Căn cước công dân là một trong những loại giấy tờ tùy thân quan trọng chính của công dân đất nước Việt Nam. Dưới đây là mẫu thu thập thông tin của các công dân nhằm phục vụ công tác cấp đổi hay đổi lại căn cước công dân.
Mục lục bài viết
1. Phiếu thu nhận thông tin CCCD là gì?
Mã số, mã vạch một chiều: mỗi hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD được gắn một mã số, mã vạch riêng để quản lý và được in trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD.
2. Số thẻ căn cước công dân:
Ghi số CCCD đối với trường hợp cấp thẻ CCCD, cụ thể như sau:
Trung tâm CCCD quốc gia khi trả thẻ CCCD có trách nhiệm gửi kèm danh sách của người dân được cấp thẻ CCCD cho Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh. Căn cứ vào danh sách, cán bộ quản lý hồ sơ tàng thư CCCD Công an cấp tỉnh có trách nhiệm ghi đầy đủ 12 số CCCD vào Phiếu thu nhận thông tin CCCD. Trường hợp người dân được cấp thẻ CCCD tại Trung tâm CCCD quốc gia trước khi chuyển hồ sơ CCCD cho cơ quan quản lý CCCD Công an cấp tỉnh nơi người dân có hộ khẩu thường trú, cán bộ chuyển giao hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ số thẻ CCCD vào Phiếu thu nhận thông tin CCCD.
3. Mẫu phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (CC02):
Mẫu CC02 ban hành kèm theo |
| |||||||||||||||||||||||||||||||
(Mã số, mã vạch một chiều) | PHIẾU THU NHẬN THÔNG TIN Số thẻ CCCD:…… | 17.
Ảnh chân dung 4cm x 6cm | ||||||||||||||||||||||||||||||
1. Họ, chữ đệm và tên:…… 2. Họ, chữ đệm và tên gọi khác (nếu có):…
| ||||||||||||||||||||||||||||||||
Cấp ngày:…/…/… Nơi cấp:.. 6. Dân tộc….7. Tôn giáo:…8. Quốc tịch…. 9. Nơi đăng ký khai sinh:… 10. Quê quán:… 11. Nơi thường trú…. 12. Nghề nghiệp:… 13. Trình độ học vấn:.. 14. Họ, chữ đệm và tên của cha:… 15. Họ, chữ đệm và tên của mẹ:.. 16. Họ, chữ đệm và tên của vợ (chồng):…. 18. Đặc điểm nhân dạng:… 19. Loại cấp:…20. Cấp lần thứ:…21. Đơn vị lập:…. | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Cái phải
| Trỏ phải | Giữa phải | Nhẫn phải | Út phải | ||||||||||||||||||||||||||||
Cái trái
| Trỏ trái | Giữa trái | Nhẫn trái | Út trái | ||||||||||||||||||||||||||||
4 ngón chụm tay trái
| 4 ngón chụm tay phải | |||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Hướng dẫn kê khai phiếu thu nhận thông tin CCCD:
Ngày 15 tháng 12 năm 2015 Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 66/2015 có hiệu lực pháp lý kể từ ngày 2 tháng 2 năm 2016. Thông tư này quy định biểu mẫu và cách ghi biểu mẫu; kinh phí quản lý và in biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ CCCD, tàng thư CCCD và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Từ mục 1 đến mục 13: ghi các thông tin của người dân theo hướng dẫn của bài viết cách ghi tờ khai CCCD;
Từ mục 14 đến mục 16: ghi các thông tin của người dân như sau:
+ Ghi chữ in hoa đủ dấu;
+ Ghi số chứng minh thư nhân dân/ CCCD đã được cấp lần gần nhất (nếu là chứng minh nhân dân có 9 số thì 3 ô cuối gạch chéo);
+ Đội trưởng Đội Tàng thư CCCD Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
+ Không bắt buộc người dân phải kê khai;
+ ĐDHP là viết tắt của đại diện hợp pháp; CCCD là viết tắt của căn cước công dân; CMND là viết tắt của Chứng minh nhân dân;
Mục 17: ảnh chân dung của người dân có kích thước 4 cm x 6 cm, nền ảnh màu trắng;
Mục 18: ghi đặc điểm nhân dạng của người dân theo quy định;
Mục 19: chỉ cần ghi một trong các trường hợp cấp, đổi, hoặc cấp lại;
Mục 20: ghi số lần đã cấp Chứng minh nhân dân/CCCD cho người dân (tính cả lần hiện tại);
Mục 21: ghi tên cơ quan Công an lập Phiếu thu nhận thông tin CCCD;
Mục 22: cán bộ kiểm tra Phiếu thu nhận thông tin CCCD sau đó ký và ghi rõ họ tên sau khi kiểm tra bảo đảm thông tin đầy và đúng theo quy định;
Mục 23: người dân ghi ngày, tháng, năm làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD, ký và ghi rõ họ tên.
5. Quy trình và thủ tục làm thẻ CCCD:
Theo quy định thủ tục đổi CMND 9 số, CMND 12 số và thẻ CCCD mã vạch sang thẻ căn cước điện tử được thực hiện theo Thông tư số
Tuy nhiên, người dân khi đến cơ quan công an để thực hiện thủ tục đổi CMND, thẻ CCCD mã vạch sang thẻ căn cước gắn chip cần mang theo các giấy tờ định danh cá nhân (tùy trường hợp) sau đây:
Trường hợp 1: Người dân đổi từ thẻ CCCD mã vạch sang thẻ CCCD gắn chíp thì chỉ cần mang theo thẻ CCCD mã vạch cũ
Trường hợp 2: Người dân đổi từ thẻ CMND 9 số:
– Thẻ CMND cũ
-Ghi nhớ mã số định danh cá nhân
Trường hợp 3: Người dân cấp mới CCCD có gắn chíp
Đối với trường hợp này nhân dân cần phải quay về địa phương nơi cư trú và thực hiện việc cấp thẻ CCCD gắn chíp mới tại Cơ quan Công An cấp huyện. Người dân cần mang theo sổ hộ khẩu và thực hiện các thủ tục xin cấp mới theo quy định pháp luật.
Quy trình đổi thẻ CCCD gắn chip:
Căn cứ theo các trường hợp như đã nêu trên người dân để chuẩn bị các giấy tờ cần thiết phù hợp. Người dân đến địa điểm thực hiện chuyển đổi hoặc cấp mới thẻ CCCD gắn chíp vào khung giờ hành chính. Trình tự thực hiện đổi sang thẻ CCCD gắn chíp gồm các bước như sau:
Bước 1: Điền vào Tờ khai CCCD
Người dân đến tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện (nếu đã triển khai) hoặc các địa điểm triển khai đổi thẻ CCCD theo quy định. Tại đây bạn sẽ được cấp một tờ khai CCCD theo mẫu CC01
Sau khi điền xong thông tin bạn nộp lại cho Cán bộ tiếp nhận.
Cán bộ tiếp nhận sẽ thực hiện kiểm tra và đối chiếu các thông tin của công dân trong Tờ khai CCCD với thông tin người dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần đổi thẻ. Sẽ có các trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Người dân thực hiện đổi thẻ có sự thay đổi về thông tin, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì Cán bộ có thẩm quyền cấp sẽ yêu cầu xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai CCCD để kiểm tra và điền thông tin.
Trường hợp 2: Thông tin về người thực hiện đổi thẻ là chính xác.
Cán bộ sẽ hướng dẫn người dân di chuyển đến vị trí để chụp ảnh thẻ cho CCCD mới. Lưu ý bạn nên ăn mặc lịch sự, đầu tóc gọn gàng không che mặt để dễ dàng nhận diện.
