Cán bộ có vai trò quan trọng đối với nhà nước Việt Nam và có nhiệm vụ xây dựng và thúc đẩy phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân. Khi bổ nhiệm cán bộ cần phải có mẫu phiếu đề xuất bổ nhiệm cán bộ.
Mục lục bài viết
1. Phiếu đề xuất bổ nhiệm cán bộ là gì?
Cán bộ bao gồm cán bộ, công chức, viên chức nói chung hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, các đơn vị sự nghiệp công và thành phần kinh tế Nhà nước, cán bộ được hình thành thông qua con đường đào tạo và bồi dưỡng trong các nhà trường và thực tiễn. Đây là bộ phận đông đảo, ổn định và tiên tiến trong các tầng lớp nhân dân ta. Việc bổ nhiệm cán bộ được Nhà nước ta quan tâm và có những quy định và chính sách cụ thể. Mẫu phiếu đề xuất bổ nhiệm cán bộ được sử dụng phổ biến trong thực tiễn và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng.
Mẫu phiếu đề xuất bổ nhiệm cán bộ là mẫu phiếu được lập ra ghi nhận sự tín nhiệm của cá nhân hoặc tập thể với một cá nhân và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xem xét bổ nhiệm làm cán bộ. Mẫu phiếu bổ nhiệm cán bộ được nêu rõ thông tin cá nhân của người được bổ nhiệm, lý do bổ nhiệm, ý kiến của phòng nhân sự, ý kiến của ban giám đốc về việc bổ nhiệm cán bộ mới. Mẫu phiếu đề xuất bổ nhiệm cán bộ trình bày cụ thể với thông tin cá nhân của người được bổ nhiệm. Cùng với đó là ý kiến của nhân sự, ban giám đốc về việc bổ nhiệm cán bộ.
2. Mẫu phiếu đề xuất bổ nhiệm cán bộ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
PHIẾU ĐỀ XUẤT BỔ NHIỆM CÁN BỘ
– Căn cứ theo phiếu thăng chức số………………
– Căn cứ……….(bộ phận) đề nghị bổ nhiệm cán bộ như sau:
Họ tên người được bổ nhiệm:………..Bộ phận:………
Năm sinh:…………MSNV:………
Chức danh đang đảm nhiệm:………
Công việc chính:
1. ………..
2. ………
3. ………
4. ………
5. ………
6. ………
Chức danh đề nghị bổ nhiệm:………
Ý kiến phòng nhân sự………
Ý kiến của giám đốc………
Trường hợp giám đốc đồng ý với đề xuất, các bộ phận có trách nhiệm hoàn thành đầy đủ thủ tục theo quy trình của công ty.
Người đề nghị
(Ký và ghi rõ họ tên)
Phòng NS
(Ký cà ghi rõ họ tên)
Giám đốc điều hành
(Ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo phiếu đề xuất bổ nhiệm cán bộ:
Mẫu phiếu đề xuất bổ nhiệm cán bộ cần được trình bày rõ ràng, ngắn gọn, đảm bảo ghi đủ các thông tin cần thiết bao gồm các thông tin sau:
– Căn cứ theo phiếu thăng chức số: cá nhân lập phiếu dựa trên cơ sở dữ liệu và quy định thăng chức của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị.
– Cá nhân lập phiếu ghi rõ là căn cứ trên sự thống nhất hay quyết định của bộ phận, phòng ban có nhân sự được đề xuất bổ nhiệm. Ví dụ: Căn cứ trên sự thống nhất cảu bộ phận kinh doanh đề nghị bổ nhiệm cán bộ như sau.
– Họ tên người được bổ nhiệm: cá nhân lập phiếu viết rõ ràng, chính xác và đầy đủ tên gọi của các cá nhân, nhân viên được đề xuất bổ nhiệm.
– Bộ phận: cá nhân lập phiếu ghi rõ bộ phận, phòng ban mà nhân sự được đề xuất bổ nhiệm đang làm việc.
– Năm sinh và mã số nhân viên: cá nhân lập phiếu điền đầy đủ và chính xác các thông tin về ngày tháng năm sinh và định danh mã số nhân viên của nhân sự được đề xuất bổ nhiệm.
– Chức danh đang đảm nhiệm: cá nhân lập phiếu viết rõ ràng và chính xác tên gọi của chức danh hiện tại mà nhân sự được đề xuất bổ nhiệm đang sở hữu.
– Công việc chính: cá nhân lấp phiếu viết rõ và cụ thể, tóm tắt nhưng chính đầy đủ các công việc, nhiệm vụ mà nhân sự được đề xuất bổ nhiệm đang thực hiện theo thứ tự lần lượt.
– Chức danh đề nghị bổ nhiệm: cá nhân lập phiếu viết rõ và chính xác tên gọi của chức danh (trưởng nhóm, trưởng phòng, phó phòng, tổ trưởng, phó giám đốc, giám đốc hay tổng giám đốc) của nhân sự được đề xuất bổ nhiệm.
– Lý do bổ nhiệm: cá nhân lập phiếu dựa trên cơ sở các biên bản trong các cuộc họp của các bộ phận, phòng ban, tổ nhóm mà nhân sự được đề xuất bổ nhiệm đang làm việc để rút ra các ý kiến, lý do được cho đề xuất bổ nhiệm thăng chức.
– Ý kiến phòng nhân sự: cá nhân lập phiếu dựa trên biên bản sau cuộc họp của bộ phận nhân sự hoặc lấy ý kiến của người đứng đầu bộ phận nhân sự và tổng hợp lại vào mục này.
