… bao nhiêu km; các công trình, đường phố, sông, hồ…. tiếp giáp theo bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
(4) – Giao thông phục vụ chữa cháy: Ghi đặc điểm các tuyến đường chính phục vụ công tác chữa cháy.
(5) – Nguồn nước chữa cháy: Thống kê tất cả các nguồn nước có thể trực tiếp phục vụ chữa cháy bên trong cơ sở và tiếp giáp với cơ sở như: bể, hồ, ao, sông, ngòi, kênh, rạch, trụ, bến lấy nước, hố lấy nước…, ghi rõ khả năng lấy nước vào các mùa, thời điểm trong ngày; chỉ dẫn vị trí, khoảng cách tới các nguồn nước ở bên ngoài.
(6) – Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc: Ghi rõ đặc điểm kiến trúc, xây dựng và bố trí các hạng mục công trình (số đơn nguyên, số tầng, bậc chịu lửa, diện tích mặt bằng, loại vật liệu của các cấu kiện xây dựng chủ yếu như tường, cột, trần, sàn, mái…; phân tích tính chất hoạt động, công năng sử dụng của các hạng mục công trình liên quan đến nguy hiểm cháy, nổ, độc, đặc điểm dây chuyền sản xuất, số người thường xuyên có mặt; nêu đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của các chất cháy chủ yếu: Loại chất cháy, vị trí bố trí, sắp xếp, số lượng, khối lượng, đặc điểm cháy, yếu tố độc hại khi cháy, khả năng cháy lan ra khu vực xung quanh.
(7) – Tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ: Ghi rõ tổ chức (tổ hay đội), người phụ trách, số lượng đội viên phòng cháy chữa cháy và số người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy, số người thường trực trong và ngoài giờ làm việc.
(8) – Phương tiện chữa cháy của cơ sở: Ghi rõ chủng loại, số lượng, vị trí bố trí phương tiện chữa cháy (chỉ thống kê phương tiện chữa cháy đảm bảo chất lượng theo quy định).
(9) – Nội dung giả định tình huống cháy phức tạp nhất: Giả định tình huống cháy xảy ra ở khu vực dễ dẫn đến cháy lan, tạo thành đám cháy lớn, phát triển phức tạp đe dọa hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng của nhiều người, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, đồng thời gây khó khăn, phức tạp cho việc chữa cháy mà cần phải huy động nhiều người và phương tiện mới có thể xử lý được, cần giả định rõ thời điểm xảy ra cháy, nơi xuất phát cháy và chất cháy chủ yếu, nguyên nhân xảy ra cháy, thời gian cháy tự do và quy mô, diện tích đám cháy tính đến thời điểm triển khai chữa cháy của lực lượng tại chỗ; dự kiến xuất hiện những yếu tố gây ảnh hưởng tác động lớn tới việc chữa cháy như: Nhiệt độ cao, nhiều khói, khí độc, sụp đổ công trình…..; dự kiến vị trí và số lượng người bị kẹt hoặc bị nạn trong khu vực cháy.
(10) – Tổ chức triển khai chữa cháy: Ghi rõ nhiệm vụ của người chỉ huy, của từng người, từng bộ phận trong việc báo cháy, cắt điện, triển khai các biện pháp dập tắt đám cháy, chống cháy lan, hướng dẫn thoát nạn và tổ chức cứu người, cứu và di tản tài sản; đón tiếp các lực lượng được cấp có thẩm quyền huy động đến chữa cháy; đảm bảo hậu cần và thực hiện các hoạt động phục vụ chữa cháy khác: bảo vệ hiện trường và khắc phục hậu quả vụ cháy.
(11) – Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy: Vẽ sơ đồ thể hiện rõ vị trí và kích thước đám cháy ở hạng mục của nhà, công trình hoặc khu vực cụ thể trong cơ sở; hướng gió chủ đạo; các vị trí bố trí triển khai lực lượng, phương tiện để dập cháy, chống cháy lan, hướng dẫn tự thoát nạn và tổ chức cứu người, di tản tài sản; hướng tấn công chính… (Các ký hiệu, hình vẽ trên sơ đồ thống nhất theo quy định).
(12) – Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt để chữa cháy: Ghi rõ những nội dung nhiệm vụ mà người chỉ huy chữa cháy tại chỗ cần phải thực hiện, trong đó chú ý đến việc báo cáo tình hình về đám cháy, công tác chữa cháy đang tiến hành và những việc liên quan với người chỉ huy chữa cháy thuộc cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi người chỉ huy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đến đám cháy, nhiệm vụ tiếp tục tham gia chữa cháy và bảo đảm các điều kiện cần thiết nếu đám cháy có khả năng kéo dài.
