Việc theo dõi, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giúp nhà quản trị xác định hiệu quả hoạt động của từng bộ phận và nguyên nhân của những tồn tại. Khi thực hiện nhập dự toán ngân sách của kho bạc nhà nước phiếu nhập dự toán ngân sách.
Mục lục bài viết
1. Phiếu nhập dự toán ngân sách là gì?
Dư toán ngân sách được hiểu đơn giản là quá trình soạn thảo ngân sách và đề ra các biện pháp kiểm soát ngân sách. Quá trình dự toán ngân sách sẽ khuyến khích cán bộ quản lý nghĩ về tương lai, góp phần phối hợp chức năng và hoạt động của các phòng ban trong một công ty với nhau, tạo ra cơ sở để xác định và giao trách nhiệm cho từng cán bộ quản lý, cũng như khuyến khích mọi người bằng cách đặt ra những tiêu chuẩn cần đạt được. Ngoài ra, dự toán ngân sách cũng bao gồm việc tạo ra các công cụ kiểm soát và thay đổi dự toán khi cần thiết. Với những vai trò đó, mẫu phiếu nhập dự toán ngân sách được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và mang những ý nghĩa, vai trò riêng trong thực tế.
Mẫu số C6-01/NS phiếu nhập dự toán ngân sách là mẫu phiếu được lập ra để ghi chép về việc nhập dự toán ngân sách của kho bạc nhà nước. Mẫu phiếu nêu rõ thông tin mã loại dự toán, mã chương, số tiền, thời hạn cấp phát,… Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 77/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
2. Mẫu phiếu nhập dự toán ngân sác:
Mẫu số C6-01/NS
(Theo TT số 77/2017/TT-BTC ngày 28/72017 của Bộ Tài chính)
Số: ………. Năm NS: ………………
PHIẾU NHẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
Căn cứ Quyết định giao dự toán số: ……………..ngày ……./……./…………của ……………
Tổ chức ngân sách/Đơn vị có quan hệ với NS: ……………
Thời hạn cấp phát đến: ……….
STT
| Mã loại DT | Mã TKKT | Mã cấp NS | Mã ĐVQHNS | Mã chương | Mã ngành KT | Mã CTMT, DA | Mã nguồn NSNN | Số tiền | |
Nợ | Có | |||||||||
….., ngày…tháng…năm…
Người nhập
(Ký và ghi rõ họ tên)
Kiểm soát
(Ký và ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo phiếu nhập dự toán ngân sách:
– Phần mở đầu:
+ Mẫu số C6-01/NS (Theo TT số 77/2017/TT-BTC ngày 28/72017 của Bộ Tài chính).
+ Tên biên bản cụ thể là phiếu nhập dự toán ngân sách.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Căn cứ lập phiếu nhập dự toán ngân sách.
+ Thông tin tổ chức ngân sách/Đơn vị có quan hệ với ngân sách.
+ Thông tin thời hạn cấp phát.
+ Nội dung phiếu nhập dự toán ngân sách.
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Ký và ghi rõ họ tên của người nhập.
+ Ký và ghi rõ họ tên của kiểm soát.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của thủ trưởng đơn vị.
4. Căn cứ xây dựng, lập dự toán ngân sách nhà nước:
Trên phương diện kinh tế có thể hiểu ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ chung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của mình trên cơ sở luật định. Theo quy định của pháp luật thì ngân sách nhà nước là tất cả các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm đảm bảo các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Như vậy, ta có thể hiểu ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu và chi của Nhà nước nằm trong dự toán đã được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định của
Theo Điều 41
“1. Nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bình đẳng giới.
2. Nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương.
3. Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà nước; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước.
4. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
5. Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau.
6. Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước.
7. Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước.
8. Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách thông báo cho các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.”
– Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Mỗi vùng trên đất nước ta có điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện về kinh tế – xã hội không giống nhau như về vị trí địa lý, dân số theo vùng lãnh thổ, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, trình độ phát triển…
Chính vì thế, để có thể lập được dự toán ngân sách phù hợp với điều kiện từng vùng cụ thể, các cơ quan có thẩm quyền phải thông báo đối với từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, từng địa phương và đơn vị những điều kiện cụ thể, chi tiết của vùng mình.
Thông qua đó, đưa ra được các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch và những chỉ tiêu phản ánh quy mô nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện kinh tế – xã hội và tự nhiên của từng vùng để xây dựng dự toán ngân sách.
– Căn cứ vào chính sách, chế độ thu ngân sách; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định.
Căn cứ vào những quy phạm pháp luật định ra những chuẩn mực pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Tuy nhiên, các quan hệ xã hội không ngừng biến đổi nên nhiều trường hợp chính sách, chế độ không còn phù hợp để điểu chỉnh, ta nhận thấy cần có sự sửa đổi, bổ sung cần thiết đối với những văn bản này.
Đối với những trường hợp này, cấp có thẩm quyền cần nghiên cứu nhằm sửa đổi, bổ sung và ban hành trước thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Khi lập dự toán thu ngân sách nhà nước cần phải căn cứ vào mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách.
– Việc xây dựng dự toán ngân sách còn căn cứ vào những quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước (đối với dự toán năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách); tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đã được quy định (đối với dự toán năm tiếp theo của thời kỳ ổn định).
– Phải căn cứ vào chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách năm sau; thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách; thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về lập dự toán ngân sách ở các cấp địa phương.
– Phải căn cứ vào số kiểm tra về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính thông báo và số kiểm tra về dự toán chi đầu tư phát triển do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy ban nhân dân cấp trên thông báo số kiểm tra cho các đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp dưới.
– Ngoài ra, phải căn cứ vào tình hình thực hiện ngân sách các năm trước.
5. Một số yêu cầu về xây dựng dự toán ngân sách nhà nước:
Dự toán ngân sách nhà nước năm …. phải đáp ứng một số yêu cầu sau đây theo quy định của pháp luật:
– Dự toán ngân sách nhà nước năm …. được xây dựng theo đúng quy định của các văn bản pháp luật liên quan vụ thể là:
– Việc xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm ….. phải theo đúng các quy định của pháp luật về thu, chi và quản lý thu, chi ngân sách; trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán ngân sách nhà nước. Quán triệt chủ trương triệt để tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu lập dự toán.
– Căn cứ việc thực hiện dự toán năm ….., đơn vị dự kiến đầy đủ và phân tích làm rõ nhu cầu kinh phí cho các nhiệm vụ đặc thù tăng thêm trong năm …… và các nhiệm vụ phát sinh đã được cấp có thẩm quyền quyết định, đòi hỏi phải có kinh phí để thực hiện. Trong đó, phải chủ động sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ chi theo mức độ cấp thiết, khả năng triển khai các nhiệm vụ, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở nguồn ngân sách nhà nước được phân bổ, các nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác.