Để thực hiện tối đa được hiệu quả công tác, nghiệp vụ cá nhân cũng như tổ chức, cơ quan công an buộc phải xây dựng phương án chữa cháy với những nội dung được pháp luật quy định cụ thể. Vậy, Mẫu phương án chữa cháy của cơ quan Công an (PC18) chi tiết nhất có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu phương án chữa cháy của cơ quan Công an là gì?
Phương án chữa cháy của
Phương án chữa cháy của cơ quan Công an là một trong hai phương án chữa cháy bên cạnh phương án chữa cháy của cơ sở. So với phướng án chữa cháy của cơ sở thì của cơ quan công an có tính chuyên môn cao hơn, cụ thể hơn, chi tiết hơn, khả năng áp dụng phù hợp hơn. Phương án chữa cháy là căn cứ để triển khai công việc trên thực tế, tránh tình trạng bối rối, lúng túng khi gặp các tình huống, sự cố bất ngờ, đây cũng là thủ tục bắt buọc trong công tác hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
2. Mẫu PC18: Phương án chữa cháy của cơ quan Công an:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……(1)
…….(2)
Số (25):………………..
Cấp phê duyệt phương án: (3)
PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY CỦA CƠ QUAN CÔNG AN
Tên cơ sở, khu dân cư:(4) ……
Địa chỉ: …………
Điện thoại: …………
Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp: ……
Điện thoại: …………
Cơ quan Công an được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy: …………
Điện thoại: …………
A. ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY
I. VỊ TRÍ CƠ SỞ/KHU DÂN CƯ: (5)
………………………
II. GIAO THÔNG BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI: (6)
………………
III. NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ CHỮA CHÁY: (7)
TT | Nguồn nước | Trữ lượng (m3) hoặc lưu lượng (l/s) | Vị trí, khoảng cách nguồn nước | Những điểm cần lưu ý |
I | Bên trong: | |||
1 | ||||
2 | ||||
II | Bên ngoài: | |||
1 | ||||
2 |
IV. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ, ĐỘC: (8)
……………
V. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG CHỮA CHÁY TẠI CHỖ: (9)
1. Tổ chức lực lượng:
……………
2. Tổ chức thường trực chữa cháy:
…………
VI. PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY TẠI CHỖ: (10)
………………
B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÁY PHỨC TẠP NHẤT CÓ HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN CỦA NHIỀU ĐƠN VỊ, CƠ QUAN, TỔ CHỨC THAM GIA
I. GIẢ ĐỊNH TÌNH HUỐNG CHÁY PHỨC TẠP NHẤT: (11)
……………………
II. CHIẾN THUẬT CHỮA CHÁY: (12)
……………
III. TÍNH TOÁN LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY: (13)
………………
IV. LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN DỰ KIẾN HUY ĐỘNG: (14)
TT | Đơn vị được huy động | Điện thoại | Số người được huy động | Số lượng, chủng loại phương tiện được huy động | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
V. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI CHỮA CHÁY:
1. Nhiệm vụ của lực lượng tại chỗ: (15)
……………
2. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy: (16)
…………………
3. Nhiệm vụ của các lực lượng khác: (17)
……………
VI. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY: (18)
C. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY ĐẶC TRƯNG (19)
I. TÌNH HUỐNG 1:
…………
II. TÌNH HUỐNG 2:
………………
III. TÌNH HUỐNG …
……………
D. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY (20)
Ngày, tháng, năm | Nội dung bổ sung, chỉnh lý | Người xây dựng phương án ký | Chỉ huy đơn vị xây dựng phương án ký |
|
|
|
|
Đ. THEO DÕI HỌC VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY (21)
Ngày, tháng, năm | Nội dung, hình thức học tập, thực tập | Tình huống cháy giả định | Số người, phương tiện tham gia | Nhận xét, đánh giá kết quả |
|
|
|
|
|
……, ngày…. tháng … năm….
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN
………(22)………
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
……, ngày…. tháng … năm….
