Mẫu phiếu yêu cầu xác minh được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Vì vậy, ở mỗi một lĩnh vực pháp luật khác nhau, phiếu yêu cầu xác minh lại được tùy biến cho phù hợp với pháp luật điều chỉnh của lĩnh vực đó.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu phiếu yêu cầu xác minh:
- 2 2. Mẫu phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu:
- 3 3. Mẫu yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ:
- 4 4. Mẫu yêu cầu xác minh nguồn tin về tội phạm:
- 5 5. Các mẫu yêu cầu xác minh được sử dụng khi nào?
- 6 6. Những cơ quan, đơn vị nào có thẩm quyền xác minh tài sản, thu nhập:
- 7 7. Có phải xác minh tình tiết trước khi ra quyết định xử phạt?
1. Mẫu phiếu yêu cầu xác minh:
MẪU SỐ 11-TP-TGPL
SỞ TƯ PHÁP TỈNH… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRUNG TÂM TRỢ GIÚP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC —————
Số:………./PYCXM-TGPL ……., ngày….. tháng….. năm 200…..
PHIẾU YÊU CẦU XÁC MINH
Kính gửi: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành phố… (1b)….
……. (1)……. nhận được đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý và hồ sơ kèm theo của ông/bà…..(2 hoặc 2a)…………..
Địa chỉ liên hệ:…..
Nội dung về việc:…..
Để có đủ cơ sở thực hiện trợ giúp pháp lý cho ông/bà…. (2 hoặc 2a) …., …. (1) ….. trân trọng đề nghị Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành phố…. (1b)…. phối hợp xác minh các tình tiết, sự kiện sau đây:
1…..
2…..
Đề nghị Trung tâm thông báo kết quả xác minh bằng văn bản kèm theo các tài liệu có liên quan (nếu có) cho…… (1)…… trước ngày…… tháng…… năm 20….. theo địa chỉ: ……
Nơi nhận: Giám đốc
– Như trên; (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
-……. (2 hoặc 2a)……..
– Lưu: VT, HS
2. Mẫu phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Mẫu HK03 ban hành theo
Thông tư số 36/2014/TT-BCA ngày 9/9/2014
PHIẾU XÁC MINH HỘ KHẨU, NHÂN KHẨU
Kính gửi:…
Đề nghị xác minh trường hợp:
1. Họ và tên(1):……
2. Họ và tên gọi khác (nếu có):…..
3. Ngày, tháng, năm sinh: ….. . 4. Giới tính:….
5. Nơi sinh:…
6. Nguyên quán:…
7. Dân tộc:…. 8. Tôn giáo: ….. 9. Quốc tịch:…
10. CMND số: …. 11. Hộ chiếu số:…
12. Họ tên cha: ….. 13. Họ tên mẹ:….
14. Họ và tên chủ hộ:…. 15. Quan hệ với chủ hộ:….
16. Nơi thường trú:…
17. Địa chỉ chỗ ở hiện nay:….
18. Nghề nghiệp, nơi làm việc:…
NỘI DUNG XÁC MINH (2)
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
Kết quả xác minh gửi về:………. trước ngày…… tháng……. năm…….
CÁN BỘ LẬP PHIẾU ……. ngày……tháng……năm….
(ký và ghi rõ họ tên) TRƯỞNG CÔNG AN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
TRẢ LỜI XÁC MINH
2. Nhận xét và đề xuất: ……. .1. Kết quả xác minh (3): …….
CÁN BỘ LẬP PHIẾU ……. ngày……tháng……năm….
(Ký, ghi rõ họ tên) TRƯỞNG CÔNG AN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
* Ghi chú:
– Mục “Kính gửi”: Ghi tên cơ quan nhận phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu thường là cơ quan Công an xã, phường, thị trấn ngoài phạm vi địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (ví dụ: Công an Quận Đống Đa – thành phố Hà Nội).
– Mục “Nội dung xác minh”: Ghi tóm tắt, rõ nội dung cần xác minh và thông tin về các nhân khẩu kèm theo (nếu có); Ví dụ: Xác minh tại địa chỉ này có những nhân khẩu nào? Hoặc người yêu cầu xác minh có nhân khẩu đang sinh sống tại địa phương hay không?
– Mục “Kết quả xác minh”: Trả lời đầy đủ kết quả xác minh theo các nội dung yêu cầu xác minh. Trưởng cơ quan hoặc người được uỷ quyền vẫn phải trả lời ngay cả khi đối tượng yêu cầu xác minh nội dung không chính xác;
3. Mẫu yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ:
Mẫu số 06/DS (DP, DG, DT)
Theo QĐ số 388/QĐ-VKSTC ngày 01 tháng 7 năm 2016
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…..,ngày….. tháng…… năm 20…….
YÊU CẦU
Xác minh, thu thập chứng cứ
Kính gửi: Tòa án nhân dân ……… (4)
Căn cứ Điều 27
Căn cứ Điều 57, khoản 3 Điều 58, khoản 2 Điều 97
Sau khi xem xét, nghiên cứu hồ sơ vụ việc…….(5), giữa: (6)…….
