Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Vậy Mẫu phiếu điều chỉnh các khoản chi ngân sách nhà nước thì cần làm gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu phiếu điều chỉnh các khoản chi ngân sách nhà nước là gì?
- 2 2. Mẫu phiếu điều chỉnh các khoản chi ngân sách nhà nước theo mẫu C3-05/NS:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu phiếu điều chỉnh các khoản chi ngân sách nhà nước:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về điều chỉnh các khoản chi ngân sách nhà nước:
1. Mẫu phiếu điều chỉnh các khoản chi ngân sách nhà nước là gì?
– Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
– Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương
– Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng.
– Mẫu phiếu điều chỉnh các khoản chi ngân sách nhà nước là mẫu với các nội dung và thông tin về điều chỉnh các khoản chi ngân sách nhà nước
Phiếu điều chỉnh các khoản chi ngân sách nhà nước để điều chỉnh các khoản chi ngân sách nhà nước trong các trường hợp khác nhau. Mẫu C3-05/NS – Phiếu điều chỉnh các khoản chi ngân sách nhà nước được ban hành Thông tư 19/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 77/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước
2. Mẫu phiếu điều chỉnh các khoản chi ngân sách nhà nước theo mẫu C3-05/NS:
Không ghi vào khu vực này | PHIẾU ĐIỀU CHỈNH CÁC KHOẢN CHI NSNN | Mẫu số C3–05/NS (Theo TT số 19/2020/TT-BTC ngày 31/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) Số: ……..… |
Đơn vị đề nghị điều chỉnh: ………
Đề nghị Kho bạc nhà nước: …………… điều chỉnh số liệu chi ngân sách.
Lý do điều chỉnh: ………
STT | Ngày hạch toán | Số chứng từ | Diễn giải | Năm NS | Mã TKKT | Tạm ứng/ ƯT chưa đủ ĐKTT | Thực chi/ ƯT đủ ĐKTT | Mã ND KT | Mã cấp NS | Mã ĐV QH NS | Mã ĐB HC | Mã chương | Mã ngành KT | Mã CTMT, DA và HTCT | Mã nguồn NSNN | Năm KHV | Mã dự phòng | Số tiền | |
Nợ | Có | ||||||||||||||||||
– Số liệu đã hạch toán | |||||||||||||||||||
– Số liệu đề nghị điều chỉnh | |||||||||||||||||||
KHO BẠC NHÀ NƯỚC
Ngày … tháng … năm …..
KẾ TOÁN
KẾ TOÁN TRƯỞNG
GIÁM ĐỐC
ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH
Ngày … tháng … năm …..
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, ghi họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu phiếu điều chỉnh các khoản chi ngân sách nhà nước:
– Ghi đầy đủ các thông tin vào mẫu đơn rút dự toán ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ
– Chú ý: không tẩy xóa và làm sai lệch thông tin
– Đơn vị sử dụng ngân sách ( Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
– Kho bạc nhà nước ( kế toán, kế toán trưởng, Giám đốc, kí và ghi rõ họ tên)
4. Một số quy định của pháp luật về điều chỉnh các khoản chi ngân sách nhà nước:
Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Căn cứ tại
4.1. Các khoản chi Ngân sách nhà nước:
Tại Điều 36,37 Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương , địa phương quy định:
– Chi đầu tư phát triển:
+ Đầu tư cho các dự án, bao gồm cả các dự án có tính chất liên vùng, khu vực của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương theo các lĩnh vực được quy định tại khoản 3 Điều này;
+ Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính của trung ương; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
– Chi dự trữ quốc gia.
– Chi thường xuyên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương được phân cấp trong các lĩnh vực:
+ Quốc phòng; An ninh và trật tự, an toàn xã hội; Sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề; Sự nghiệp khoa học và công nghệ; Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình; Sự nghiệp văn hóa thông tin; Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn; Sự nghiệp thể dục thể thao; Sự nghiệp bảo vệ môi trường; Các hoạt động kinh tế; Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị – xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
– Chi trả nợ lãi các khoản tiền do Chính phủ vay.
– Chi viện trợ.
– Chi cho vay theo quy định của pháp luật.
– Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính trung ương.
– Chi chuyển nguồn của ngân sách trung ương sang năm sau.
– Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương Như sau:
– Chi đầu tư phát triển: Đầu tư cho các dự án do địa phương quản lý theo các lĩnh vực được quy định tại khoản 2 Điều này; Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
– Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp trong các lĩnh vực: Sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề; Sự nghiệp khoa học và công nghệ, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao địa phương quản lý; Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình; Sự nghiệp văn hóa thông tin; Sự nghiệp phát thanh, truyền hình; Sự nghiệp thể dục thể thao; Sự nghiệp bảo vệ môi trường; Các hoạt động kinh tế; Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị – xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay.
– Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương.
– Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách địa phương.
– Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới.
– Chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b và c khoản 9 Điều 9 của Luật này.
4.2. Điều chỉnh các khoản chi ngân sách nhà nước:
Tại Điều 40. Xác định số bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp
1. Ngân sách địa phương được sử dụng nguồn thu được hưởng 100%, số thu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên để cân đối thu, chi ngân sách cấp mình, bảo đảm các nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh được giao.
2. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối được xác định trên cơ sở:
a) Tính toán các nguồn thu, nhiệm vụ chi quy định tại các điều 35, 37 và 38 của Luật này theo các chế độ thu ngân sách, nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách, theo các tiêu chí về dân số, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội của từng vùng; chú ý tới vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và vùng có khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn; vùng có diện tích đất trồng lúa nước lớn; vùng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; vùng kinh tế trọng điểm;
b) Đối với khoản thu ngân sách địa phương được hưởng theo quy định tại điểm đ và điểm i khoản 1 Điều 37 của Luật này không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương và xác định số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.
3. Số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được xác định theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; khả năng ngân sách cấp trên và khả năng cân đối ngân sách của từng địa phương cấp dưới, để hỗ trợ ngân sách cấp dưới trong các trường hợp sau:
a) Thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành chưa được bố trí trong dự toán ngân sách của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách;
b) Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác của cấp trên, phần giao cho cấp dưới thực hiện;
c) Hỗ trợ chi khắc phục thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp dưới;
d) Hỗ trợ thực hiện một số chương trình, dự án lớn, đặc biệt quan trọng có tác động lớn đến phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Mức hỗ trợ được xác định cụ thể cho từng chương trình, dự án. Tổng mức hỗ trợ vốn đầu tư phát triển hằng năm của ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương quy định tại điểm này tối đa không vượt quá 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách trung ương.
Như vậy, Xác định số bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp để cân đối nguồn ngân sách được hợp lý hơn. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối được xác định trên cơ sở và Số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được xác định theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; khả năng ngân sách cấp trên và khả năng cân đối ngân sách của từng địa phương cấp dưới, để hỗ trợ ngân sách cấp dưới trong các trường hợp khác nhau phải được thực hiện theo đúng thủ tục, trình tự và quy định mà pháp luật đề ra.