CHỈ HUY ĐƠN VỊ
XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
……..(23)………
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
NGƯỜI TRỰC TIẾP/ CHỦ TRÌ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
……….(24)……
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
3. Hướng dẫn mẫu phương án chữa cháy của cơ quan Công an:
Ghi chú: Phương án chữa cháy có thể co giãn số trang tùy theo yêu cầu thực tế; giữa các trang cần đóng dấu giáp lai và đóng dấu treo sơ đồ đính kèm.
(1) Ghi tên cơ quan chủ quản cấp trên của cơ quan xây dựng phương án chữa cháy.
(2) Ghi tên cơ quan xây dựng phương án chữa cháy.
(3) Cấp phê duyệt phương án chữa cháy, ghi:
+ “C07” đối với phương án chữa cháy do Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phê duyệt;
+ “UBT” đối với phương án chữa cháy do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
+ “UBT + C07” đối với phương án chữa cháy do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phê duyệt;
+ “CAT” đối với phương án chữa cháy do Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt;
+ “PC07” đối với phương án chữa cháy do Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh phê duyệt;
+ “UBH” đối với phương án chữa cháy do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
+ “CAH” do Trưởng Công an cấp huyện phê duyệt.
(4) Ghi tên của cơ sở/khu dân cư theo văn bản giao dịch hành chính.
(5) Vị trí cơ sở/khu dân cư: Ghi rõ các cơ sở, công trình, đường phố, sông, hồ tiếp giáp theo bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
(6) Giao thông bên trong và bên ngoài: Ghi rõ các tuyến đường và khoảng cách từ cơ quan Công an được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy đến cơ sở khu dân cư; các tuyến đường bên trong và bên ngoài cơ sở mà các phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động, tiếp cận được.
(7) Nguồn nước phục vụ chữa cháy: Thống kê các nguồn nước ở xung quanh cơ sở có thể phục vụ chữa cháy như: bể, hồ, ao, sông, ngòi, kênh, rạch, trụ, bến lấy nước, hố lấy nước…, ghi rõ khả năng lấy nước vào các mùa, thời điểm trong ngày; chỉ dẫn vị trí, khoảng cách tới các nguồn nước ở bên ngoài.
(8) Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc: Nêu khái quát đặc điểm kiến trúc, xây dựng của các hạng mục công trình (số tầng, bậc chịu lửa, diện tích mặt bằng, loại vật liệu của các cấu kiện xây dựng chủ yếu như tường, cột, trần, sàn, mái…); số người thường xuyên có mặt trong các hạng mục công trình; tính chất hoạt động, công năng sử dụng của các hạng mục công trình liên quan đến nguy hiểm cháy, nổ, độc; đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của các chất cháy chủ yếu (loại chất cháy, vị trí bố trí, sắp xếp, số lượng, khối lượng, vận tốc cháy, đặc điểm cháy, yếu tố độc hại khi cháy, khả năng cháy lan ra khu vực xung quanh); các loại nguồn nhiệt có khả năng phát sinh gây cháy (lửa trần, sự cố hệ thống điện, thiết bị điện, sự cố kỹ thuật…).
(9) Tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ: Nêu tình hình tổ chức, số lượng đội viên phòng cháy chữa cháy và số người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy. Số người thường trực trong và ngoài giờ làm việc.
(10) Phương tiện chữa cháy tại chỗ: Thống kê chủng loại, số lượng, vị trí bố trí phương tiện chữa cháy cơ giới, hệ thống chữa cháy vách tường, phương tiện cứu người… (chỉ thống kê những phương tiện, thiết bị, dụng cụ có khả năng sử dụng để chữa cháy).
(11) Giả định tình huống cháy phức tạp nhất: Giả định tình huống cháy có quy mô lớn, diễn biến phức tạp, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn nhất, cần phải huy động nhiều lực lượng và phương tiện mới có thể xử lý được, trong đó giả định cụ thể về thời điểm xảy ra cháy (có thể vào ban đêm hoặc ngoài giờ làm việc, việc phát hiện và báo cháy muộn); điểm xuất phát cháy, nguyên nhân xảy ra cháy và nguyên nhân dẫn đến cháy lớn; loại chất cháy chủ yếu, thời gian cháy tự do; quy mô, diện tích đám cháy tại thời điểm phát hiện cháy; dự kiến khả năng phát triển của đám cháy và những yếu tố ảnh hưởng tác động tới việc chữa cháy như nhiệt độ cao, nhiều khói, khí độc, sụp đổ công trình…; dự kiến vị trí và số lượng người bị nạn trong khu vực cháy.
