Người lao động được đóng các loại bảo hiểm xã hội để hưởng các chế độ trợ cấp khi cần thiết như các chế độ lương hưu, chế độ thất nghiệp, chế độ thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Vậy, chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu phiếu điều chỉnh trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng do thương tật, bệnh tật tái phát là gì?
- 2 2. Mẫu số 16H-HBQP: Mẫu phiếu điều chỉnh trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng do thương tật, bệnh tật tái phát:
- 3 3. Hướng dẫn lập Mẫu số 16H-HBQP: Mẫu phiếu điều chỉnh trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng do thương tật, bệnh tật tái phát:
- 4 4. Một số quy định pháp luật liên quan tai nạn lao động hằng tháng do thương tật, bệnh tật tái phát:
1. Mẫu phiếu điều chỉnh trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng do thương tật, bệnh tật tái phát là gì?
Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 ghi nhận các khái niệm và trợ cấp và tai nạn lao động như sau:
Trợ cấp là một khoản tiền nhằm hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế cần được hỗ trợ về kinh tế để vượt qua khó khăn trong những tình huống nhất định, ví dụ như người lao động mất việc làm, người có công với cách mạng,…
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Mẫu phiếu điều chỉnh trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng do thương tật, bệnh tật tái phát – Mẫu số 16H-HBQP là mẫu phiếu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập ra gửi cho đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng do thương tật, bệnh tật tái phát. Trong mẫu phiếu phải ghi rõ thông tin đối tượng được hưởng, mức trợ cấp được hưởng.
Mẫu phiếu điều chỉnh trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng do thương tật, bệnh tật tái phát – Mẫu số 16H-HBQP là mẫu phiếu được cơ quan nhà nước lập ra để điều chỉnh trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng do thương tật, bệnh tật tái phát. mẫu phiếu này được gửi cho người lao động nhận trợ cấp
2. Mẫu số 16H-HBQP: Mẫu phiếu điều chỉnh trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng do thương tật, bệnh tật tái phát:
Nội dung của phiếu điều chỉnh trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng do thương tật, bệnh tật tái phát:
BỘ QUỐC PHÒNG
BẢO HIỂM XÃ HỘI
——-
Số: /PĐC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm ……Hà Nội, ngày …. tháng …. năm ……
PHIẾU ĐIỀU CHỈNH
TRỢ CẤP TNLĐ/BNN HẰNG THÁNG DO THƯƠNG TẬT, BỆNH TẬT TÁI PHÁT
Đồng chí:……Nam (nữ): ………
Sinh ngày: ……/ ……/………… Số sổ BHXH: ……
Cấp bậc, chức vụ, chức danh, nghề nghiệp: …….
Đơn vị: ………
Bị TNLĐ/BNN ngày: ……../ ……/ ……; Tỷ lệ suy giảm KNLĐ: ………
Được hưởng trợ cấp TNLĐ/BNN hằng tháng từ ngày: …./…../……. theo Quyết định số ……/QĐ-BHXH ngày …../ ……/ ……… của Giám đốc BHXH Bộ Quốc phòng.
Mức hưởng trợ cấp TNLĐ/BNN hằng tháng như sau:
Tổng số thời gian tham gia bảo hiểm xã hội: …..năm ……tháng
Mức tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp: …….…. đồng/tháng
a) Trợ cấp theo mức suy giảm khả năng lao động: ……….. đồng
b) Trợ cấp theo thời gian và tiền lương tháng đóng BHXH ….. đồng
Số tiền trợ cấp hằng tháng (a+b): ……… đồng
c) Mức điều chỉnh (a+b): …….. đ x……. (hệ số điều chỉnh)=………….. đồng
Tổng số tiền trợ cấp: …… đồng
(Bằng chữ: ……)
Nơi nhận: ……../.
NGƯỜI LẬP PHIẾU
(Ký, ghi rõ họ tên)
TRƯỞNG PHÒNG CĐCS
(Ký, ghi rõ họ tên)
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI NHẬN
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú: Mẫu này dùng cho thanh toán trợ cấp TNLĐ/BNN hằng tháng do thương tật, bệnh tật tái phát (phần mềm nên để mở, để thuận tiện khi có hệ số điều chỉnh).