(13) – Phương án xử lý một số tình huống cháy đặc trưng: Giả định tình huống cháy xảy ra ở từng khu vực, hạng mục công trình có tính chất nguy hiểm về cháy, nổ khác nhau và việc tổ chức chữa cháy cũng khác nhau; các tình huống sắp xếp theo thứ tự “Tình huống 1, 2, 3,..”; nội dung từng tình huống được ghi tóm tắt theo thứ tự và số lượng lực lượng, phương tiện của các bộ phận cần huy động và bố trí triển khai làm gì, ở vị trí nào; nội dung tóm tắt nhiệm vụ cơ bản của chỉ huy và đội viên ở các bộ phận trong cơ sở được huy động chữa cháy (Cách ghi tương tự như tình huống cháy phức tạp nhất và có sơ đồ chữa cháy kèm theo).
(14) – Bổ sung chỉnh lý phương án chữa cháy: Ghi rõ trường hợp thay đổi có liên quan đến việc tổ chức chữa cháy nhưng chưa đến mức làm thay đổi cơ bản nội dung phương án chữa cháy. Trường hợp có thay đổi lớn cơ bản làm ảnh hưởng đến nội dung phương án thì phải tiến hành xây dựng lại theo quy định.
(15) – Theo dõi học và thực tập phương án chữa cháy: Ghi rõ việc đã tổ chức học và thực tập các tình huống cháy trong phương án, có sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện đã thực tập và đính kèm vào phương án chữa cháy này.
(16) – Chức danh người phê duyệt phương án chữa cháy.
(17) – Chức danh người có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy, đối với phương án chữa cháy thuộc thẩm quyền phê duyệt cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thì người đứng đầu cơ sở ký tên, đóng dấu.
3. Khi nào phải có thuyết minh phòng cháy chữa cháy:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư nhà em có kinh doanh nhà nghỉ 5 năm rồi nhưng vừa rồi bố em bàn giao cho em hôm 6/12/2015 có 2 cán bộ Phòng cháy chữa cháy đến kiểm tra hành chính về công tác phòng cháy chữa cháy và có ghi biên bản .
1. Thiếu giấy tập huấn (vì hết hạn)
2. Thuyết minh phòng cháy chữa cháy bảo với em là quy định mới hôm nay lên tim hiểu pháp luật thì mới biết nhà em không cần loại này, dịch vụ đưa bảng thuyết minh phòng cháy chữa cháy. Em tìm hiểu thì cơ sở em không cần loại giấy này 2 đồng chí đó nói chuyện với em là tới này làm giúp em, nhà em 5 tầng (5x15x15 = 1.350m3) bên công ty xem thủ tục của em đã đủ chưa tư vấn giúp em, em cam ơn!
Luật sư tư vấn:
Nội dung bạn trình bày chưa rõ ràng về nội dung xử phạt hay yêu cầu của bên phía cơ quan công an kiểm tra. Tuy nhiên để xem xét trường hợp của bên bạn, bạn có thể tham khảo quy định tại các văn bản pháp lý sau:
+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013.
+
+ Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014
Tuy nhiên theo quy định của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2014. Nhà nghỉ cao từ 5 tầng trở lên là cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy. Phải thông báo với cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy khi đưa vào sử đụng.
Theo thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014 trường hợp của bạn không phải xây dựng phương án chữa cháy. Tuy nhiên vẫn phải đáp ứng được tất cả những điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy.
4. Thuê lại kho có cần làm phương án phòng cháy chữa cháy không?
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty tôi đi thuê kho tầm 500m2 có phải làm hồ sơ và phương án phòng cháy chữa cháy riêng không. Công ty cho thuê kho thì có đầy đủ hồ sơ và phương án phòng cháy chữa cháy của công ty đó rồi.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 79/2014/NĐ-CP Nghị định hướng dẫn Luật phòng cháy chữa cháy.
Theo thông tin bạn trình bày, công ty cho thuê kho đã có phương án phòng cháy, chữa cháy của công ty, nay cho công ty bạn thuê lại kho rộng 500m2. Tuy nhiên hiện nay, công ty bạn thuê lại và sử dụng kho này, không rõ công ty bạn thuê lại kho để sử dụng vào mục đích gì, để chứa loại hàng hóa như thế nào, do đó, bạn cần căn cứ vào các quy định trên cùng với thực tế việc sử dụng kho đó để xem xét các trường hợp:
+ Nếu kho công ty bạn thuê thuộc danh mục công trình cơ sở tại Phụ Lục I Nghị định 79/2014/NĐ-CP mà không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ thì phải đảm bảo điều kiện an toàn về cháy nổ theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 79/2014/NĐ-CP phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở, phù hợp về phòng cháy, chữa cháy( xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy).
+ Nếu kho công ty bạn thuê thuộc danh mục công trình cơ sở tại Phụ lục II Nghị định 79/2014/NĐ-CP thì bạn phải đảm bảo điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy như điều kiện về nội quy, biển cấm, phương án chữa cháy,… theo quy định của Điều 7 Nghị định 79/2014/NĐ-CP.