(12) Chiến, kỹ thuật chữa cháy: Căn cứ vào quy mô, diện tích, loại hình, tính chất, đặc điểm của đám cháy, chất cháy chủ yếu, dạng phát triển của đám cháy (giả định) và khả năng huy động lực lượng phương tiện để đề ra chiến thuật, kỹ thuật, phương pháp, biện pháp chữa cháy phù hợp
(13) Tính toán lực lượng, phương tiện chữa cháy: Trên cơ sở áp dụng chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy đối với tình huống cháy giả định, tính toán số lượng lực lượng, phương tiện, chất chữa cháy cần thiết để chữa cháy (tổ chức trinh sát, cứu người, hướng dẫn thoát nạn; làm mát, phá dỡ ngăn chặn cháy lan; cấp nước chữa cháy, cứu tài sản…) và phục vụ chữa cháy (xe thang, xe cứu thương, xe chở nước, xe máy xúc, máy ủi, xe cẩu, xe nâng…). Trường hợp tính toán lực lượng, phương tiện cần thiết để chữa cháy vượt quá khả năng đáp ứng của đơn vị, địa phương mình thì phải tính đến việc huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy của các đơn vị, cơ quan, tổ chức trong và ngoài địa phương để đề nghị người có thẩm quyền huy động.
(14) Lực lượng, phương tiện dự kiến huy động: Căn cứ vào kết quả tính toán ở (13) để ghi vào bảng thống kê lực lượng, phương tiện dự kiến huy động (kể cả của các đơn vị trong và ngoài công an hoặc của địa phương khác chi viện chữa cháy).
(15) Nhiệm vụ của lực lượng tại chỗ: Ghi tóm tắt nhiệm vụ chữa cháy sẽ phân công cho người chỉ huy và lực lượng chữa cháy tại chỗ, trong đó phải phối hợp với lực lượng cơ sở nắm rõ thông tin về tình trạng nguồn điện tại khu vực cháy; loại, số lượng chất cháy trong đám cháy, nhất là đối với các loại hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ, độc hại; các khu vực có khả năng phát sinh nổ; khai thác sử dụng các nguồn nước chữa cháy tại chỗ và bảo đảm công tác hậu cần phục vụ chữa cháy trong trường hợp chữa cháy lâu dài; tổ chức bảo vệ hiện trường phục vụ công tác điều tra nguyên nhân vụ cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy.
(16) Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy: Nêu rõ nhiệm vụ, vai trò của chỉ huy chữa cháy trong việc tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin về vụ cháy, tổ chức điều động, huy động lực lượng, phương tiện đi chữa cháy. Trường hợp xác định đám cháy có quy mô lớn, diễn biến phức tạp, kéo dài, người chỉ huy chữa cháy phải kịp thời đề xuất thành lập ban chỉ đạo chữa cháy để huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài địa phương chi viện chữa cháy theo thẩm quyền; thành lập ban chỉ huy, ban tham mưu chữa cháy, xác định số lượng và nhiệm vụ cụ thể của thành viên thuộc các ban. Khi đến hiện trường phải tổ chức chỉ huy chữa cháy theo quy định (tổ chức trinh sát đám cháy, nắm tình hình người bị nạn, quy mô, diễn biến của đám cháy, khai thác sử dụng các nguồn nước chữa cháy; xác định khu vực chữa cháy và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị tham gia chữa cháy; đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp chiến, kỹ thuật chữa cháy, cứu người theo từng giai đoạn phù hợp với tình hình lực lượng, phương tiện chữa cháy hiện có; kịp thời thông tin phối hợp với các lực lượng tham gia khác bảo đảm trật tự, giao thông, y tế, cấp nước, thông tin liên lạc, chiếu sáng, hậu cần bảo đảm phục vụ chữa cháy). Trường hợp chữa cháy lâu dài phải có phương án thay quân, bổ sung nhiên liệu, chất chữa cháy, thực phẩm, đồng thời tổ chức động viên tinh thần chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ tham gia chữa cháy.
Bên cạnh việc tổ chức chữa cháy, chỉ huy chữa cháy phải chủ động tập hợp thông tin về vụ cháy phục vụ công tác báo cáo và truyền thông.
Khi đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn, chỉ huy chữa cháy phải tổ chức thu hồi lực lượng, phương tiện chữa cháy, tập hợp thông tin, thống kê phục vụ xây dựng báo cáo; phối hợp bảo vệ hiện trường, phục vụ công tác điều tra nguyên nhân vụ cháy.
(17) Nhiệm vụ của các lực lượng khác: Ghi rõ nhiệm vụ cơ bản sẽ phân công cho các lực lượng được huy động tham gia chữa cháy và thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy.
(18) Sơ đồ bố trí lực lượng phương tiện chữa cháy: Vẽ sơ đồ mặt bằng tổng thể cơ sở, trong đó thể hiện các công trình, đường giao thông, sông, hồ… giáp ranh; hướng gió chủ đạo; giao thông nguồn nước bên trong và chỉ dẫn nguồn nước bên ngoài cơ sở; vị trí phát sinh cháy; quy mô diện tích đám cháy; hướng phát triển của đám cháy; vị trí ban chỉ huy; hướng tấn công chính; bố trí lực lượng, phương tiện chữa cháy của các đơn vị tham gia… bằng các ký hiệu thống nhất theo quy định tại mẫu phương án này. Trường hợp tổ chức chữa cháy theo nhiều giai đoạn thì có thể trình bày bằng nhiều sơ đồ để thuận tiện khi khai thác sử dụng phục vụ công tác chỉ huy chữa cháy. Sơ đồ sử dụng khổ giấy A4 hoặc lớn hơn cho phù hợp.
(19) Phương án xử lý một số tình huống cháy đặc trưng: Đối với các cơ sở có các khu vực, hạng mục, công trình có tính chất hoạt động, công năng sử dụng tương tự nhau (như các lớp học, các bể chứa LPG, các phòng làm việc…) lựa chọn một khu vực, hạng mục, công trình đặc trưng làm tình huống giả định cháy để xây dựng phương án xử lý. Các tình huống sắp xếp theo thứ tự “Tình huống 1, 2, 3…”, nội dung từng tình huống được nêu tóm tắt tương tự như đối với tình huống cháy phức tạp nhất.
(20) Bổ sung, chỉnh lý phương án chữa cháy: Nếu nội dung bổ sung, chỉnh lý trong phương án có liên quan đến việc tổ chức chữa cháy của cơ sở.
(21) Theo dõi học và thực tập phương án chữa cháy: Sau mỗi lần tổ chức học tập, thực tập phương án chữa cháy phải ghi lại thông tin cơ bản về lần học tập, thực tập phương án đó.
(22) Quyền hạn, chức vụ của người phê duyệt phương án chữa cháy. Đối với phương án có huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan, tổ chức, quân đội của địa phương và lực lượng Công an của Công an cấp tỉnh các địa phương lân cận tham gia xử lý sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trực tiếp vào mục “Phê duyệt phương án”, Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sẽ có văn bản phê duyệt phương án riêng.
(23) Quyền hạn, chức vụ của người chỉ huy đơn vị tổ chức xây dựng và trình duyệt phương án chữa cháy (Đội, Phòng, Công an cấp huyện, Công an cấp tỉnh).
(24) Quyền hạn, chức vụ của người trực tiếp xây dựng phương án chữa cháy hoặc chủ trì xây dựng phương án chữa cháy;
(25) Số phương án chữa cháy do cơ quan Công an ghi theo số hồ sơ phê duyệt phương án chữa cháy (theo quy định của Bộ Công an về công tác hồ sơ, thống kê nghiệp vụ cảnh sát).
Cơ sở pháp lý: Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.