Việc lập phụ lục hợp đồng là điều rất cơ bản trong thực tế đối với mọi người doanh nghiệp phải nắm được. Dưới đây là các mẫu phụ lục hợp đồng thay đổi người đại diện doanh nghiệp mọi người có thể tham khảo:
Mục lục bài viết
1. Mẫu phụ lục hợp đồng thay đổi người đại diện doanh nghiệp:
Mẫu số 01:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG
Số………
Giữa
CÔNG TY TNHH ABC
Và
CÔNG TY TNHH ZYF
– Căn cứ Hợp đồng số……..
– Căn cứ nhu cầu và thỏa thuận của các bên.
BÊN A: CÔNG TY TNHH ABC
Mã số doanh nghiệp/mã số thuế:…………
Địa chỉ: ……….
Đại diện bởi:………. Chức vụ: …….
Tài khoản số :
Ngân hàng:
VÀ/
BÊN B: CÔNG TY TNHH XYZ
Mã số doanh nghiệp/mã số thuế: ……….
Địa chỉ: ……….
Điện thoại:…….
Tài khoản số: ………..
Đại diện bởi: Bà……….. Chức vụ: ………..
Sau khi thảo luận, hai bên thống nhất và quyết định ký kết Phụ lục Hợp đồng dịch vụ tư vấn quản lý số ………..(gọi tắt là “Phụ lục”) về việc thay đổi thông tin Người đại diện theo pháp luật của Bên A theo Hợp đồng số……(gọi tắt là “Hợp đồng”), cụ thể như sau:
Điều 1: Thay đổi thông tin Người đại diện theo pháp luật của Bên A tại Hợp đồng như sau:
– Thông tin Người đại diện theo pháp luật của Bên A tại Hợp đồng:………..
– Thông tin Người đại diện theo pháp luật của Bên A sau khi điều chỉnh tại Phụ lục này:……
Điều 2: Điều khoản thi hành
– Phụ lục này có hiệu lực kể từ ngày ký và là một phần không thể tách rời của Hợp đồng.
– Các nội dung khác của Hợp đồng không bị điều chỉnh bởi phụ lục Hợp đồng này và các phụ lục Hợp đồng khác (nếu có) vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa nội dung Hợp đồng, các Phụ lục Hợp đồng ký kết trước và Phụ lục này thì nội dung của Phụ lục Hợp đồng được ký kết sau có giá trị ưu tiên áp dụng.
ĐẠI DIỆN BÊN A
| ĐẠI DIỆN BÊN B |
Mẫu số 02:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG
Hôm nay, ngày … tháng …. năm ……., tại …… Chúng tôi gồm:
BÊN (2): (Sau đây gọi tắt là Bên A)
Ông: ………. Sinh năm: ………….
CMND/CCCD số: …………. do …………. cấp ngày ………..
Hộ khẩu thường trú tại: ………..
Bà: ………… Sinh năm: ………..
CMND/CCCD số: ………… do ……….. cấp ngày …………..
Hộ khẩu thường trú tại: ………
BÊN (2): (Sau đây gọi tắt là Bên B) CÔNG TY ……
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ……, do Sở Kế hoạch và Đầu tư ………cấp, đăng ký lần đầu ngày …………. đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày………
Địa chỉ trụ sở chính: ………
Đại diện bởi ông/bà: ……… Chức vụ: ……
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ………. do ………. cấp ngày ………..
Hai bên cùng thống nhất lập Phụ lục hợp đồng này sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Hợp đồng ……………. ký ngày …./…../….. (Sau đây gọi là Hợp đồng ……) như sau:
Điều 1: Sửa đổi vào Khoản … Điều ….. của Hợp đồng …… như sau:
Từ: “………”
Thành: “……”
Điều 2: Các nội dung khác của Hợp đồng ………. ngày …/…/…… giữ nguyên, không thay đổi như Hợp đồng ………..
Điều 3: Phụ lục Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày hai bên ký kết và là một phần không thể tách rời của Hợp đồng ………. mà hai bên đã ký kết ngày…./…./…..
Hai bên đã đọc lại Phụ lục Hợp đồng này, đều thống nhất và ký/đóng dấu vào Phụ lục này để làm bằng chứng.
Phụ lục Hợp đồng được lập thành ……(……) bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ …. bản làm bằng chứng.
BÊN A BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu)
2. Những lưu ý khi lập phụ lục Hợp đồng:
Căn cứ Điều 403 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định hợp đồng có thể có kèm theo phụ lục Hợp đồng chi tiết hoặc sửa đổi một số điều khoản của Hợp đồng. Phụ lục hợp đồng sẽ có có hiệu lực như hợp đồng.
Chính vì vậy, phụ lục hợp đồng không được quy định trái với nội dung của Hợp đồng ban đầu.
Khi lập phụ lục Hợp đồng thay đổi Người đại diện theo pháp luật thì cần lưu ý những vấn đề sau:
(1) Về hình thức:
– Phụ lục Hợp đồng là một bộ phận không thể tách rời của Hợp đồng. Nếu như Hợp đồng gốc ban đầu được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực,… thì Phụ lục Hợp đồng cũng phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực,…
(2) Về nội dung:
– Đầu tiên là Quốc hiệu, tiêu ngữ đáp ứng thể thức của một văn bản hoàn chỉnh.
– Thông tin ngày, tháng, năm lập phụ lục hợp đồng và địa điểm các bên ký kết phụ lục hợp đồng.
– Tiêu đề: Phụ lục Hợp đồng. Trên thực tế có rất nhiều loại hợp đồng như hợp đồng mua bán; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng gia công,… Do đó khi lập phụ lục hợp đồng nên đánh số theo Hợp đồng gốc để dễ nhận biết.
Ví dụ: Phụ lục hợp đồng số 01-0801/2024/HDDV/ABC-ZYF. Trong đó: “01” là số phụ lục hợp đồng số 01; “0801/2024/HDDV/ABC-ZYF” là số Hợp đồng gốc.
– Căn cứ lập Phụ lục hợp đồng:
+ Phải căn cứ vào Hợp đồng gốc các bên đã ký kết bởi Phụ lục hợp đồng là một phần không thể tách rời của Hợp đồng.
+ Tiếp theo căn cứ vào tình hình thực tế và thỏa thuận của các bên.
– Thông tin của các bên trong Phụ lục hợp đồng (chú ý dựa theo thông tin của Hợp đồng để liệt kê tương ứng và chính xác).
+ Chủ thể là cá nhân: gồm họ và tên; ngày tháng năm sinh; số Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân; địa chỉ thường trú;…
+ Chủ thể là tổ chức, pháp nhân: gồm tên tổ chức, mã số kinh doanh, cơ quan cấp, ngày cấp đăng ký lần đầu, ngày thay đổi nội dung đăng ký, địa chỉ trụ sở, người đại diện theo pháp luật.
– Lời dẫn: ghi rõ nội dung chính của phụ lục hợp đồng là sửa đổi nội dung gì hay hủy bỏ nội dung nào,…
Ví dụ: Sau khi thảo luận, hai bên thống nhất và quyết định ký kết Phụ lục Hợp đồng dịch vụ tư vấn quản lý số ………..(gọi tắt là “Phụ lục”) về việc thay đổi thông tin Người đại diện theo pháp luật của Bên A theo Hợp đồng số……(gọi tắt là “Hợp đồng”), cụ thể như sau:
– Trình bày nội dung điều khoản sửa đổi về người đại diện theo pháp luật của một trong hai bên.
– Cuối cùng là các bên ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu là tổ chức.
(3) Các bên tham gia ký kết phụ lục hợp đồng phải trên tinh thần tự nguyện.
3. Thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty thì có bắt buộc ký hợp đồng mới thay thế?
Thực tế, người đại diện theo pháp luật có vai trò là đại diện cho doanh nghiệp ký kết hợp đồng chứ không phải là nhân danh chính cá nhân đó ký kết hợp đồng. Do vậy, khi doanh nghiệp có thay đổi người đại diện theo pháp luật thì hợp đồng không bị chấm dứt hay không có hiệu lực.
Đồng thời, căn cứ Điều 422 Bộ luật dân sự 2015 quy định hợp đồng sẽ chấm dứt trong một số trường hợp sau:
– Hợp đồng đã được hoàn thành.
– Dựa trên thỏa thuận của các bên.
– Cá nhân giao kết hợp đồng chết hoặc pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện.
– Đối tượng của hợp đồng không còn dẫn đến không thể thực hiện được hợp đồng.
– Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện.
– Các trường hợp khác.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp là một trong các chủ thể giao kết hợp đồng có thay đổi người đại diện theo pháp luật thì sẽ không làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng đã ký kết trước đó. Nói cách khác, các bên sẽ không phải ký lại một hợp đồng mới khi có sự thay đổi người đại diện theo pháp luật của một trong hai bên. Các bên chỉ cần ký phụ lục hợp đồng điều chỉnh thông tin để ghi nhận thông tin người đại diện theo pháp luật mới để phù hợp với thực tế cũng như đồng nhất với các thông tin sau này.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật dân sự năm 2015.