Phiếu điều tra được thực hiện trong rất nhiều hoạt động, nhu cầu khảo sát của con người. Các cá nhân, tổ chức có thể lập phiếu điều tra để khảo sát thông tin, nhu cầu hay chất lượng, mục đích cụ thể. Do đó, mẫu phiếu điều tra cũng được trình bày linh hoạt trong các nhu cầu khác nhau. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu nội dung, các bước xây dựng một mẫu phiếu điều tra hoàn chỉnh.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu phiếu điều tra được hiểu như thế nào?
- 2 2. Thuật ngữ tiếng Anh:
- 3 3. Một số mẫu phiếu điều tra thông dụng?
- 4 4. Các bước để lập một mẫu phiếu điều tra đúng chuẩn:
- 4.1 4.1. Bước 1: Cần phải xác định được mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu:
- 4.2 4.2. Bước 2: Xác định được đối tượng cần phải khảo sát cũng như mẫu khảo sát dự kiến:
- 4.3 4.3. Bước 3: Tiến hành xác định cách thức để thu thập số liệu:
- 4.4 4.4. Bước 4: Nghiên cứu và xác định các câu hỏi có trong mẫu phiếu:
- 4.5 4.5. Bước 5: Sắp xếp các câu hỏi theo một trình tự nhất định:
- 4.6 4.6. Bước 6: Thực hiện phỏng vấn thử và tham khảo ý kiến của người có chuyên môn:
- 4.7 4.7. Bước 7: Điều chỉnh và bổ sung mẫu phiếu điều tra:
1. Mẫu phiếu điều tra được hiểu như thế nào?
Phiếu điều tra là công cụ điều tra phổ biến nhất trong nghiên cứu thị trường, hướng đến tiếp cận các nhóm đối tượng cụ thể. Do đó thường được dùng để ghi chép các ý kiến của khách hàng theo phương pháp phỏng vấn. Việc điều tra giúp tổ chức, cá nhân xác định được kết quả khảo sát, tiếp cận được nhu cầu, mục đích cũng như hướng chuyển đổi của nhóm đối tượng.
Phiếu điều tra là một bảng các câu hỏi có chủ đích mà người được phỏng vấn cần trả lời. Bên lập phiếu xây dựng dựa trên những nguyên tắc tâm lý và những nguyên tắc hành vi của con người. Từ đó muốn thống kê các nhóm câu trả lời để thực hiện phân tích, đánh giá. Cho nên số lượng câu hỏi trong phiếu phụ thuộc vào nội dung nghiên cứu.
Thông thường phiếu điều tra cần được triển khai trên diện rộng, tiếp cận nhiều người. Từ đó kết quả tổng hợp được có tính khái quát, đa dạng hơn.
Mục đích sử dụng phiếu điều tra:
Phiếu điều tra có thể hỏi về thói quen sống hay sở thích, suy nghĩ của mọi người về một vấn đề xã hội. Hoặc thực hiện trong mục tiêu cụ thể mà bên điều tra hướng đến. Đó là công cụ để điều tra viên thu thập dữ liệu để đưa ra những kết luận khách quan nhất.
Trong phiếu điều tra có phần lớn các câu hỏi lựa chọn đáp án. Cùng với đó là một số câu hỏi dạng trả lời tự luận. Tuy nhiên cần cân đối số lượng, mục tiêu tiếp cận để làm phiếu điều tra trên thực tế.
Lượng phiếu càng nhiều, người trả lời phiếu càng trung thực thì kết quả điều tra càng chính xác. Khi đó có thể tiếp cận không chỉ đối tượng trực tiếp mà gián tiếp trong nhu cầu khảo sát. Chính vì vậy, điều tra viên cần phải thiết kế ra một bảng câu hỏi logic và ngắn gọn giúp cho người được phỏng vấn dễ dàng trả lời với độ chính xác cao.
Phiếu điều tra có tác dụng lớn là thế, nhưng để tạo ra được một bảng điều tra tốt, làm sao để tỉ lệ trả lời phỏng vấn chính xác cao lại là một vấn đề khó khăn đối với các điều tra viên. Đây cũng là yêu cầu trong năng lực, kinh nghiệm phiếu điều tra.
Có hai dạng phiếu điều tra:
Phiếu điều tra online và offline.
+ Với dạng phiếu online, người được phỏng vấn có thể trả lời thông qua những mẫu hỏi trên internet.