Sau đó người dân tiếp tục được cán bộ hướng dẫn tiến hành thu nhận dấu vân tay qua máy thu nhận vân tay.
Đối với các trường hợp ngón tay bị tật (cụt, khèo, dị tật) không lấy được vân tay thì cán bộ thực hiện sẽ ghi nội dung cụ thể vào vị trí tương ứng của ngón đó.
Sau khi đã hoàn tất 2 quy trình trên người dân sẽ ngồi đợi để cán bộ thực hiện đồng bộ và lưu hồ sơ định danh của người dân lên hệ thống đồng thời in file thông tin cá nhân để người dân thực hiện việc tự rà soát lại thông tin cá nhân của mình, ký xác nhận thông tin xem có chính xác và đầy đủ không sau đó đóng lệ phí theo quy định.
Bước 2: Đóng lệ phí đổi thẻ CCCD gắn chip
Người dân đóng lệ phí cấp CCCD gắn chip được quy định chi tiết tại Thông tư 112/2020/TT-BTC và Thông tư 59/2019/TT-BTC cụ thể như sau:
STT | Loại lệ phí | Mức thu từ 01/01/2021 – 30/6/2021 | Mức thu từ 01/7/2021 |
1 | Chuyển từ Chứng minh nhân dân 09 số, 12 số sang cấp thẻ CCCD | 15.000 đồng | 30.000 đồng |
2 | Đổi thẻ CCCD khi: – Bị hư hỏng không dùng được; – Thay đổi họ, tên, chữ đệm; Đặc điểm nhận dạng; – Xác định lại giới tính, quê quán; – Có sai sót về thông tin trên thẻ; – Khi người dân yêu cầu. | 25.000 đồng | 50.000 đồng |
3 | Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất; khi trở lại quốc tịch Việt Nam | 35.000 đồng | 70.000 đồng |
Các trường hợp bị mất thẻ, làm lại thẻ hoặc đổi thẻ CCCD gắn chip sẽ có phí cao hơn so với làm thẻ CCCD gắn chi lần đầu.
Bước 3: Nhận giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân
Sau khi đóng tiền mua thẻ căn cước, người dân sẽ được cán bộ cơ quan quản lý CCCD cấp giấy hẹn trả thẻ CCCD gắn chip. Trên giấy hẹn trả sẽ ghi rõ ngày tháng và nơi trả thẻ.
Nếu người dân đăng kí nhận thẻ CCCD bằng hình thức chuyển thẳng đến địa điểm theo quy định: Tiến hành thu đổi thẻ mới, cắt góc và trả lại ngay khi người dân hoàn tất việc cấp CCCD.
Nếu người dân đến nhận thẻ CCCD tại nơi cấp: Tiến hành thu, cắt góc và trả lại CCCD khi trả thẻ CCCD có chíp điện tử. Khi CCCD đã hư hỏng, bong bật, không có đường nét tiến hành thu, đổi CCCD
Bước 4: Nhận kết quả tại địa chỉ nộp hồ sơ hoặc gửi bằng đường bưu chính
Người dân căn cứ theo thời gian quy định trên phiếu hẹn để nhận thẻ CCCD gắn chip mới. Nếu nhận tại nơi đăng ký theo quy định thì thời gian nhận kết quả sẽ bị trễ hơn thời gian nêu trên giấy hẹn, tuỳ từng đơn vị chuyển phát.
Như vậy, cho thấy hiện nay việc chuyển các thẻ CCCD cũ lên thẻ CCCD có chíp điện tử đang được Nhà nước khuyến khích triển khai. Điều này không những giúp người dân có dùng đến các tiện ích đã trang bị trên thẻ căn cước điện tử mà còn đóng góp quan trọng cho sự thay đổi phương thức quản lí dân cư số phù hợp với nhu cầu đảm bảo an ninh trật tự và tăng trưởng kinh tế – xã hội của Đất nước.