Để đảm bảo cho việc kiểm sát giải quyết vụ việc dân sự có căn cứ và đúng pháp luật,
Viện kiểm sát nhân dân….(2) yêu cầu Tòa án nhân dân…(4) xác minh, thu thập chứng cứ để có đủ căn cứ giải quyết vụ án với các nội dung như sau: (7)
……………………
Sau khi có kết quả xác minh, thu thập chứng cứ theo các nội dung nêu trên, yêu cầu Tòa án nhân dân …. (4) sao gửi tài liệu, chứng cứ thu thập được hoặc thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân…….(2) để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận: VIỆN TRƯỞNG (8)
– Như trên;
– Lưu: VT, HSKS.
Hướng dẫn:
(1) Ghi tên VKS chủ quản cấp trên trực tiếp;
(2) Ghi tên VKS ban hành văn bản;
(3) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ 2 ghi tên loại, ký hiệu văn bản (ví dụ: Số 01/YC-VKS-DS)
(4) Ghi tên Tòa án giải quyết vụ việc dân sự;
(5) Ghi quan hệ tranh chấp giải quyết;
(6) Ghi họ tên, địa chỉ nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu….;
(7) Nội dung yêu cầu xác minh, thu thập bằng và biện pháp cụ thể;
4. Mẫu yêu cầu xác minh nguồn tin về tội phạm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:…../YC-VKS…
……., ngày…… tháng…….năm 20…
YÊU CẦU
KIỂM TRA, XÁC MINH NGUỒN TIN VỀ TỘI PHẠM
VIỆN KIỂM SÁT…..
Căn cứ các điều 41, 42, 145 và 159 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Xét thấy cần kiểm tra, xác minh làm rõ nguồn tin về tội phạm, Viện kiểm sát ……..,
YÊU CẦU:
1. …… làm rõ một số vấn đề sau:
(1) …..…
(2) ……
(3) ……
2 ………. thông báo kết quả kiểm tra, xác minh đến Viện kiểm sát …… theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự./.
Nơi nhận: KIỂM SÁT VIÊN
– Cơ quan được yêu cầu kiểm tra, xác minh; (ký tên, đóng dấu)
– ……….;
– Lưu: HSVV, HSKS, VP.
* Lưu ý: Phải ghi rõ tố giác hoặc tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố hoặc nguồn tin khác.
5. Các mẫu yêu cầu xác minh được sử dụng khi nào?
Trong bất kỳ một thủ tục hành chính nào, thủ tục tố tụng nào hoặc trong các giao dịch dân sự cũng cần đến thủ tục yêu cầu xác minh tính xác thực các thông tin, văn bản, giấy tờ, chứng cứ, ví dụ:
– Trong vụ án dân sự: Vì Luật quy định khởi kiện nơi bị đơn cư trú, nên khi cung cấp hồ sơ khởi kiện nguyên đơn phải cung cấp “hộ khẩu thường trú, KT3” của bị đơn, tuy nhiên, để xác minh người bị khởi kiện có chính xác đang ở nơi đăng ký hộ khẩu hay không, đương sự phải yêu cầu Công an địa phương xác nhận công dân này có đang cư trú ở địa phương hay không.
– Trong quá trình chuẩn bị xét xử: Sẽ có những bằng chứng bản thân đương sự không tự cung cấp được vì dụ như: Sao kê của ngân hàng, hồ sơ ĐKKD của Sở kế hoạch đầu tư, hồ sơ đất đai của Sở tài nguyên môi trường,… vậy nên đương sự có quyền yêu cầu Toà án hỗ trợ thu thập những chứng cứ để phục vụ cho quá trình xét xử vụ án.
– Trong tố tụng hình sự: Cũng sẽ có những yêu cầu xác minh, xử lý nguồn tin tố giác tội phạm, xác minh bằng chứng, chứng cứ công dân cung cấp như đoạn ghi âm, ghi hình, hình ảnh,….
– Trong thủ tục hành chính đất đai: Nổi bật nhất là yêu cầu thủ tục tục xác minh ranh giới đất.
Vì vậy, để thấy ở mọi thủ tục hành chính, tố tụng đều có những yếu tố cần phải xác minh, và vì vậy sẽ xuất hiện những yêu cầu xác minh và thủ tục giải quyết yêu cầu xác minh đó.