+ Với dạng offline, bảng hỏi sẽ được in ra giấy và phát tận tay người được phỏng vấn.
Tuy nhiên, với những dự án nghiên cứu khảo sát phức tạp hay những bảng hỏi thiếu logic, thì tỉ lệ số phiếu trả lời sai hoặc không đúng mục đích là khá lớn. Đòi hỏi người tham gia điều tra cũng có kiến thức, chuyên môn hay tiêu chuẩn phù hợp nhất định. Đó cũng là một điểm khó khăn cho những người thực hiện khảo sát.
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
Phiếu điều tra tiếng Anh là Survey.
3. Một số mẫu phiếu điều tra thông dụng?
Tham khảo mẫu phiếu điều tra sinh viên và cách tạo mẫu điều tra bên dưới.
4. Các bước để lập một mẫu phiếu điều tra đúng chuẩn:
Mục đích: thiết kế được một mẫu phiếu điều tra đúng chuẩn, chuyên nghiệp và mang lại hiệu quả cao khảo sát.
4.1. Bước 1: Cần phải xác định được mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu:
– Đây là điều rất cần thiết để đảm bảo rằng tất cả các câu hỏi được đưa ra trong mẫu phiếu điều tra. Các câu hỏi, ý trả lời cũng gắn với mục đích cần tổng hợp, triển khai.
– Tránh trường hợp thiếu dữ liệu hay thừa dữ liệu không cần thiết. Phải đảm bảo nội dung tiếp cận, mục tiêu khai thác thông tin.
4.2. Bước 2: Xác định được đối tượng cần phải khảo sát cũng như mẫu khảo sát dự kiến:
– Bởi vì mỗi nghiên cứu sẽ có những đối tượng riêng, vậy nên bảng hỏi không phải đưa cho đối tượng nào cũng được. Như các đối tượng tiềm năng phù hợp sử dụng hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Hoặc các khảo sát thực hiện đối với nhóm sinh viên mới ra trường.
Vì vậy bạn cần phải xác định cụ thể đâu là đối tượng khảo sát mục tiêu của mình. Cũng như tìm đúng đối tượng, họ sẽ cho bạn các kết quả khảo sát đúng trọng tâm.
– Xác định được số lượng người có trong nhóm đối tượng khảo sát để có được những dữ liệu đại diện mang tính khả thi. Có thể khảo sát được và có giá trị thống kê, phân tích. Từ đó cũng có căn cứ xác định mục đích, hướng đến phân tích để tìm kiếm các nhu cầu sau khảo sát.
– Khi đã xác định được mẫu khảo sát dự kiến thì bạn sẽ có được chiến lược phù hợp nhất để có được nó trong thời gian và điều kiện cho phép. Tiến hành ở các địa điểm hoặc tiếp cận đúng đối tượng.
4.3. Bước 3: Tiến hành xác định cách thức để thu thập số liệu:
– Có 2 cách chính để thu thập dữ liệu đó là thông qua hình thức trực tiếp hoặc hình thức gián tiếp.
Đối với hình thức trực tiếp:
Chính bạn sẽ là người trực tiếp đến gặp đối tượng được khảo sát và nhờ hay yêu cầu họ trả lời bảng hỏi cho mình.
Ưu điểm của hình thức này đó là sẽ thấy được hiệu quả ngay tức thì. Bạn sẽ nhận được các câu trả lời của đối tượng. Số lượng bảng hỏi được trả lời tương đối nhiều và những dữ liệu thu được sẽ có độ tin cậy cao hơn.
Tuy nhiên nhược điểm là sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn. Đặc biệt là phải thiết kế các mẫu khảo sát có thể hoàn thiện nhanh chóng nhưng lại mang đến kết quả phản ánh chất lượng cao.
Đối với hình thức gián tiếp:
Bạn có thể gửi bảng hỏi của mình qua hình thức online đến các đối tượng được khảo sát thông qua email, các diễn đàn khác nhau,… và nhờ hay yêu cầu họ trả lời giúp bạn. Khi đó, bạn phải kêu gọi được mọi người, bởi họ không có trách nhiệm cũng không có hứng thú nếu không thực sự có quyền lợi liên quan.
Ưu điểm của hình thức này đó là bạn sẽ không phải mất công đi khảo sát trực tiếp. Tuy nhiên nhược điểm sẽ là tỷ lệ trả lời thấp và dữ liệu thu được sẽ thiếu tin cậy do các nguyên nhân khác nhau. Không phải tất cả mọi người nhìn thấy đều thực hiện các khảo sát giúp bạn.
– Vậy nên, người nghiên cứu có thể dựa vào mẫu dự kiến cũng như các điều kiện khác nhau như thời gian, sức lực, … để sử dụng linh hoạt 1 hay nhiều hình thức kết hợp. Cũng như mang đến các lời mời, kêu gọi để khơi gọi sự tò mò, hứng thú thực hiện khảo sát. Đây không phải điều dễ thực hiện.
4.4. Bước 4: Nghiên cứu và xác định các câu hỏi có trong mẫu phiếu:
– Đối với bước này, người nghiên cứu cần phải xác định được các câu hỏi cần thiết có trong mẫu phiếu của mình. Các nội dung phải liên quan, hướng đến mục đích chung. Nhưng cũng đảm bảo triển khai tốt các khía cạnh cần khảo sát của vấn đề.
– Những câu hỏi này sẽ giúp bạn thu thập được những dữ liệu cần thiết nhằm phục vụ cho việc thống kê, phân tích,… Từ đó cho ra các nhóm đối tượng có quan điểm tương đồng, có đánh giá như nhau. Qua đó, bạn có thể trả lời được câu hỏi và hoàn thành mục tiêu.
– Bên cạnh đó, những câu hỏi này có thể dựa vào lý thuyết, các thang đo được sử dụng trong các bài nghiên cứu trước đây, hay có thể là các câu hỏi do nhóm nghiên cứu đặt ra. Phải đáp ứng được mục đích nghiên cứu, tiếp cận và triển khai yêu cầu ban đầu.
4.5. Bước 5: Sắp xếp các câu hỏi theo một trình tự nhất định:
– Việc quan trọng mà các bạn cần làm sau khi đã xác định được các câu hỏi nghiên cứu đó là sắp xếp các câu hỏi này theo một trình tự nhất định. Thông thường có thể đặt các câu tự luận ở cuối cùng. Số câu tự luận cũng phải hạn chế, được kiểm soát về nội dung sẽ trình bày.
– Việc sắp xếp thứ tự của các câu hỏi cần đạt được sự khoa học, logic để mẫu phiếu được thiết kế một cách hợp lý và tránh gây ra sự khó khăn, phức tạp cho người được khảo sát. Cũng như mang đến hiệu quả khai thác vấn đề một cách logic.
4.6. Bước 6: Thực hiện phỏng vấn thử và tham khảo ý kiến của người có chuyên môn:
– Đây được xem là bước vô cùng quan trọng mà những người nghiên cứu cần phải lưu ý. Các đối tượng chuyên môn sẽ đóng góp, cho nhận xét về chất lượng phiếu khảo sát được lập.
Thông thường bảng hỏi đầu tiên sẽ chưa được ổn và có thể sẽ mắc phải các lỗi sai về việc câu hỏi không rõ nghĩa, khó hiểu hay dễ bị hiểu sai,… Người khảo sát cần lắng nghe, hoàn thiện mẫu theo góp ý của đối tượng chuyên môn.
– Vì vậy, người nghiên cứu cần phải tiến hành khảo sát thử đối với một số người nhất định có trong nhóm đối tượng mục tiêu nhằm biết được những lỗi sai này. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực để có được một mẫu phiếu tốt nhất. Từ đó mang đến chất lượng về cả nội dung và hình thức của phiếu khảo sát được lập.
– Với các bạn sinh viên khi làm nghiên cứu thì giảng viên hướng dẫn đề tài chính là người mà bạn nên tham khảo và xin ý kiến để có được một mẫu phiếu chất lượng. Bởi các sinh viên thường chưa có kiến thức tốt hay kinh nghiệm liên quan đến lập phiếu khảo sát. Tuy nhiên các bài học thực tế lại mang đến hiệu quả tiếp cận lý luận tốt hơn cả.
4.7. Bước 7: Điều chỉnh và bổ sung mẫu phiếu điều tra:
Đối với bước này người nghiên cứu cần phải đưa ra sự điều chỉnh sao cho phù hợp để có một mẫu phiếu tốt nhất. Dựa trên các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bạn và rút ra được từ những nhận xét hợp lý. Việc điều chỉnh sẽ giúp bạn khắc phục được các lỗi sai mà mọi người đã góp ý.