– Ý kiến của giám đốc: sau khi đã trình bày hoán tất các nội dung trên, cá nhân lập phiếu tiến hành gửi văn bản này lên giám đốc để xin ý kiến. Nếu giám đốc đồng ý và phê duyệt phiếu này, thì các phòng ban, bộ phận có trách nhiệm hoàn thành đầy đủ thủ tục theo quy trình của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
4. Thủ tục bổ nhiệm cán bộ:
Mỗi cơ quan, đơn vụ sẽ có những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, hồ sơ bổ nhiệm cán bộ bao gồm những giấy tờ như sau:
– Sơ yếu lí lịch theo mẫu quy định, có xác nhận của cơ quan quản lý cán bộ (không quá 06 tháng tính đến ngày trình).
– Bản sao giấy khai sinh.
– Giấy chứng nhận sức khỏe để đảm bảo đủ điều kiện về sức khỏe có thể đảm nhận và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao (do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp và có giá trị trong 06 tháng).
–
– Các văn bằng, chứng chỉ về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lí luận chính trị,…do cơ quan có thẩm quyền chứng nhận.
– Các nhận xét, đánh giá theo quy định bao gồm những nội dung cơ bản như:
+ Tự nhận xét, đánh giá của cán bộ có xác nhận của chủ thể có thẩm quyền.
+ Nhận xét, đánh giá của chi bộ nơi cá nhân được bổ nhiệm công tác.
+ Nhận xét, đánh giá của phòng, ban phụ trách cán sự đảng.
+ Nhận xét, đánh giá của đại diện cấp ủy nơi cán bộ cư trú về trách nhiệm của công dân của bản thân và gia đình cá nhân được bổ nhiệm.
– Kết luận về tiêu chuẩn chính trị và kết quả thẩm định về tiêu chuẩn, hồ sơ cá nhân được bổ nhiệm.
– Một số các giấy tờ, tài liệu khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là các giấy tờ cần thiết để tiến hành xác minh thông tin của cá nhân được bổ nhiệm. Trong đó các tài liệu này nhằm mục đích cung cấp các thông tin nhằm đảm bảo cá nhân có đủ các điều kiện để trở thành cán bộ phụ trách chức danh theo yêu cầu như: học vấn, trình độ tay nghề, tiêu chuẩn chính trị, sức khỏe,…
Đồng thời, trên thực tế, tùy từng ngành khác nhau mà trong quy trình bổ nhiệm cán bộ, hồ sơ bổ nhiệm cũng cần có các giấy tờ khác như:
– Thứ nhất,
– Thứ hai là văn bản thẩm định, báo cáo của của đơn vị tổ chức hành chính.
– Thứ ba, văn bản đề xuất nhân sự đề nghị bổ nhiệm của đơn vị.
– Thứ tư, bản nhận xét của chi bộ về tiêu chuẩn chính trị của cá nhân được bổ nhiệm.
– Ngoài ra là các giấy tờ khác tùy theo từng ngành, tổ chức.
Quy trình bổ nhiệm cán bộ:
Quy trình bổ nhiệm cán bộ được thực hiện theo trình tự trước sau, bao gồm các bước sau:
– Bước 1: Đưa ra chủ trương về chức vụ cần bổ nhiệm cán bộ. Cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu bổ nhiệm sẽ thực hiện trình lên cơ quan có thẩm quyền xem xét và phê duyệt chủ trương về chức vụ cần bổ nhiệm.
– Bước 2: Tiến hành sắp xếp nhân sự. Lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đưa ra các chủ trương bổ nhiệm chức vụ thực hiện một số công việc như sau:
+ Đối với nhân sự trong cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức thực hiện các công việc như: đề xuất các phương án nhân sự, thảo luận trao đổi để lựa chọn nhân sự, tiến hành biểu quyết đối với các cá nhân có đủ tiêu chuẩn.
+ Đối với nhân sự tiếp nhận từ đơn vị khác. Tập thể lãnh đạo thực hiện một số công việc như: trao đổi trực tiếp với cá nhân được bổ nhiệm, làm việc với lãnh đạo nơi nhân sự được chuyển đến, xác minh lý lịch, thủ trưởng cơ quan, đơn vị tiếp nhận nhân sự và ra
5. Độ tuổi bổ nhiệm cán bộ:
Bổ nhiệm công chức là việc lựa chọn những công chức có đủ tiêu chuẩn được giao giữ chức vụ lãnh đạo. Việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo phải tuân thủ đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình theo quy định của pháp luật. Việc bổ nhiệm cán bộ cũng phải đáp ứng các quy định về độ tuổi bộ nhiệm.
Theo khoản 4 Điều 42 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định nội dung như sau:
“a) Công chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì tuổi bổ nhiệm phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
b) Công chức được đề nghị bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo, quản lý mà thời hạn mỗi lần bổ nhiệm dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành và của cơ quan có thẩm quyền thì tuổi bổ nhiệm phải đủ một nhiệm kỳ.
c) Công chức được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này”.
Như vậy, với quy định này thì độ tuổi bổ nhiệm lần đầu hoặc bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì tuổi phải còn đủ 05 năm công tác; trường hợp thời hạn mỗi lần bổ nhiệm dưới 05 năm thì tuổi phải đủ một nhiệm kỳ; trường hợp được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì thì tuổi không cần đủ 05 năm công tác.