Phụ lục hợp đồng thuê đất là một phần của hợp đồng thuê đất. Vậy mẫu phụ lục hợp đồng thuê đất được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu phụ lục hợp đồng thuê đất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
PHỤ LỤC GIA HẠN HỢP ĐỒNG THUÊ ĐẤT
Số:……
– Căn cứ theo Hợp đồng thuê đất số:… đã ký ngày … tháng … năm …… (sau đây gọi tắt là “Hợp đồng”);
– Căn cứ thỏa thuận của hai bên.
Phụ lục hợp đồng này được lập và ký ngày …tháng…năm…..giữa:
Bên Cho thuê (sau đây được gọi là “Bên A”):
Họ và tên:….
Ngày, tháng, năm sinh:…
CMND/CCCD:…..Cấp ngày:….Nơi cấp:….
Hộ khẩu thường trú:…
Nơi ở hiện tại:….
Số điện thoại liên hệ:…
Bên Thuê (sau đây được gọi là “Bên B”):
Họ và tên:….
Ngày, tháng, năm sinh:….
CMND/CCCD:….Cấp ngày:….Nơi cấp:…
Hộ khẩu thường trú:
Nơi ở hiện tại:
Số điện thoại liên hệ:….
Bên A và Bên B (sau đây gọi riêng là “Bên” và gọi chung là “Các Bên”) đồng ý ký kết Phụ lục gia hạn Hợp đồng thuê đất (“Phụ Lục Hợp Đồng”) với những điều khoản như sau:
Điều 1. Nội dung
1.1. Hai bên đồng ý gia hạn thời hạn thuê đất từ ngày …đến hết ngày …Sau thời hạn gia hạn này, nếu Bên B tiếp tục thuê thì phải thông báo cho Bên A chậm nhất là 30 ngày trước khi chấm dứt thời hạn thuê. Nếu Bên A đồng ý thì các bên sẽ thỏa thuận tiếp tục gia hạn bằng phụ lục hợp đồng khác hoặc ký lại bằng một hợp đồng mới theo thỏa thuận được hai bên thống nhất.
1.2. Giá cho thuê theo phụ lục hợp đồng này từ ngày … đến … là …….. đồng/tháng.
Bằng chữ:………đồng trên một tháng.
1.3. Tiền thuê này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và tất cả các loại thuế có liên quan có thể phát sinh từ hợp đồng này nhưng không bao gồm tiền điện, nước, chi phí dịch vụ vệ sinh và những chi phí khác do Bên B sử dụng. Các chi phí này Bên B thanh toán trực tiếp cho các bên cung cấp theo tất cả các hóa đơn hàng tháng phát sinh từ việc sử dụng dịch vụ của Bên B.
Điều 2. Điều khoản chung
2.1. Phụ lục Hợp đồng này có hiệu lực kể ngày ký và là một bộ phận không tách rời của Hợp đồng.
2.2. Tất cả các điều khoản khác của Hợp đồng và các Phụ lục đính kèm Hợp đồng không được đề cập đến trong Phụ lục Hợp đồng này sẽ vẫn giữ nguyên hiệu lực.
2.3. Phụ lục Hợp đồng này được lập thành ….. bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi Bên giữ ….. bản để thực hiện.
BÊN A (Ký và ghi rõ họ tên) | BÊN B (Ký và ghi rõ họ tên) |
2. Hướng dẫn soạn thảo phụ lục hợp đồng thuê đất:
Khi soạn thảo phụ lục hợp đồng thuê đất, người soạn thảo cần phải soạn những nội dung sau trong phụ lục hợp đồng thuê đất:
– Trong phụ lục hợp đồng thuê đất phải có Quốc hiệu – tiêu ngữ;
– Tên của phụ lục hợp đồng thuê đất, phần này phải căn cứ vào mục đích của hai bên khi ký phụ lục hợp đồng thuê đất. Ví dụ, hợp đồng thuê đất hai bên đã ký kết sắp hết hạn, hai bên đã thống nhất với nhau về vấn đề gia hạn tiếp thời gian thuê nhưng không lập hợp đồng mới mà muốn ký với nhau bản phụ lục hợp đồng, khi đó tên của bản phụ lục hợp đồng đó chính là “phụ lục gia hạn hợp đồng thuê đất”;
– Số văn bản: Trong phụ lục hợp đồng thuê đất phải ghi rõ số văn bản, nhằm mục đích để biết được hai bên đã ký với nhau bao nhiêu bản phụ lục hợp đồng thuê đất. Số phụ lục hợp đồng phải là số thứ tự liền kề tăng dần so với sô phụ lục hợp đồng trước đó. Ví dụ, trước đó hai bên đã ký kết với nhau hai bản phụ lục hợp đồng, tiếp đây hai bên sẽ ký kết tiếp với nhau bản phụ lục hợp đồng thứ ba thì số phụ lục hợp đồng thứ ba chính là “Số: 03/PLHĐ-2023”;
– Nêu rõ căn cứ để ký phụ lục hợp đồng thuê đất, ví dụ:
+ Căn cứ vào hợp đồng thuê đất số…..hai bên đã ký kết với nhau;
+ Căn cứ vào thỏa thuận của hai bên.
