Hợp đồng mua bán hàng hóa là giấy tờ pháp lý để quy định những điều khoản mà các bên cần thực hiện khi tiến hành hoạt đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên nếu như trong hợp đồng có những điều khoản chưa rõ ràng, hay cần sửa đổi thì các bên có thể tiến hành lập phụ lục hợp đồng.
Mục lục bài viết
1. Phụ lục hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
Theo quy định của pháp luật dân sự ta có hiểu phụ lục hợp đồng là phần tài liệu kèm theo hợp đồng dân sự để quy định chi tiết hoặc bổ sung, sửa đổi điều khoản cho hợp đồng. Vì vậy, nội dung của phụ lục phải phù hợp với nội dung các bên thỏa thuận được ghi nhận trong hợp động đã ký trước đó.
Như vậy phụ lục
Theo Điều 385,
Như vậy ta có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thảo thuận giữa các bên làm phát sinh quyền và nghĩ vụ của các bên, bên bán co nghĩa vụ chuyển giáo quyền sở hữu cho bên mua, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán. Nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa tùy theo sự thảo thuận của các bên tuy nhiên thỏa thuận này không được trái với quy định của pháp luật.
Tại Khoản 8, Điều 3,
Dựa vào phạm vi lãnh thổ hoạt động mua bán hàng hóa được thực hiện, hoạt động mua bán hàng hóa được phân thành hai loại là mua bán hàng hóa quốc tế và mua bán hàng hóa trong nước.
Dựa vào phương thức thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa thì mua bán hàng hóa được phân thành hai loại là mua bán hàng hóa trực tiếp và mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch.
Có thể thấy, hoạt động mua bán hàng hóa là một trong số các hành vi thương mai, mang bản chất thương mại rõ rệt nhất và hoạt động mua bán hàng hóa rất đa dạng.
Phụ lục hợp đồng hàng hóa là văn bản được lập ra khi các bên muốn sửa đối, bổ sung những điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Đồng thời, phụ lục hợp đồng hàng hóa còn là văn bản chứa đựng những thông tin về các bên tham gia ký kết hợp đồng, nội dung sửa đổi, bổ sung quy định chi tiết điều khoản của hợp đồng, những cam kết,… Hơn thế nữa phụ lục hợp đồng mua bán hàng hóa còn là giấy tờ pháp lý có hiệu lực như hợp đồng để ràng buộc quyền lợi, nghĩa vụ của các bên khi tiến hành thực hiện hợp đồng.
2. Mẫu phụ lục hợp đồng mua bán hàng hóa:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————-
PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG MUA BÁN…./../HĐ…/….
(V/v: …..)
– Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành
– Căn cứ vào nhu cầu của các bên
Hôm nay, ngày tháng năm 20…, tại địa chỉ ……., chúng tôi gồm:
BÊN A: CÔNG TY
Địa chỉ:
Đại diện:
Chức danh:
BÊN B: CÔNG TY
Địa chỉ:
Đại diện:
Chức danh:
Hai bên đồng ý ký kết phụ lục hợp đồng dịch vụ số ………./HĐ…/…/…. để ghi nhận phần nội dung bổ sung cho các điều khoản của hợp đồng chính.
1. Nội dung bổ sung:
2. Lý do bổ sung:
3. Cam kết của các bên:
– Thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận.
– Tạo các điều kiện theo quy định của pháp luật để bên còn lại thực hiện hợp đồng.
4. Thời điểm phát sinh hiệu lực:
5. Các nội dung khác
Phụ lục hợp đồng này là một bộ phận không tách rời của Hợp đồng mua bán hàng hóa số …/HĐMB.
Các điều khoản khác trong Hợp đồng mua bán hàng hóa số …/HĐMB và các phụ lục số … (nếu có) không thay đổi và vẫn có giá trị áp dụng đối với các bên.
