Khi ký giao kết hợp đồng lao động các bên cần nghiêm túc thực hiện theo, nếu có bất kỳ sự thay đổi, bổ sung nội dung nào về lương cần có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí .Vậy, Mẫu phụ lục hợp đồng tăng lương, điều chỉnh mức lương mới như thế nào? Khi ký phụ lục hợp đồng lao động cần lưu ý điều gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu phụ lục hợp đồng tăng lương, điều chỉnh mức lương mới:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
..…, ngày…..tháng ….. năm …..
PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Số: ……/PLHĐLĐ
Hôm nay, tại…..
Chúng tôi gồm có:…..
BÊN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (BÊN A):
Công ty:…..
Địa chỉ:…..
Điện thoại:….. Fax:…..
Mã số thuế:…..
Số tài khoản: …..
Đại diện bởi Ông (bà): ….. Chức vụ: …..
Quốc tịch: …..
Ngày sinh: …..
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: …..
Cấp ngày: …..Nơi cấp: …..
BÊN NGƯỜI LAO ĐỘNG (BÊN B):
Ông (bà): …..Quốc tịch: …..
Ngày sinh: …..Giới tính: …..
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: …..
Cấp ngày: ….. Nơi cấp: …..
Địa chỉ thường trú: …..
Số sổ lao động (nếu có): …..Tại: …..
Căn cứ Hợp đồng lao động số….. ngày…….tháng……năm….và nhu cầu sử dụng lao động, hai bên cùng nhau thỏa thuận thay đổi một số nội dung của hợp đồng mà hai bên đã ký kết như sau:
1. Nội dung thay đổi:
+ Tăng lương (do thay đổi mức lương cơ sở/lương tối thiểu vùng);
+ Bổ sung phụ cấp, trợ cấp;
…
2. Thời gian thực hiện: …..
Phụ lục này là bộ phận không tách rời của Hợp đồng lao động số…..ngày….. tháng…… năm….., được làm thành ….. bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ …… bản và là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp lao động./.
ĐẠI DIỆN BÊN A (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) | ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký, ghi rõ họ tên) |
Hướng dẫn viết
1. Phụ lục hợp đồng lao động này phát sinh khi có sự thay đổi về nội dung điều khoản của hợp đồng lao động chính thức. Chính vì vậy, phải ghi chính xác số hợp đồng và thời gian ký kết hợp đồng trước đó.
2. Nội dung thay đổi:
– Ghi rõ thay đổi điều khoản nào của hợp đồng, nội dung thay đổi, thay đổi như thế nào?
– Ví dụ:
+ Thay đổi công việc (chuyển từ nhân viên tạp vụ sang nhân viên hành chính, từ thủ quỹ sang kế toán,…)
+ Tăng lương (do thay đổi mức lương cơ sở/lương tối thiểu vùng);
+ Bổ sung phụ cấp, trợ cấp;
3. Thời gian thực hiện:
Ghi rõ nội dung thay đổi nêu trên sẽ có hiệu lực từ thời điểm nào? Trong bao lâu? (nếu có)
2. Quy định chung về ký phụ lục hợp đồng lao động:
2.1. Phụ lục hợp đồng lao động là gì?
Phụ lục hợp đồng là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. Quy định về phụ lục hợp đồng được ghi nhận tại Điều 22 Bộ luật lao động 2019 ghi nhận: Về tính pháp lý của phụ lục hợp đồng thì có hiệu lực đúng như hợp đồng lao động đã được ký kết giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Việc lập nên phụ lục là hợp đồng lao động nhằm mục đích quy định chi tiết hoặc sửa đổi bổ sung một số điều khoản của hợp đồng lao động giữa các bên. Tuy nhiên phụ lục này không được phép sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động. Trên thực tế trường hợp phụ lục hợp đồng lao động được ghi nhận quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng lao động ngày mà dẫn đến cách hiểu khác so với thỏa thuận trong hợp đồng thì khi xảy ra tranh chấp các bên sẽ thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động ban đầu, vậy trong trường hợp này phụ lục hợp đồng lao động sẽ không có hiệu lực và không được áp dụng khi xảy ra tranh chấp.
Về mặt hình thức khi thực hiện ghi nhận phụ lục hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực của nội dung này.
2.2. Quy định về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động:
Nhà nước ghi nhận người sử dụng lao động hoặc người lao động có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động theo Điều 33 Bộ luật lao động 2019 như sau:
– Trong quá trình thực hiện ký kết thỏa thuận lao động với nhau một trong hai bên có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng thì phải báo cho bên kia trước ít nhất 3 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi bổ sung.
– Sau khi thông báo trước đúng số ngày đã được quy định, các bên thỏa thuận được với nhau về nội dung sửa đổi, bổ sung thì tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động. Các bên có thể lựa chọn việc giao kết một
– Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung thì các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã được ký kết từ trước. Như vậy, với quy định trên các cá nhân, tổ chức có thể hiểu hợp đồng không bắt buộc phải có phụ lục mà chỉ có hai trường hợp hợp đồng cần phải có phụ lục như sau:
+ Theo yêu cầu của một trong hai bên cần có thêm một nội dung quy định chi tiết về điều, khoản và không trái với nội dung ban đầu của hợp đồng này thì được ký phụ lục;
+ Việc ký kết phụ lục hợp đồng phải có sự thống nhất và đồng thuận giữa hai bên, mục đích của việc lập phụ lục đó là nhằm bổ sung, sửa đổi các nội dung ban đầu của hợp đồng ,dung hòa được quyền và lợi ích của các bên khi tham gia ký kết. Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2022 Nghị định 38/2022/NĐ-CP tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động thì doanh nghiệp có thể lập phụ lục hợp đồng để sửa đổi bổ sung mức lương cho người lao động được điều chỉnh lương.