6. Những cơ quan, đơn vị nào có thẩm quyền xác minh tài sản, thu nhập:
Theo quy định của Điều 18 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xác minh tài sản, thu nhập được xác định như sau:
a) Trong trường hợp người được xác minh do cấp ủy đảng quản lý thì cơ quan có thẩm quyền xác minh là cơ quan Kiểm tra đảng cùng cấp, cụ thể như sau:
– Cơ quan Kiểm tra đảng cấp Trung ương có thẩm quyền xác minh đối với người được xác minh là cán bộ, công chức thuộc diện Trung ương quản lý; trường hợp cần thiết thì trưng tập cán bộ của Thanh tra Chính phủ tham gia xác minh;
– Cơ quan Kiểm tra đảng cấp tỉnh có thẩm quyền xác minh đối với người được xác minh là cán bộ, công chức thuộc diện ban thường vụ tỉnh ủy và cấp tương đương quản lý; trường hợp cần thiết thì trưng tập cán bộ của thanh tra tỉnh, thanh tra bộ tham gia xác minh;
– Cơ quan Kiểm tra đảng cấp huyện có thẩm quyền xác minh đối với người được xác minh là cán bộ, công chức thuộc diện Ban Thường vụ huyện ủy và cấp tương đương quản lý; trường hợp cần thiết thì trưng tập cán bộ của thanh tra huyện tham gia xác minh.
b) Trong trường hợp người được xác minh công tác tại các cơ quan của Đảng mà không thuộc diện cấp ủy quản lý thì đơn vị có thẩm quyền xác minh được xác định như sau:
– Đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan Đảng ở cấp Trung ương, cấp tỉnh có thẩm quyền xác minh đối với người được xác minh đang công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đó;
– Ban Tổ chức huyện ủy và tương đương có thẩm quyền xác minh đối với người được xác minh đang công tác tại cơ quan Đảng ở cấp huyện, cấp xã.
c) Trong trường hợp người được xác minh không thuộc diện cấp ủy quản lý, không công tác tại các cơ quan của Đảng thì cơ quan có thẩm quyền xác minh được xác định như sau:
– Cấp Trung ương: Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, đơn vị phụ trách tổ chức, cán bộ của cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền xác minh đối với người được xác minh đang công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Trong trường hợp cần thiết thì cơ quan thanh tra chủ trì, phối hợp, huy động cán bộ của đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ tham gia xác minh.
– Cấp tỉnh: Thanh tra tỉnh có thẩm quyền xác minh đối với người được xác minh công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong trường hợp cần thiết thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp, huy động cán bộ của Sở Nội vụ, của thanh tra sở tham gia xác minh.
Thanh tra sở có thẩm quyền xác minh đối với người được xác minh công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc sở. Trong trường hợp cần thiết thanh tra sở chủ trì, phối hợp, huy động cán bộ của đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc sở tham gia xác minh.
– Cấp huyện: Thanh tra huyện có thẩm quyền xác minh đối với người được xác minh công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cán bộ, công chức cấp xã. Trong trường hợp cần thiết thanh tra huyện chủ trì, phối hợp, huy động cán bộ của phòng nội vụ, phòng, ban chuyên môn có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tham gia xác minh.
– Doanh nghiệp nhà nước: Đơn vị phụ trách công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, tổ chức cán bộ có thẩm quyền xác minh đối với người được xác minh công tác tại tổ chức, đơn vị thuộc doanh nghiệp đó.
d) Cơ quan thanh tra, kiểm tra, đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ thuộc các cơ quan khác của Nhà nước ở Trung ương, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức chính trị – xã hội có thẩm quyền xác minh đối với người được xác minh công tác tại cơ quan, tổ chức đó mà không thuộc diện cấp ủy quản lý.
Đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ có thẩm quyền xác minh đối với người được xác minh công tác tại cơ quan cấp huyện của tổ chức chính trị – xã hội; trường hợp cần thiết thì có văn bản đề nghị Ủy ban kiểm tra cấp huyện phối hợp tiến hành xác minh.
Ngoài ra, khi phát hiện có vi phạm pháp luật trong trường hợp người được xác minh không thuộc diện cấp ủy quản lý, không công tác tại các cơ quan của Đảng thì Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền xác minh lại việc xác minh tài sản, thu nhập của các cơ quan này.
7. Có phải xác minh tình tiết trước khi ra quyết định xử phạt?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có một vấn đề cần được tư vấn như sau, khi tôi bị xử phạt hành chính một mức khung từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng thì trước khi xử phạt bên cơ quan có thẩm quyền xử phạt có phải xác minh các tình tiết để làm rõ trước khi xử phạt không? Ví dụ như tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ hay mức độ vi phạm như thế nào? Vì tôi bị xử phạt nhưng khi ra quyết định họ không xác minh tình tiết gì cả mà phạt tôi mức 8.000.000 luôn. Như vậy có chính xác không? Mong được hỗ trợ từ Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Khi ra quyết định xử phạt vi phạm đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm bên có thẩm quyền xử phạt khi xem xét ra
+ Có hay không có vi phạm hành chính;
+ Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính;
+ Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
+ Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;
+ Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
+ Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt.
Ngoài ra trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản.
= > Trong trường hợp của bạn, nếu xác minh có tình tiết giảm nhẹ hay không có dấu hiệu vi phạm mà người có thẩm quyền không xác minh trước khi đưa ra quyết định xử phạt thì bên bạn có thể khiếu nại quyết đinh xử phạt hoặc yêu cầu giải quyết.