Để thực hiện khiếu nại hay tố cáo các cá nhân, cơ quan, tổ chức, pháp nhân cần nộp đơn đến các cơ quan có thẩm quyền. Khi nhận được đơn các cơ quan này phải lập phiếu nhận đơn. Vậy, phiếu nhận đơn được quy định cụ thể như thế nào và có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
1. Phiếu nhận đơn là gì?
Khiếu nại và tố cáo là hai cụm từ thường xuyên được nhắc đến không chỉ trong phạm vi pháp luật mà còn rất phổ biến trong thực tế cuộc sống thường ngày. Mặc dù vậy, nhiều chủ thể vẫn chưa hiểu chưa rõ, chưa chính xác, chưa đầy đủ về bản chất của hoạt động khiếu nại, tố cáo từ đó mà dẫn đến việc các cá nhân, tổ chức lạm dụng quá nhiều đơn khiếu nại, tố cáo. Việc này đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của nhân dân, quyền lợi của cá nhân tổ chức, quy định pháp luật và trật tự an ninh xã hội. Trong quá trình giải quyết khiếu nại và tố cáo có rất nhiều biểu mẫu được nhà nước ta ban hành nhằm mục đích đảm bảo hoạt động của giai đoạn này. Phiếu nhận đơn là một trong số đó và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn.
Mẫu số 05/PTHA: Mẫu phiếu nhận đơn là mẫu phiếu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để đưa ra ghi chép về việc nhận đơn. Mẫu phiếu nêu rõ thông tin phòng thi hành án, nội dung đơn, người gửi đơn, các tài liệu kèm theo,… Mẫu được ban hành theo Thông tư 96/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng. Sau khi hoàn thành việc lập phiếu nhận đơn thì người làm đơn và cán bộ nhận đơn cần ký và ghi rõ họ tên của mình để mẫu đơn có giá trị trong thực tiễn.
2. Mẫu phiếu nhận đơn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……., ngày ….. tháng ……. năm ……
PHIẾU NHẬN ĐƠN
Phòng Thi hành án ………..
Nhận đơn của: ………….
Địa chỉ: …….
Nội dung đơn: ……..
Các tài liệu kèm theo gồm:
………..
NGƯỜI NỘP
(Ký, ghi rõ họ, tên)
NGƯỜI NHẬN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu phiếu nhận đơn:
– Phần mở đầu:
+ Mẫu số 05/PTHA.
+ Thông tin phòng thi hành án.
+ Ghi đầy đủ nội dung bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập phiếu nhận đơn.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là phiếu nhận đơn.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin phòng thi hành án.
+ Thông tin về đối tượng nộp đơn.
+ Nội dung đơn.
+ Các tài liệu kèm theo.
– Phần cuối biên bản:
+ Ký và ghi rõ họ tên của thủ người nộp.
+ Ký và ghi rõ họ tên của thủ người nhận.
4. Nguyên tắc xử lý, tiếp nhận và phân loại đơn:
Nguyên tắc xử lý đơn được quy định như sau:
Việc xử lý đơn cần phải đảm bảo chính xác, khách quan, kịp thời, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và pháp luật về khiếu nại, tố cáo; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự.
Tiếp nhận đơn: Đơn được tiếp nhận từ các nguồn cơ bản sau đây, bao gồm:
– Đơn do cơ quan, tổ chức, công dân gửi bộ phận tiếp nhận đơn; hộp thư góp ý; đường dây nóng; địa điểm tiếp công dân của cơ quan, đơn vị hoặc trực tiếp trình bày với người có thẩm quyền được lập thành văn bản.
– Đơn do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, các cơ quan báo chí và các cơ quan khác chuyển đến.
– Đơn gửi qua dịch vụ bưu chính. Đơn tiếp nhận được từ các nguồn này phải được vào sổ hoặc nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính để quản lý, theo dõi. Việc lưu trữ sổ sách và sao lưu dữ liệu trên máy tính được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Phân loại đơn:
Đơn được phân loại theo nội dung đơn; điều kiện xử lý; thẩm quyền giải quyết hoặc theo số lượng người khiếu nại, người tố cáo, người đề nghị, kiến nghị, phản ánh.
Sau khi phân loại đơn, đối với đơn có nội dung khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh thì tách riêng từng nội dung để xử lý theo quy định.
5. Quy định về giải quyết khiếu nại:
Ta có thê hiểu khiếu nại là việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện việc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân Nhà nước có thẩm quyền xem xét lại phán quyết, quyết định hành chính, vi phạm hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định đối với cán bộ, công chức theo trình tự, thủ tục nhất định khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó không đúng với quy định của pháp luật, ảnh hưởng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại:
Ngoài các nội dung về thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định tại Điều 142 Luật Thi hành án dân sự, thì Thông tư số
– Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện giải quyết khiếu nại đối với khiếu nại quyết định, hành vi của phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chấp hành viên.
– Đối với thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh giải quyết đối với khiếu nại quyết định, hành vi của phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chấp hành viên.
Trình tự thủ tục giải quyết đơn khiếu nại:
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thụ lý đơn khiếu nại, yêu cầu báo cáo, giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Điều 9 của Thông tư 02/2016/TT-BTP.
Trong trường hợp cần xác minh, đối thoại trực tiếp tại địa phương hoặc tại các cơ quan, tổ chức có liên quan để giải quyết khiếu nại thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra quyết định thành lập đoàn xác minh, đối thoại; đoàn xác minh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để xác minh, đối thoại quy định cụ thể tại Điều 11 Thông tư 02/2016/TT-BTP.
Đối với trường hợp phải trưng cầu giám định, thì chi phí trưng cầu giám định do ngân sách nhà nước chi trả; người khiếu nại yêu cầu giám định thì phải chịu chi phí. Trường hợp người khiếu nại yêu cầu giám định lại mà kết quả khác với kết quả giám định trước đó, thì không phải chịu chi phí quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 12 02/2016/TT-BTP.
6. Quy định về giải quyết đơn tố cáo:
Về khái niệm tố cáo, ta co thể hiểu tố cáo là việc công dân thực hiện việc trình báo cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân, cơ quan, tổ chức gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân công dân, cơ quan, tổ chức theo thủ tục quy định của pháp luật.
Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
– Người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo trong các trường hợp sau đây:
+ Tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới.
+ Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam.
+ Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm.
Thụ lý đơn tố cáo:
Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, công chức nghiên cứu nội dung đơn tố cáo, đề xuất người có thẩm quyền xử lý.
Sau khi tiếp nhận tố cáo thuộc thẩm quyền, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo thực hiện việc kiểm tra, xác minh họ tên, địa chỉ của người tố cáo và các nội dung khác theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của
Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý giải quyết tố cáo trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo và thông báo cho người tố cáo và người bị tố cáo biết.
Thẩm quyền giải quyết tố cáo:
– Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở Tư pháp.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Thanh tra Sở Tư pháp.
Thời hạn giải quyết:
– Theo quy định của pháp luật, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo thì thời hạn giải quyết tố cáo là sáu mươi ngày; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là chín mươi ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.
– Cần lưu ý rằng trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn giải quyết một lần nhưng không quá ba mươi ngày và đối với vụ việc phức tạp thì không quá sáu mươi ngày.