3. Tính pháp lý của quyết định tăng lương so với việc ký phụ lục hợp đồng lao động:
Một sự việc diễn ra phổ biến trong môi trường làm việc của Công ty, doanh nghiệp hiện nay là người sử dụng lao động căn cứ vào năng suất làm việc, thái độ, trình độ của người lao động sẽ đưa ra quyết định tăng lương thay vì ký phụ lục hợp đồng hay hợp đồng lao động mới với người lao động. Mục đích để làm đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công ty. Tuy nhiên, về bản chất việc quyết định tăng lương hay việc ký phụ lục hợp lao động là hoàn toàn khác biệt nhau.
Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động hiện hành khi tiến hành tăng lương cho nhân viên doanh nghiệp vẫn phải tiến hành ký phụ lục hợp đồng hay hợp đồng lao động mới mà không thể thay thế bằng quyết định tăng lương. Mặc dù về mục đích của những văn bản này đều mong muốn điều chỉnh cao hơn mức lương đã thỏa thuận trước đây cho người lao động.
Để phân biệt rõ được việc ký hợp đồng lao động và quyết định tăng lương có những điểm khác nhau như thế nào. Bạn đọc có thể theo dõi và tham khảo một số nội dung so sánh dưới đây:
– Thứ nhất: Về quyết định tăng lương
Ban hành quyết định tăng lương cho người lao động được hiểu là hành vi đơn phương của người sử dụng lao động trong việc tự quyết định mức lương trả cho người lao động. Vì vậy, quyết định này thực hiện với một mình chữ ký của người sử dụng lao động mà không có sự thống nhất thỏa thuận giữa các bên.
Xét khía cạnh thực tế, quyết định này mang tính chất đơn phương nhưng cũng đem lại lợi ích cho người lao động. Tuy nhiên chỉ công nhận quyết định này đem lại nhiều rủi ro bởi người sử dụng lao động cũng có thể đơn phương chấm dứt quyết định tăng lương mà mình đã ban hành.
– Thứ hai: phụ lục hợp đồng hoặc hợp đồng lao động mới được hiểu là việc ghi nhận các nội dung trong phụ lục hợp đồng hoặc hợp đồng lao động mới sẽ có giá trị pháp lý thể hiện sự thống nhất giữa hai bên người lao động và người sử dụng lao động. Thực hiện ký kết hợp đồng này sẽ có giá trị pháp lý ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Khi các bên xảy ra những tranh chấp hoặc có vi phạm thì đây chính là cơ sở để đưa ra giải quyết về vấn đề tiền lương.
Như vậy, so sánh giữa hai văn bản là phụ lục hợp đồng lao động và quyết định tăng lương thì việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động có giá trị pháp lý cao hơn, bảo vệ được quyền và lợi ích của người lao động. Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều các công ty doanh nghiệp chỉ ban hành quyết định tăng lương để đơn giản hóa giấy tờ thủ tục hành chính. Việc làm này gây nên rất nhiều những rủi ro những tranh chấp không đáng có. Vậy để đảm bảo quyền lợi và hạn chế những rủi ro sau này người sử dụng lao động vẫn nên thực hiện ký phụ lục hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
4. Lưu ý khi ký phụ lục hợp đồng lao động:
– Theo quy định của Bộ luật lao động 2019, phụ lục hợp đồng lao động làm một bộ phận của hợp đồng lao động và được công nhận có hiệu lực như hợp đồng lao động. Việc ký phụ lục hợp đồng lao động nhằm mục đích để sửa đổi, bổ sung và được dùng để quy định chi tiết một số nội dung chưa được ghi nhận rõ trong hợp đồng chính. Để tiến hành ký phụ lục hợp đồng một cách chặt chẽ và rõ ràng các bên cần lưu ý một số nội:
– Liên quan đến nội dung ghi nhận trong phụ lục hợp đồng lao động
+ Người sử dụng lao động không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động nếu chưa có sự thống nhất ý chí của bên lao người lao động;
+ Về mục đích ban đầu khi ký phụ lục là để chi tiết hóa một số điều khoản của hợp đồng lao động dẫn đến cách hiểu sai hoặc cách hiểu khác của nội dung. Vì vậy việc ký kết thêm phụ lục phải đảm bảo không dẫn đến những cách hiểu khác làm cho nội dung hợp đồng có sự thống nhất hơn;
+ Có thêm một điểm lưu ý trong các điều khoản được bổ sung trong hợp đồng lao động thì những nội dung này phải được ghi rõ ràng và thời điểm có hiệu lực để hai bên có thể áp dụng.
– Thứ hai: những lưu ý về thời gian báo trước khi ký phụ lục
+ Với việc ký kết phụ lục quy định chi tiết thêm một số điều khoản của hợp đồng lao động thì không quy định thời gian phải báo trước;
+ Với phụ lục sửa đổi bổ sung một số nội dung của hợp đồng lao động: Trách nhiệm của bên yêu cầu sửa đổi phải thực hiện báo trước 3 ngày về các nội dung cần sửa đổi bổ sung cho bên còn. Đương nhiên việc thông báo này đảm bảo sự thống nhất thỏa thuận giữa các bên được quy định trong Điều 33 Bộ luật lao động 2019.
– Thứ ba: về số lượng phụ lục hợp đồng lao động
Việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động phải thông qua sự thỏa thuận thống nhất giữa các bên vì pháp luật lao động không giới hạn số lượng phụ lục hợp đồng lao động được ký kết. Miễn là các bên có sự thống nhất ý chí với nhau và thỏa thuận được quyền và lợi ích.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Lao động 2019;
– Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.