Viên chức là công dân mang quốc tịch Việt Nam thông qua quá trình tuyển dụng để có thể vào làm tại các vị trí công việc nhất định. Trong quá trình ký kết hợp đồng làm việc với viên chức, có thể tham khảo mẫu phụ lục hợp đồng làm việc đối với viên chức mới nhất theo quy định của pháp luật sau đây.
Mục lục bài viết
1. Mẫu phụ lục hợp đồng làm việc đối với viên chức mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tên đơn vị: …
…, ngày … tháng … năm …
PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC
Số: …/PLHĐLV
Hôm nay, theo nhu cầu và nguyện vọng của các bên, tại …, ngày … tháng … năm … Chúng tôi gồm có:
BÊN A:
Địa chỉ: …
Số điện thoại liên hệ: …
Fax: …
Mã số thuế: …
Số tài khoản:
Do ông/bà: … Chức vụ: … Sinh năm: … làm đại diện.
BÊN B:
Ông/bà: …
Quốc tịch:…
Sinh ngày … tháng … năm … tại …
Nghề nghiệp: …
Địa chỉ thường trú: …
Số căn cước công dân: … cấp ngày … tại …
Số sổ lao động (nếu có): … cấp ngày … tại …
Căn cứ hợp đồng làm việc số …/HĐLV, ký ngày … và nhu cầu sử dụng lao động, hai bên cùng nhau thỏa thuận thay đổi một số nội dung của hợp đồng mà hai bên đã ký kết như sau:
1. Nội dung thay đổi: …
2. Thời gian thực hiện: …
Phụ lục này là bộ phận của hợp đồng làm việc số …/HĐLV, được làm thành hai bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản và là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp lao động.
Người lao động (Ký tên) | Người sử dụng lao động (Ký tên, đóng dấu) |
2. Hướng dẫn viết phụ lục hợp đồng làm việc đối với viên chức:
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Văn bản hợp nhất Luật viên chức năm 2019 (hướng dẫn cụ thể tại Điều 3 của Nghị định 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức) có định nghĩa cụ thể về viên chức. Theo đó, viên chức là công dân mang quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng lương từ quỹ lương của các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Theo đó, viên chức sẽ được xác định dựa vào những tiêu chí sau đây:
– Được tuyển dụng theo vị trí làm việc, làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc;
– Viên chức được hưởng lương từ quỹ của các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Nhìn chung, khi được tuyển dụng trên thực tế, viên chức sẽ phải thực hiện thủ tục ký hợp đồng làm việc với các đơn vị sự nghiệp công lập, các bên sẽ thỏa thuận đàm phán về vị trí làm việc, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Viên chức thực hiện 02 loại hợp đồng làm việc đó là: Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc hợp đồng làm việc có xác định thời hạn.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 403 của Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng dân sự có thể có phụ lục kèm theo với mục đích quy định cụ thể và chi tiết một số nội dung, một số điều khoản trong hợp đồng chính. Vì vậy, hợp đồng làm việc của viên chức cũng có thể kèm theo phụ lục hợp đồng làm việc. Trong quá trình soạn thảo phụ lục hợp đồng làm việc của viên chức, cần phải đảm bảo một số yếu tố như sau:
– Đảm bảo về mặt hình thức của phụ lục hợp đồng làm việc. Phụ lục hợp đồng làm việc cần phải phù hợp với hình thức của hợp đồng làm việc gốc. Trong trường hợp pháp luật yêu cầu hợp đồng làm việc phải được lập thành văn bản và phải thực hiện thủ tục công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phụ lục hợp đồng cũng cần phải tuân thủ theo quy định đó;
– Đảm bảo về nội dung của phụ lục hợp đồng làm việc. Về nguyên tắc, nội dung của phụ lục hợp đồng làm việc cần phải được thương thảo dựa trên nguyên tắc tự do ý chí, bình đẳng và thiện chí với nhau. Tuy nhiên pháp luật cũng yêu cầu nội dung của phụ lục hợp đồng làm việc không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không được trái đạo đức xã hội, đảm bảo người tham gia giao dịch và ký kết phụ lục hợp đồng làm việc cần phải tuân theo sự tự nguyện, đảm bảo người tham gia giao kết phụ lục hợp đồng làm việc đầy đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật;
– Đối với thông tin của các bên trong phụ lục hợp đồng làm việc, cần phải đảm bảo đầy đủ các thông tin cơ bản như họ và tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, số điện thoại liên hệ, địa chỉ liên hệ, số giấy tờ tùy thân, số sổ lao động … và một số thông tin cơ bản khác;
– Về nội dung thay đổi, sửa đổi trong phụ lục hợp đồng làm việc, viên chức cần phải thỏa thuận rõ về nội dung đó là nội dung gì, có sự thay đổi như thế nào, có sự sửa đổi như thế nào, bổ sung như thế nào;
– Về thời gian thực hiện, cần phải ghi rõ hiệu lực của phụ lục hợp đồng làm việc sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian bao lâu, phụ lục hợp đồng đó sẽ được lập thành bao nhiêu bản, mỗi bản sẽ có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ số lượng bao nhiêu bàn, đây sẽ được coi là cơ sở để giải quyết tranh chấp khi phát sinh tranh chấp trong quan hệ lao động.
3. Quy định về nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp:
Pháp luật hiện nay cũng đã có những quy định cụ thể về nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp. Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Văn bản hợp nhất Luật viên chức năm 2019 có quy định về nghĩa vụ chung của viên chức. Theo đó có thể kể đến một số nghĩa vụ chung mà viên chức cần phải tuân thủ như sau:
– Chấp hành đầy đủ chủ trương đường lối của đảng, chấp hành đầy đủ chính sách của đảng Cộng sản Việt Nam, chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Có lối sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, trong sạch lành mạnh, vững mạnh theo quy định của pháp luật;
– Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, phải chịu trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp, thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật, nội qui của đơn vị sự nghiệp, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập;
– Bảo vệ bí mật nhà nước, gìn giữ và bảo vệ tài sản công, sử dụng có hiệu quả tài sản được giao, sử dụng tiết kiệm các loại tài sản;
– Tu dưỡng và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện tốt các quy tắc ứng xử của viên chức.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Văn bản hợp nhất Luật viên chức năm 2019 có quy định về nghĩa vụ riêng của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp. Theo đó, nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp cần phải tuân thủ như sau:
– Thực hiện tốt công việc và chức năng, nhiệm vụ của mình được giao, đảm bảo yêu cầu về mặt thời gian và chất lượng đối với công việc;
Phối hợp tốt đối với các đồng đội trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và thực hiện công vụ được giao;
– Chấp hành sự phân phối công tác của người có thẩm quyền và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Thường xuyên học tập và nâng cao trình độ, nâng cao kỹ năng chuyên môn, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ;
– Trong quá trình phục vụ nhân dân, viên chức cần phải có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân, không được xâm phạm đến danh dự nhân phẩm và uy tín của nhân dân dưới bất kỳ hình thức nào, có tinh thần hợp tác và tác phong khiêm tốn, nhanh nhện, không được có thái độ hách dịch, gây khó khăn và phiền hà đối với quần chúng nhân dân, chấp hành đầy đủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp của viên chức;
– Chịu trách nhiệm về quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp của mình trước pháp luật và trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Bộ luật Dân sự năm 2015;