Để được đăng ký tham dự đánh giá kỹ năng nghề quốc gia thì cá nhân cần tham dự đánh giá kỹ năng nghề quốc gia. Sau khi thực hiện đăng ký và chờ cơ quan có thẩm quyền xác nhận thì cá nhân sẽ được đăng ký tham dự đánh giá kỹ năng nghề quốc gia. Vậy mẫu phiếu đăng ký tham dự đánh giá kỹ năng nghề quốc gia có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu phiếu đăng ký tham dự đánh giá kỹ năng nghề quốc gia là gì?
Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là chứng nhận một người lao động có đủ khả năng thực hiện các công việc đạt yêu cầu ở một bậc trình độ kỹ năng của một nghề. Mẫu phiếu đăng ký tham dự đánh giá kỹ năng nghề quốc gia là mẫu phiếu được cá nhân gửi tới cơ quan có thẩm quyền về việc đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia tương ứng với nghề của người đăng ký.
Mẫu phiếu đăng ký tham dự đánh giá kỹ năng nghề quốc gia được cá nhân tạo lập và gửi tới cơ quan có thẩm quyền về việc đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia tương ứng với nghề của người đăng ký. Mẫu là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền dựa vào đó để xem xét về việc đăng ký tham dự đánh giá kỹ năng nghề quốc gia theo như quy định của pháp luật hiện hành. Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 19/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn
2. Mẫu phiếu đăng ký tham dự đánh giá kỹ năng nghề quốc gia:
Mẫu phiếu đăng ký tham dự đánh giá kỹ năng nghề quốc gia được ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Mẫu phiếu đăng ký tham dự đánh giá kỹ năng nghề quốc gia có nội dung cơ bản sau:
Ảnh (04×06 cm)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
PHIẾU ĐĂNG KÝ THAM DỰ
ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
Nghề ….(1)…..
Bậc trình độ kỹ năng nghề …..(2)….
CCCD/CMND/Hộ chiếu số: …. Ngày cấp: …. Nơi cấp: ….
Địa chỉ liên hệ: ….
Điện thoại: ….
E.mail: …
Xin gửi kèm theo phiếu đăng ký này các giấy tờ chứng minh đáp ứng được một trong những điều kiện để tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia tương ứng với nghề và bậc trình độ kỹ năng nghề đăng ký như sau:(3)
1. Bản chụp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 và làm việc kể từ khi có chứng chỉ đó | □ |
2. Bản chụp chứng chỉ sơ cấp/chứng chỉ nghề và làm việc kể từ khi có chứng chỉ đó | □ |
3. Bản chụp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề/bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc giấy xác nhận học xong chương trình trung cấp nghề/học xong chương trình trung cấp chuyên nghiệp | □ |
4. Bản chụp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 và hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận quá trình làm việc kể từ khi có chứng chỉ đó | □ |
5. Bản chụp bằng nghề/bằng công nhân kỹ thuật và hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận quá trình làm việc kể từ khi có bằng đó | □ |
6. Bản chụp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề/bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp và hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận quá trình làm việc kể từ khi có chứng chỉ đó | □ |
7. Bản chụp bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề/bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc giấy xác nhận học xong chương trình cao đẳng nghề/học xong chương trình cao đẳng | □ |
8. Bản chụp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 và hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận quá trình làm việc kể từ khi có chứng chỉ đó | □ |
9. Bản chụp bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề/bằng tốt nghiệp cao đẳng và hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận quá trình làm việc kể từ khi có bằng đó | □ |
10. Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học hoặc giấy xác nhận học xong chương trình đại học | □ |
11. Bản chụp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4 và hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận quá trình làm việc kể từ khi có chứng chỉ đó | □ |
12. Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học và hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận quá trình làm việc kể từ khi có bằng tốt nghiệp đó | □ |
13. Bản chụp hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận quá trình làm việc | □ |
14. Bản chụp giấy tờ ghi nhận/chứng nhận thành tích, huy chương tại hội thi tay nghề ASEAN | □ |
…..(1)….., ngày … tháng … năm 20 ….
NGƯỜI KHAI
(Ký và ghi rõ họ và tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu phiếu đăng ký tham dự đánh giá kỹ năng nghề quốc gia:
(1) Ghi tên nghề đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
(2) Ghi bậc trình độ kỹ năng nghề đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
(3) Đánh dấu X vào ô đáp ứng được điều kiện đó với trường hợp đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở bậc trình độ kỹ năng nghề từ bậc 2 trở lên;
(4) Địa danh tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Một số quy định về đánh giá kỹ năng nghề quốc gia:
Người lao động có nhu cầu đều được tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 1 của một nghề.
– Để được tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 2 của một nghề, người lao động phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:
Một là, Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
hai là, Học xong chương trình trung cấp (trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp) tương ứng với nghề tham dự;
Ba là,Có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề đó.
– Để được tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 3 của một nghề, người lao động phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:
Một là, Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp (trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc bằng nghề, công nhân kỹ thuật) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
Hai là, Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
Ba là, Học xong chương trình cao đẳng (cao đẳng nghề) tương ứng với nghề tham dự;
Bốn là, Có ít nhất 06 (sáu) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề đó.
– Để được tham dự đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 4 của một nghề, người lao động phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:
Một là, Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng (cao đẳng nghề) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
Hai là, Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp (trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc bằng nghề, công nhân kỹ thuật) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 06 (sáu) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
Ba là, Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 09 (chín) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
Bốn là, Học xong chương trình đại học tương ứng với nghề tham dự;
Năm là, Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề đó.
– Để được tham dự đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 5 của một nghề, người lao động phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:
+ Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4 hoặc bằng tốt nghiệp đại học tương ứng với nghề tham dự và có thời gian ít nhất 05 (năm) năm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
+ Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng (cao đẳng nghề) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 09 (chín) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi được cấp chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
+ Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp (trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc bằng nghề, công nhân kỹ thuật) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 12 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó
+ Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 14 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có bằng tốt nghiệp đó;
+ Có ít nhất 15 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề đó.
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 19/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn