Phiếu thanh toán ra trường dành cho cá nhân được xem là một trong những loại giấy tờ quan trọng, đây là loại văn bản cần thiết được cá nhân sử dụng khi muốn các đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, đơn vị thanh toán lại những khoản tiền đã chi hoặc những khoản tạm ứng. Dưới đây là mẫu phiếu thanh toán ra trường dành cho cá nhân.
Mục lục bài viết
1. Mẫu phiếu thanh toán ra trường dành cho cá nhân:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————— |
…, ngày … tháng … năm … |
PHIẾU THANH TOÁN RA TRƯỜNG
Họ và tên sinh viên: …
Mã số sinh viên: …
Lớp: …
Khóa: …
Thanh toán ra trường theo quyết định số: … Ngày …
Lý do: …
ĐƠN VỊ THANH TOÁN | NỘI DUNG THANH TOÁN | NGÀY | KÝ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ |
Lớp | |||
Đơn vị quản lý (Khoa, Bộ môn, Viện, Trung tâm) | |||
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh | |||
Trung tâm học liệu | |||
Công tác Sinh viên (Tổ quản lý Nội – Ngoại trú) | |||
Thư viện … | |||
Phòng Tài vụ |
TM. HIỆU TRƯỞNG
TRƯỞNG KHOA
(Ký và ghi rõ họ tên)
2. Những nội dung cần có trong phiếu thanh toán ra trường dành cho cá nhân:
Giấy đề nghị thanh toán nói chung đóng vai trò vô cùng quan trọng, trong một số trường hợp, người dân sẽ cần dùng tới giấy đề nghị thanh toán. Có thể kể đến một số trường hợp cơ bản như sau:
– Trường hợp người lao động đã thực hiện hoạt động chi trả các khoản phí tuy nhiên chưa được người sử dụng lao động thanh toán lại hoặc tạm ứng;
– Giấy đề nghị thanh toán được sử dụng để tổng hợp tất cả các khoản đã chi kèm theo các loại chứng từ, nếu có;
– Giấy đề nghị thanh toán được sử dụng để làm thủ tục thanh toán phải ghi sổ kế toán và được sử dụng làm căn cứ thanh toán.
Theo đó, phiếu thanh toán ra trường dành cho cá nhân cũng là một trong những loại giấy tờ đề nghị thanh toán. Mặc dù chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra mẫu phiếu cụ thể này, tuy nhiên, trong quá trình soạn phiếu thanh toán ra trường dành cho cá nhân cũng cần phải đảm bảo đầy đủ các nội dung chính sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Nhìn chung, phiếu thanh toán ra trường dành cho cá nhân sẽ bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
– Tiêu ngữ “cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, độc lập – tự do – hạnh phúc”. tuy nhiên cần phải lưu ý, tất cả đều phải được viết in hoa và biết giữa dòng;
– Tên phiếu trong trường hợp này là “phiếu thanh toán ra trường”, tên phiếu trong trường hợp này cũng cần phải được viết in hoa và viết giữa dòng để đảm bảo tính thẩm mỹ;
– Thông tin cơ bản của sinh viên như họ và tên của sinh viên, mã số sinh viên của sinh viên, lớp sinh viên đang theo học, khoa sinh viên đang theo học, thanh toán ra trường theo quyết định số mấy, ban hành quyết định đó vào ngày bao nhiêu, lý do làm phiếu thanh toán ra trường là như thế nào … và có thể bao gồm một số nội dung khác sao cho phù hợp với quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội;
– Cuối phiếu thanh toán ra trường dành cho cá nhân, trưởng khoa sẽ ký và ghi rõ họ tên.
3. Quy trình thanh toán trong kế toán như thế nào?
Nhìn chung, pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về quy trình thanh toán trong kế toán nói chung. Trong quá trình nộp phiếu thanh toán ra trường dành cho cá nhân, Bộ giáo dục và đào tạo cũng cần phải thực hiện chế độ hạch toán và thanh toán trong lĩnh vực kế toán. Nhìn chung, để có thể tiến hành thủ tục thanh toán trong lĩnh vực kế toán, cần phải tuân thủ đầy đủ theo các quy trình cơ bản sau đây:
Bước 1: Lập phiếu đề nghị thanh toán theo mẫu do pháp luật quy định, cụ thể trong trường hợp này là cần phải lập phiếu thanh toán ra trường dành cho cá nhân. Nội dung cơ bản của phiếu thanh toán ra trường dành cho cá nhân sẽ bao gồm đầy đủ các nội dung theo như phân tích nêu trên. Phiếu thanh toán ra trường dành cho cá nhân là một trong những loại giấy tờ vô cùng quan trọng để có thể làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong một số trường hợp nhất định. Vì vậy, quá trình lập phiếu thanh toán ra trường dành cho cá nhân cũng đóng vai trò vô cùng cần thiết. Sinh viên có nhu cầu thanh toán các khoản chi sẽ cần phải chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ để đề nghị nhà trường thanh toán. Nhìn chung, sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau:
– Phiếu yêu cầu thanh toán ra trường dành cho cá nhân theo phân tích nêu trên;
Chứng từ gốc kèm theo hóa đơn, biên lai giao nhận, và các loại giấy tờ khác;
– Hợp đồng;
– Giấy tờ tùy thân;
– Các loại giấy tờ khác, các loại chứng từ khác đi kèm, hoặc khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Sinh viên sau khi đã lập phiếu đề nghị thanh toán, cần phải đem gửi cho quản lý để phê duyệt theo quy định của pháp luật, gửi tất cả các loại giấy tờ và tài liệu cho bộ phận kế toán để kiểm tra phiếu đề nghị thanh toán, sau khi đã được phê duyệt kèm theo các loại chứng từ và tài liệu nêu trên.
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra độ chính xác của các loại chứng từ thanh toán. Kế toán theo quy định của pháp luật sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ kiểm tra tính chất pháp lý của các loại giấy tờ và tài liệu kèm theo, nếu nhận thấy các loại giấy tờ và tài liệu đó đắp ứng đầy đủ yêu cầu và điều kiện thì sẽ đưa lên kế toán trưởng để ký duyệt, trong trường hợp nhận thấy các loại giấy tờ và tài liệu không đúng điều kiện theo quy định của pháp luật thì sẽ trả về cho người làm đơn, ghi rõ lý do hoàn trả, quá trình trả hồ sơ cần phải được lập thành văn bản và nêu rõ lý do chính đáng, ký tên đầy đủ của kế toán trưởng.
Bước 3: Duyệt đề nghị thanh toán. Phiếu đề nghị thanh toán sau khi đã được kế toán trưởng phê duyệt thì cần phải thông báo qua người đứng đầu đơn vị. Tại giai đoạn này, nếu không được người đứng đầu đơn vị phê duyệt, kế toán trưởng cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do, tiến hành thủ tục hoàn trả phiếu cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp đã được người đứng đầu đơn vị thông qua, kế toán trưởng sẽ dựa vào phiếu đề nghị thanh toán phê duyệt để lập phiếu và tiến hành thủ tục hạch toán theo quy định của pháp luật. Quá trình hạch toán đóng vai trò vô cùng quan trọng, vì vậy hạch toán cũng cần phải tuân thủ đầy đủ theo trình tự, thủ tục và quy trình do pháp luật kế toán quy định.
Bước 4: Lập phiếu chi và ủy nhiệm chi. Đây cũng là một trong những giai đoạn vô cùng quan trọng. Ở giai đoạn này, kế toán sẽ tiến hành hoạt động lập phiếu theo quy định của pháp luật, sau khi thực hiện thủ tục lập phiếu thì kế toán sẽ tiến hành tiếp thủ tục uỷ nhiệm chi cho các chủ thể khác để đưa lên kế toán trưởng, kế toán trưởng ký và gửi lên người đứng đầu đơn vị. Người đứng đầu đơn vị sẽ ký duyệt rồi gửi chi phiếu đến cho thủ quỹ để nhận tiền, cuối cùng thì kế toán sẽ thanh toán và chuyển tiền tụi ngân hàng.
Bước 5: Tiến hành thủ tục thu và chi tiền trên thực tế. Căn cứ vào
Bước 6: Tiến hành thủ tục đối soát, kiểm tra số liệu và thực hiện báo cáo. Kế toán cần phải đối chiếu sổ sách, lưu lại tất cả các hồ sơ giấy tờ có liên quan. Tức là ở giai đoạn này, kế toán cần phải có trách nhiệm lưu lại hóa đơn và các chứng từ có liên quan đến quá trình thanh toán.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Kế toán do Văn phòng Quốc hội ban hành;
– Chỉ thị 05/2004/CT-BTC của Bộ Tài chính về việc đẩy mạnh triển khai Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán;
– Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BTC năm 2019 do Bộ Tài chính ban hành hợp nhất Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán.
THAM KHẢO THÊM: