Khi người lao động mong muốn làm việc vào một cơ sở, người sử dụng lao động có thể có những mẫu phiếu đăng ký đề người lao động có thể dẽ dàng điền thông tin ứng tuyển của mình.
Mục lục bài viết
1. Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển lao động là gì?
Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển lao động là mẫu phiếu nêu thông tin người dự tuyển kèm theo nội dung xin dự tuyển lao động, mẫu đơn yêu cầu người lao động ứng tuyền điền các thông tin cá nhân và các thông tin khác để người sử dụng có thể kiểm tra những tiêu chí trên thông tin từ người ao động ứng tuyển
Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển lao động là mẫu phiếu được lập ra để người muốn tham gia lao động đăng ký dự tuyển lao động, là căn cứ để người sử dụng lao động xem xét các tiêu chí về sức khỏe, trình độ của người ứng tuyển để đưa ra quyết định phỏng vấn hay không
2. Phiếu đăng ký dự tuyển lao động:
Nội dung cơ bản của phiếu đăng ký dự tuyển lao động như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
………, ngày….. tháng ….. năm….
Ảnh chụp không quá 06 tháng, cỡ 04 x 06 cm, phông nền sáng, mắt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính
PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN LAO ĐỘNG
Kính gửi: …
Họ và tên (chữ in): ………Giới tính: ……
Ngày, tháng, năm sinh: ……
Số chứng minh nhân dân / Hộ chiếu: …… Ngày cấp: …../…../….. Nơi cấp:…
Dân tộc: … Tôn giáo: ……
Trình độ chuyên môn kỹ thuật: ……
Bậc trình độ kỹ năng nghề (nếu có): ……
Ngoại ngữ: ……. Trình độ: …
Địa chỉ liên hệ: …
Điện thoại:….. Fax: …. E-mail: ……
I. Quá trình đào tạo (dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên)
STT /Trình độ/// Trường, cơ sở đào tạo /Chuyên ngành đào tạo /Bằng cấp / chứng chỉ
1.
2.
3.
…
II. Quá trình làm việc
STT / Đơn vị làm việc / Thời gian làm việc (Từ tháng năm đến tháng năm) / Vị trí việc làm
1.
2.
3.
…
III. Khả năng, sở trường
…
IV. Giấy tờ kèm theo
1. Bản sao văn bằng, chứng chỉ;
3. Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật;
4. Các giấy tờ thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có).
Sau khi nghiên cứu nội dung thông báo tuyển lao động, tôi đăng ký dự tuyển vào vị trí việc làm:
Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật và thực hiện đúng các quy định về tuyển lao động./.
Người đăng ký dự tuyển
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập phiếu đăng ký dự tuyển lao động:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ
– Ngày, tháng năm tiến hành ghi phiếu dự tuyển
– Tên văn bản: Phiếu đăng ký dự tuyển lao động
– Ngoài ra bên trái phiếu dự tuyển được dán ảnh 4×6 được đặt song song và đặt trước quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày tháng năm ghi phiếu
– Phần kính gửi: ghi nơi mà người lao động dự định ứng tuyển
– Thông tin cá nhân của người điền phiếu:
+ Họ và tên của cá nhân người đăng ký dự tuyển lao động
+ Giới tính: ghi nam hoặc nữ theo đúng giới tính của mình
+ Ngày tháng năm sinh: ghi theo như chứng thực cá nhân
+ Số chứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân) cùng ngày cấp, nơi cấp phải được ghi đúng như trong chứng thực cá nhân
+ Dân tộc: Ghi đúng dân tộc
+ Tôn giáo: Ghi đúng tôn giáo mà người lao động đang theo hoặc ghi không trong trường hợp không theo bất cứ tôn giáo nào
– Phần trình độ chuyên môn kỹ thuật: ghi theo trình độ hiện tại và kinh nghiệm đã tích lũy
– Ngoại ngữ: ghi trình độ ngoại ngữ hiện đang có (dựa trên chứng chỉ được cấp)
– Địa chỉ liên hệ: địa chỉ liên hệ của người dự tuyển tại thời điểm hiện tại
– Số điện thoại: Số điện thoại liên lạc cá nhân
– Quá trình đào tạo và quá trình làm việc: Liệt kê cụ thể theo bảng trong mẫu phiếu dự tuyển
– Khả năng và sở trường: Ghi rõ sở trường của bản thân
– Phần ký: Người đăng ký dự tuyển ký và ghi rõ họ tên của mình.
4. Một số quy định pháp luật về đăng ký dự tuyển lao động:
4.1. Quy định pháp luật về đăng ký dự tuyển lao động:
Dựa theo các quy định pháp luật thì các doanh nghiệp được quyền tuyển chọn lao động vào làm việc cho mình và phải tuân thủ theo các điều kiện nhất định. Người sử dụng lao động có thể trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để thực hiện việc tuyển dụng lao động.
Từ việc thông qua hoạt động tuyển dụng của người sử dụng lao động thì những người đang tìm kiếm việc làm có cơ hội tiếp cận và có được công việc cho mình. Để thể hiện việc mình có mong muốn làm việc tại một môi trường nào đó thì bản thân người lao động cần chuẩn bị bộ hồ sơ dự tuyển để ứng tuyển.
Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động được quy định tại Điều 7 Thông tư 23/2014 Thông tư của Bộ lao động thương binh xã hội thì thủ tục, trình tự tuyển lao động như sau:
Điều 5. Thủ tục, trình tự tuyển lao động
1. Việc thông báo công khai quy định tại các Khoản 1 và Khoản 4 Điều 7
a) Niêm yết tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện nơi tuyển lao động;
b) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Phiếu đăng ký dự tuyển lao động quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 7
Các loại giấy tờ chính trong hồ sơ:
– Phiếu đăng ký dự tuyển lao động theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định;
– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn kỹ thuật; trình độ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của vị trí cần tuyển;
– Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
– Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
Vậy, phiếu đăng ký dự tuyển lao động là loại giấy tờ cần có trong hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động. Mẫu phiếu dự tuyển được Bộ lao động – Thương binh và Xã hội ban hành vì vậy người lao động cần tuân theo và không được làm tùy tiện.
4.2. Quy định về tuyển người lao động và trình tự, thủ tục tuyển dụng người lao động:
Điều 6. Tuyển lao động
Việc tuyển người lao động Việt Nam làm việc cho người sử dụng lao động Việt Nam; làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế (sau đây gọi chung là khu công nghiệp) theo quy định tại Điều 11 và Khoản 2 Điều 168 của
1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển người lao động Việt Nam;
2. Người lao động có quyền trực tiếp với người sử dụng lao động hoặc đăng ký tại tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc làm.
Như vậy, đối với việc tuyển người lao động có thể thông qua nhiều hình thức và được quy định tại các điều khoản trên
Điều 7. Thủ tục, trình tự tuyển lao động theo
1. Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thông báo công khai về nhu cầu tuyển lao động. Nội dung thông báo bao gồm:
a) Nghề, công việc, trình độ chuyên môn, số lượng cần tuyển;
b) Loại hợp đồng dự kiến giao kết;
c) Mức lương dự kiến;
d) Điều kiện làm việc cho từng vị trí công việc.
2. Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người lao động gồm các văn bản sau đây:
a) Phiếu đăng ký dự tuyển lao động theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định;
b) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn kỹ thuật; trình độ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của vị trí cần tuyển;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
d) Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
3. Khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp cho thuê lại lao động có trách nhiệm quản lý hồ sơ và thông báo cho người lao động thời gian tuyển lao động.
4. Người sử dụng lao động, tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thông báo công khai kết quả tuyển lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả tuyển lao động.
5. Trường hợp người lao động không trúng tuyển hoặc không tham gia dự tuyển, người sử dụng lao động hoặc tổ chức dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải trả lại đầy đủ hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động yêu cầu.
….”
Dựa vào quy định trên, pháp luật không quy định cụ thể về các giấy tờ nhân thân mà NLĐ buộc phải có khi tuyển dụng và tham gia quan hệ lao động. Trường hợp hồ sơ ứng tuyển của NLĐ không có các giấy tờ nhân thân cơ bản thường thấy như: chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu, sơ yếu lý lịch….. thì công ty có thể yêu cầu NLĐ cung cấp các giấy tờ khác cùng chứa các thông tin nhân thân của người lao động.
Từ các căn cứ trên, việc đăng ký dự tuyển lao động, trình tự, thủ tục đăng ký dự tuyển hay tuyển dụng lao động đều được pháp luật quy định rất rõ ràng, người tham gia lao động phải thực hiện tuân thủ theo đúng quy định để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mình!