– Nêu rõ địa điểm ký kết phụ lục hợp đồng thuê đất; ngày, tháng, năm ký phụ lục hợp đồng thuê đất;
– Các thông tin của bên thuê và bên cho thuê (bao gồm có họ tên, địa chỉ, số căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu, số điện thoại liên hệ,…);
– Các điều khoản hai bên đã thỏa thuận và thống nhất với nhau. Ví dụ, nếu hai bên ký phụ lục hợp đồng thuê đất nhằm mục đích để gia hạn tiếp thời hạn thuê thì có thể có các nội dung sau:
+ Thời hạn thuế tiếp theo (ghi rõ từ ngày nào đến ngày nào);
+ Tiền thuê đất (nếu có thay đổi so với hợp đồng thuê đất);
+ Phương thức thanh toán (nếu có thay đổi so với hợp đồng thuê đất),…
Lưu ý rằng, nếu như có bất kỳ một vấn đề, điều khoản nào bị thay đổi so với trong hợp đồng chính thì phụ lục hợp đồng thuê đất phải nêu rõ điều khoản sửa đổi bổ sung cụ thể. Ví dụ, hai bên thay đổi về giá thuê đất thì phải ghi rõ sửa đổi khoản…. Điều…. của Hợp đồng thuê đất số…. như sau: Từ: “Giá thuê đất hàng tháng là 150.000.000VNĐ/tháng thành: “Giá thuê đất hàng tháng là: 160.000.000VNĐ/tháng
– Hiệu lực của phụ lục hợp đồng thuê đất (thông thường sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm ký);
– Số bản phụ lục được lập;
– Hai bên ký và ghi rõ họ tên.
3. Quy định về phụ lục hợp đồng thuê đất:
Tại Điều 403 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về phụ lục hợp đồng, theo quy định này thì:
– Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng;
– Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng;
– Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng;
– Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì các điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
– Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như các điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Qua quy định trên ta có thể hiểu phụ lục hợp đồng thuê đất là một phần của hợp đồng thuê đất mà hai bên đã ký kết với nhau nên có hiệu lực như hợp đồng thuê đất. Nội dung của phụ lục hợp đồng thuê đất phải phù hợp với nội dung của hợp đồng thuê đất và không được trái với nội dung của hợp đồng thuê đất, không được tách khỏi hợp đồng chính (hợp đồng thuê đất) và có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. Phụ lục hợp đồng thuê đất được xây dựng và xác lập kèm theo hợp đồng thuê đất nên nội dung của phụ lục cũng là nội dung của hợp đồng thuê đất, bị rằng buộc và được thực hiện như những nội dung khác của hợp đồng thuê đất không thể tách rời. Tuy nhiên, phụ lục hợp đồng thuê đất không phải là hợp đồng phụ. Trong phụ lục hợp đồng thuê đất phải nêu rõ điều khoản sửa đổi bổ sung cụ thể, có ký kết rõ ràng của các bên, tuy không phải là hợp đồng phụ nhưng phụ lục có hiệu lực như hợp đồng.
4. Phụ lục hợp đồng thuê đất có phải công chứng không?
Điều 500 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng quyền sử dụng đất, theo quy định này thì hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên với nhau, theo đó người sử dụng đất thực hiện chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc người sử dụng đất thực hiện quyền khác theo quy định của
Phụ lục hợp đồng thuê đất là một phần không tách rời hợp đồng thuê đất, có giá trị pháp lý như hợp đồng, hơn nữa Điều 421 của Bộ Luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu. Như vậy, phụ lục hợp đồng thuê đất không bắt buộc phải công chứng. Nếu như hợp đồng thuê đất có công chứng, hai bên ký phụ lục hợp đồng thuê đất nhằm để sửa đổi một số điều khoản trong hợp đồng thuê đất thì phụ lục hợp đồng thuê đất đó bắt buộc phải công chứng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai 2013;
– Bộ Luật Dân sự 2015.