3. Hướng dẫn lập Mẫu số 16H-HBQP: Mẫu phiếu điều chỉnh trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng do thương tật, bệnh tật tái phát:
– Tên cơ quan lập phiếu
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Tên phiếu
– Đối tượng được hưởng
– Mức trợ cấp được hưởng
– Ký xác nhận của các cơ quan
4. Một số quy định pháp luật liên quan tai nạn lao động hằng tháng do thương tật, bệnh tật tái phát:
– Thứ nhất, về hình thức, tai nạn lao động được xác định tất cả các loại tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, khi xác định tai nạn lao động cần phải phân biệt rõ giữa cấp độ do tai nạn lao động gây ra là tổn thương hay tử vong để bảo đảm chế độ cho người bị tai nạn lao động.
Một người bị tai nạn lao động có thể bị tổn thương cơ thể nhưng có thể không được hưởng chế độ bởi vì xét theo cấp độ và mức độ tổn thương không đạt mức được hưởng trợ cấp. Tuy nhiên, khi xác định tai nạn lao động cũng cần lưu ý trường hợp nhìn bên ngoài không thấy tổn thương nhưng thực chất khi khám nghiệm bên trong lại được xác định là tai nạn lao động
Ví dụ: trường hợp bị ngạt khói hoặc bị ngộ độc cấp dẫn đến tử vong
– Thứ hai, về phạm vi: tai nạn lao động có phạm vi rộng, không chỉ giới hạn ở trong biên giới của doanh nghiệp, cần phải xác định rõ địa điểm xảy ra tai nạn đó ở đâu, người lao động bị tai nạn khi thực hiện nghĩa vụ lao động hoặc nhiệm vụ mà người sử dụng lao động yêu cầu hoặc giao cho hay không hay trong khi làm việc ngoài những công việc liên quan trong phạm vi công ty. Chỉ khi xác định được tai nạn đáp ứng được yếu tố trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động thì mới được công nhận là tai nạn lao động.
– Thứ ba, về đối tượng bị tại nạn lao động: pháp luật quy định về tai nạn lao động được áp dụng đối với những người học nghề, thực tập nghề và thử việc tại công ty, doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp. Theo đó, việc xác định tai nạn lao động không bị hạn chế đối với người lao động có quan hệ lao động chính thức mà còn áp dụng đối với cả những người chưa có quan hệ lao động chưa ký kết
Theo đó, trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tất các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo lên cấp trên hoặc cơ quan tham gia điều tra nguyên nhân tai nạn, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ đối với việc theo dõi hoạt động tai nạn tại nơi làm việc theo quy định của Chính phủ, nhằm tránh việc che giấu, khai báo gian dối lẩn tránh trách nhiệm, xâm hại quyền lợi của người lao động.
Theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây khi tai nạn lao động xảy ra (các trách nhiệm này tương ứng với quyền của người lao động bị tai nạn lao động):
– Người sử dụng lao động có các trách nhiệm khai báo tai nạn lao động đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sơ cứu, cấp cứu kịp thời cho người lao động, tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động;
– Người sử dụng lao động có các trách nhiệm thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động;
– Người sử dụng lao động có các trách nhiệm trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
– Người sử dụng lao động có các trách nhiệm bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động theo quy định của pháp luật;
– Người sử dụng lao động có các trách nhiệm giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
– Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
– Người sử dụng lao động có các trách nhiệm cùng với người lao động và gia đình họ hoàn tất hồ sơ để hưởng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, việc đảm bảo an toàn cho người lao động đã được quy định rất rõ ở Luật an toàn, vệ sinh lao động, trách nhiệm đảm bảo an toàn lao động là của tất cả mọi người tham gia lao động trên thị trường. Các trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là không ai mong muốn nhưng khi tham gia vào lao động thì không tránh khỏi việc bị tai nạn lao động.
– Căn cứ vào thời gian người lao động tham gia làm việc chính là căn cứ để tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, theo đó thời gian được tính là tổng thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động, không tính khoản thời gian đóng trùng của các
– Căn cứ vào tiền lương đóng bảo hiểm trong quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đây là căn cứ tính để người lao động hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Mức tiền lương đóng bảo hiểm được hiểu là tiền lương tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; là tiền lương tháng cuối cùng đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của công việc đã làm mà công việc đó gây ra bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp.
Trong trường hợp ngay trong tháng đầu đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà người lao động bị tai nạn lao động hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong tháng đầu trở lại làm việc đóng bảo hiểm sau thời gian đóng gián đoạn do chấm dứt hợp đồng lao động thì được tính bằng tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng đó.
Như vậy, để được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người lao động khi tham gia lao động phải đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động, theo đó, số tiền lương mà người lao động đã đóng vào quỹ bảo hiểm sẽ là căn cứ để tính hưởng chế độ tai nạn lao động.