Phụ lục hợp đồng là một phần không tách rời của hợp đồng chính và được lập thành 02 bản bằng tiếng Việt, mỗi bên giữ 01 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A
(ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN BÊN B
(ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết phụ lục hợp đồng mua bán hàng hóa:
Phụ lục hợp đồng mua bán hành hóa phải điền cụ thể thời gian, địa điểm lập phụ lục.
Phần nội dung của phụ lục hợp đồng mua bán hàng hóa phải cung cấp đầy đủ, chính xác và chi tiết nhất những thông tin về các bên tham gia ký kết hợp đồng mua bán trước đó ( tên, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản); nội dung quy định chi tiết, bổ sung; lý do lập phụ lục , những cam kết của các bên; thời điểm phát sinh hiệu lực phụ lục, những điều khoản khác. Các bên tham gia lập phụ lục hợp đồng mua bán hàng hóa phải cam kết những thông tin mà mình cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật cũng như những điều khoản thay đổi trong phụ lục hợp đồng không được trái với hợp đồng mua bán hàng hóa đã ký trước đó.
Cuối phụ lục hợp đồng mua bán hàng hóa thì các bên tiến hành ký kết để làm bằng chứng.
4. Một số quy định về phụ lục hợp đồng:
4.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa:
Chủ thể có hợp đồng mua bán hàng hóa là cá nhân, pháp nhân tham gia vào quá trình đàm phán, thỏa thuận giao kết hợp đồng và thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa.
Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa. Theo như quy định tại
”a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b) Những vật gắn liền với đất đai.”
Các bên không được tiến hành mua bán những hàng hóa mà pháp luật cấm kinh doanh. Những hợp đồng mua bán hàng hóa cấm kinh doanh hoặc mua bán những hàng hóa hạn chế kinh doanh mà không đủ điều kiện được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật thì đều bị vô hiệu và bên vi phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình theo quy định của pháp luật.
Mục đích thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa: Các chủ thể thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa chủ yếu là thương nhân nên mục đích chủ yếu khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa là để kinh doanh thu lợi nhuận. Trường hợp một bên chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa không nhằm mục đích sinh lợi thì họ thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nhằm mục đích tiêu dùng hoặc các mục đích khác tùy theo nhu cầu của họ.
4.2. Phụ lục hợp đồng:
Theo Điều 403,
“1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.”
Qua điều luật trên ta có thể thấy:
– Hình thức của phụ lục hợp đồng phù hợp với hình thức của hợp đồng chính bao gồm:
+ Hợp đồng chính được lập thành văn bản thì phụ lục hợp đồng cũng phải được lập thành văn bản.
+ Hợp đồng chính được công chứng thì phụ lục hợp đồng cũng phải công chứng
+ Phụ lục của hợp đồng kèm theo với hợp đồng, có hiệu lực như hợp đồng, nên nó không thể áp dụng riêng rẽ mà luôn phụ thuộc và thực hiện kèm theo khi thực hiện hợp đồng.
+ Nếu phụ lục với nội dung hợp đồng có sự khác nhau thì sẽ áp dụng theo hợp đồng; các điều khoản phụ lục bị trái sẽ không có hiệu lực. Tuy nhiên, nếu các bên thỏa thuận áp dụng theo phụ lục thì điều khoản trong hợp đồng bị coi là đã được sửa đổi.
+ Khi lập phụ lục hợp đồng thi lập cùng khi soạn thảo hợp đồng. Khi các bên tham gia ký kết hợp đồng sẽ đồng thời ký phụ lục hợp đồng. Sau khi hoàn thành việc ký kết, hợp đồng có hiệu lực thi hành thì phụ lục cũng có hiệu lực.
+ Trong quá trình thực hiện nghĩa vụ, khi thấy có điều khoản không rõ ràng thì các bên có thể thỏa thuận bổ sung phụ lục Phụ lục hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Mục đích của phụ lục hợp đồng mua bán hàng hóa?