Trong qua trình hoạt động, có một số trường hợp doanh nghiệp cần phải sử dụng đến mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử. Vậy hiện tại mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử mới nhất như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử mới nhất:
Tên người xuất hàng:
Địa chỉ kho xuất hàng: …
Tên người vận chuyển: …
Phương tiện vận chuyển: …
Mã số thuế người xuất hàng: …
PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN ĐIỆN TỬ
… ngày.. tháng… năm …
Tên người nhận hàng: ..
Địa chỉ kho nhận hàng: …..
Mã số thuế: …..
STT | Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hóa) | Mã số | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | |
Thực xuất | Thực nhập | ||||||
Tổng cộng: |
Thủ trưởng đơn vị
(Chữ ký điện tử, Chữ ký số)
2. Hướng dẫn viết phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử:
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là một loại văn bản mà hầu hết các doanh nghiệp đều cần sử dụng đến, dựa vào mẫu phiếu này ta có thể biết được các thông tin liên quan đến số lượng sản phẩm, hàng hóa được xauats đi của một công ty, vì vậy việc trình bày mầu văn bản này yêu cầu phải hết sức cẩn thận, các thông tin phải rõ ràng, chính xác và chi tiết. Khi soạn thảo một mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ bạn cần phải lưu ý trình bày một cách chính xác và đầy đủ những nội dung như sau:
Đối với phần thông tin như tên của cá nhân hoặc tổ chức, địa chỉ cụ thể và mã số thuế của cá nhân hoặc tổ chức được trình bày trên cùng trang giấy, góc trái trang bạn cần điền chính xác các thông tin liên quan đến họ dựa theo các giấy tờ tùy thân của họ như là chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân. Đây là thông tin của người chịu trách nhiệm chính trong việc xuát hàng hóa, sản phẩm nên bạn cần phải ghi chính xác và đấy đủ nếu không sau này có vấn đề xảy ra sẽ không xác định được trách nhiệm thuộc về ai. Đồng thời phải ghi rõ phương tiện để vận chuyển là: ô tô, xe máy.
Phần mục tên mẫu số: Ở phần mục này bạn cần ghi rõ ký hiệu và số trình bày góc phải sát bên trên trang giấy ngang với tên của tổ chức
Phần tên văn bản là phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, viết in hoa
Đối với phần ngày tháng năm lập phiếu xuất kho này thì bạn cần phải căn cứ vào lệnh điều động số bao nhiêu và cụ thể là vào ngày tháng năm nào
Sau đó đến phần thông tin của người nhận hàng, cũng tương tự như mục thông tin của người xuát hàng, bạn cần điền chính xác các thông tin liên quan đến họ dựa theo các giấy tờ tùy thân của họ như là chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của họ và các thông tin liên quan đến địa chỉ kho nhận hàng.
Đối với phần mục về bảng chi tiết của hàng hóa, sản phẩm: Bạn cần lưu ý điền đầy đủ các thông tiên liên quan đến sản phẩm, hàng hóa xuất kho như: thông tin về số thứ tự từng hàng hóa, sản phẩm; Tên của quy cách, nhãn hiệu, phẩm chất vật tư cụ thể; Mã số của loại hàng hóa, sản phẩm; Đơn vị tính của sản phầm, hàng hóa là kg, chiếc, lít,….Số lượng gồm thực xuất và thực nhập; Đơn giá và thành tiền được tính theo đơn vị đồng (VNĐ); Tổng cộng thành tiền là bao nhiêu….
Cuối cùng là phần mục thông tin liên quan đến người lập phiếu và thủ trưởng cơ quan: Ở phần mục này bạn lưu ý là phải ký và ghi rõ họ tên của người lập phiếu, thủ kho xuất, người thực hiện vận chuyển và thủ kho nhập
3. Quy định của pháp luật về phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì ta có thể hiểu rằng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ được xem như là một loại chứng từ được dùng kèm theo hàng hóa, để làm căn cứ lưu thông trên thị trường. Loại phiếu này dùng để chứng minh về nguồn gốc của hàng hóa trong quá trình vận chuyển, ngoài ra phiếu này còn có ý nghĩa trong việc quản lý nội bộ về loại hàng hóa, sản phẩm của đơn vị đó.Khi sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ thì doanh nghiệp thuộc trường hợp không phải xuất hóa đơn hoặc chưa xuất hóa đơn để có thể tránh sự quản lý thị trường, thanh tra hoặc công an kinh tế xử phạt.
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ được in và phát hành thực hiện tương tự như hóa đơn. Các doanh nghiệp khi sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ cần phải đăng ký để phát hành, quản lý, báo cáo về tình hình sử dụng tới cơ quan thuế như đối với hóa đơn.
Căn cứ theo Khoản 3, Điểm g, Điều 3, Thông tư 68/2019/TT-BTC có thể xác định được nội dung của phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ bao gồm các thông tin: Tên người vận chuyển hàng hóa; Phương tiện vận chuyển;Địa chỉ kho xuất – nhập hàng; Thông tin hàng hóa: Tên, đơn vị, chủng loại, số lượng hàng hóa,…. Một số thông tin khác: Tên người xuất hàng, lệnh điều chuyển nội bộ, tên người nhận,…
Cũng theo quy định này thì ta có thể hiểu được rằng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử không thể hiện các tiêu thức người mua mà thể hiện tên người vận chuyển, phương tiện vận chuyển, địa chỉ kho xuất hàng, địa chỉ kho nhập hàng; không thể hiện tiền thuế, thuế suất, tổng số tiền thanh toán.
Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào doanh nghiệp cũng có thể sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử. Căn cứ theo quy định tại khoản 5, Điều 6, Thông tư 68/2019/TT-BTC quy định cụ thể về việc áp dụng hóa đơn điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử đối với một số trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý. Theo quy định này, ta có thể xác định được các trường hợp được sử dụng Phiếu xuất kho vận chuyển điện tử bao gồm:
– Xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu. Xuất gửi hàng đại lý cho doanh nghiệp nhận bán hàng đại lý. Xuất hàng hóa đi gia công. Xuất, điều chuyển hàng hóa, tài sản giữa các đơn vị, chi nhánh hạch toán phụ thuộc với nhau. Xuất khi bán hàng lưu động. Góp vốn bằng tài sản Tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Trường hợp 1: Xuất hàng trả ủy thác nhập khẩu khi hàng hóa chưa nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu . Khi công ty nhập khẩu ủy thác hàng hóa nếu đã nộp thuế giá trị gia tăng khi nhập khẩu thì đơn vị kinh doanh sẽ trả hàng cho cơ sở ủy thác nhập khẩu sử dụng hóa đơn điện tử. Còn khi công ty chưa nộp thuế GTGT ở bước nhập khẩu thì cơ sở nhận ủy thác khi xuất trả hàng nhập khẩu ủy thác cần lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử theo quy định của pháp luật làm chứng từ để lưu thông hàng hóa.
Trường hợp 2: Xuất hàng hóa giao cho doanh nghiệp nhận ủy thác nhập khẩu. Trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa khi xuất hàng các cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu cần sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử. Còn khi cơ sở kinh doanh có hàng hóa ủy thác xuất khẩu khi hàng hóa đã xuất khẩu, đồng thời được cơ quan hải quan xác nhận thì sẽ cần lập hóa đơn điện tử giá trị gia tăng. Bên nhận ủy thác xuất khẩu sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng hoặc
Trường hợp 3: Xuất gửi hàng đại lý cho doanh nghiệp nhận bán hàng đại lý. Trong trường hợp này các công ty dùng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử để xuất hàng cho đại lý có thể hiểu là khi xuất hàng cho đại lý, nếu đơn vị phụ thuộc của các cơ sở kinh doanh nông, lâm, thủy sản đã đăng ký và thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thu mua hàng hóa nông, lâm, thủy sản để điều chuyển, xuất bán về trụ sở chính thì phải dùng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, không dùng hóa đơn GTGT.
Ngoài ra, còn một số trường hợp khác sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử như: Xuất hàng hóa để gia công; Xuất và điều chuyển hàng hóa giữa những chi nhánh hạch toán phụ thuộc; Xuất hàng hóa bán lưu động; Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp; Tài sản khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình của doanh nghiệp
Hiện tại, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ đã được ban hành mẫu cụ thể cho nên khi các doanh nghiệp có nhu cầu cần sử dụng loại phiếu này thì có thể đặt in. Tuy nhiên cần phải có thủ tục để thông báo phát hành tới cơ quan thuế có thẩm quyền. Ngoài ra, công ty hoặc doanh nghiệp có thể soạn công văn để gửi lên cơ quan thuế có thẩm quyền để mua
Tóm lại, từ những lập luận và phân tích cùng những căn cứ pháp lý như đã nêu ở trên thì ta có thể thấy dược rằng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là một loại chứng từ rất quan trọng của các công ty, doanh nghiệp. Loại phiếu này sẽ ghi đầy đủ các thông tin liên quan đến sản phẩm, hàng hóa và việc xuất kho của các sản phẩm hàng hóa đó để làm căn cứ lưu thông các loại hàng hóa trên thị trường. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì loại phiếu này không chỉ giúp chứng minh nguồn gốc hàng hóa trong lưu thông mà còn giúp các doanh nghiệp có thể quản lý nội bộ. Vì vậy, khi có nhu cầu cần sử dụng loại phiếu này thì có thể đặt in hoặc doanh nghiệp có thể soạn công văn để gửi lên cơ quan thuế có thẩm quyền để mua.