Mẫu phiếu bầu Ban chấp hành chi Đoàn mới và chuẩn nhất. Các vấn đề liên quan đến việc bầu Ban chấp hành chi đoàn.
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam. Tổ chức này do Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Công tác đoàn ở từng địa phương, cơ quan, tổ chức đều được tiến hành sôi nổi. Ban chấp hành đoàn là lực lượng tiên phong trong việc thực hiện các hoạt động, phòng trào đoàn thanh niên. Do đó, ở từng cơ quan, tổ chức luôn có tổ chức đoàn. Dưới đây là bài phân tích về mẫu phiếu bầu Ban chấp hành chi Đoàn mới và chuẩn nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu phiếu bầu Ban chấp hành chi Đoàn mới và chuẩn nhất:
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
…… BCH ĐOÀN TRƯỜNG ………..
—————-
PHIẾU BẦU CỬ
Chi đoàn ……
Danh sách các ứng viên đề cử vào ban chấp hành chi đoàn nhiệm kỳ …….
1. Nguyễn Văn A
2. Nguyễn Văn B
3. Hoàng Văn C
4. ……
5. …….
Cách thức bầu cử: Chọn 3/5 đồng chí, những đồng chí nào không nhận được tín nhiệm bầu cử, vui lòng gạch tên.
Phiếu này chỉ hợp lệ khi có dấu xác nhận của BCH Đoàn trường.
2. Các vấn đề liên quan đến việc bầu Ban chấp hành chi đoàn:
2.1. Khái niệm ban chấp hành chi đoàn:
– Ban Chấp hành Chi đoàn là cơ quan gồm có các thành phần như bí thư, phó bí thư và các ủy viên, mỗi tháng họp một lần (trước thời gian họp Chi đoàn) nhằm đánh giá công việc của tháng trước và xây dựng kế hoạch công tác của tháng tiếp theo. Thời gian họp tùy thuộc vào điều kiện lao động, học tập, công tác của địa phương, đơn vị. Ban chấp hành chi đoàn được xem là lực lượng tiên phong, nòng cốt trong công tác xây dựng đoàn và phong trào thanh niên. Ban chấp hành chi đoàn là bộ phận trực tiếp thực hiện các chủ trương, công tác đoàn mà đơn vị cấp trên đề ra; thực hiện phổ cập, hướng dẫn cho các đoàn viên trong chi đoàn thực hiện các hoạt động, công tác đoàn. Có thể khẳng định rằng, phong trào đoàn có sôi nổi, tích cực hay không, phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của ban chấp hành chi đoàn.
– Thành viên của Ban chấp hành chi đoàn gồm những chủ thể sau đây:
+ Bí thư Chi đoàn: Đây là là người chịu trách nhiệm chính trước Chi bộ về công tác Đoàn, Hội, Đội ở đơn vị, địa bàn mình phụ trách. Về cơ bản, Bí thư Chi đoàn phụ trách chung công việc của Ban Chấp hành, quán xuyến các mặt công tác của Chi đoàn, trực tiếp phụ trách công tác tư tưởng và tổ chức cán bộ; thường xuyên tham mưu với Chi bộ về công tác thanh thiếu nhi trên địa bàn, đơn vị và quan hệ trực tiếp với các ban ngành, đoàn thể khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Chi đoàn. Bí thư chi đoàn là chủ thể chịu trách nhiệm chính trong quản lý hoạt động, công tác chung của chi đoàn. Một chi đoàn lớn mạnh hay không, phụ thuộc rất lớn vào công tác quản lý, lãnh đạo của bí thư chi đoàn.
+ Phó Bí thư Chi đoàn: Là người giúp việc cho Bí thư, thay mặt cho Bí thư điều hành công việc trong Ban Chấp hành khi Bí thư vắng mặt; Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, đoàn vụ cùng với Bí thư quan hệ với các lực lượng xã hội khác trên địa bàn.
+ Ủy viên Ban Chấp hành: Đây là chủ thể được tập thể Ban Chấp hành phân công phụ trách từng mặt công tác cụ thể.
– Ban chấp hành chi đoàn có các nhiệm vụ cụ thể, nhất định như sau:
+ Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên về vị trí, vai trò và ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng chi Đoàn; tạo bước chuyển biến về chất lượng tổ chức và hoạt động của các chi Đoàn; phát huy vai trò của Đoàn cơ sở trong hướng dẫn, chỉ đạo sinh hoạt Chi đoàn.
+ Xây dựng chi Đoàn mạnh là cơ sở để Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, nâng cao vị trí, vai trò của tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị và xã hội; thu hút, tập hợp, đoàn kết đoàn viên, thanh niên, phát huy cao nhất tính tiền phong, gương mẫu của đoàn viên.
+ Thực hiện phân công, giao nhiệm vụ cho từng đoàn viên; thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng đoàn viên theo hoạt động, theo các kỳ sinh hoạt và hằng năm; Không ngừng đổi mới nội dung, hình thức, phương thức hoạt động của chi Đoàn. Đăng ký đảm nhận và tổ chức thực hiện các công trình, phần việc thanh niên phù hợp với lĩnh vực, địa bàn và đối tượng đoàn viên, thanh niên.
Có thể thấy, ban chấp hành chi đoàn có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động đoàn. Ban chấp hành đoàn các cấp có nhiệm vụ là lãnh đạo công tác xây dựng đoàn, hội, đội. Thực hiện các nghị quyết của đại hội đoàn cấp mình; tiến hành chỉ đạo và hướng dẫn cấp dưới thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng và của Đoàn cấp trên. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là lực lượng tiên phong trong việc chỉ đạo hoạt động đoàn và phong trào thanh niên. Ban chấp hành chi đoàn là lực lượng nòng cốt, quản lý, đẩy mạnh phong trào thanh niên ở từng chi đoàn, trường học. Từ đó, giúp hoạt động đoàn đạt được kết quả tối ưu.
2.2. Bầu ban chấp hành chi đoàn:
– Ban chấp hành chi đoàn có nhiệm kỳ 1 năm. Sau một năm, các chi đoàn sẽ tiến hành bầu ban ban chấp hành chi đoàn mới.
– Bầu ban chấp hành chi đoàn phải trải qua các tiến trình, thủ tục nhất định. Cụ thể như sau:
+ Về phiếu bầu: Phiếu bầu là căn cứ để các đoàn viên dựa vào đó để bầu ra ban chấp hành chi đoàn. Danh sách các thành viên ứng cử vào ban chấp hành chi đoàn được thể hiện trên phiếu bầu. Phiếu bầu được coi là hợp lệ là phiếu do Ban tổ chức Đại hội phát hành. Phiếu bầu được coi là không hợp lệ là những phiếu không do Ban kiểm phiếu phát ra; không có dấu của Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội; phiếu ghi họ tên người trong phiếu không rõ bầu ai, để ai; phiếu bầu nhiều hơn số lượng định bầu; phiếu viết tên người ngoài danh sách bầu đã được đại hội thông qua hoặc trong phiếu bầu có ký tên của người bầu, đánh dấu những ký hiệu đặc biệt.
+ Về cách bầu: Ban kiểm phiếu trong đại hội sẽ phát phiếu bầu cho những người tham gia đại hội. Sau khi nhận được phiếu bầu, mỗi đại biểu sẽ tiến hành lựa chọn số lượng tối đa trên tổng số ứng cử viên theo quy định. Sau khi bầu xong thì đại biểu phải tự bỏ phiếu của mình vào thùng phiếu được đặt tại vị trí quy định trong hội trường; Sau khi bầu xong thì phải chờ nghe kết quả kiểm phiếu. Việc bầu ban chấp hành chi đoàn phải được thực hiện bằng cách bỏ phiếu kín; khi bầu cử thì phải có một phần hai phiếu bầu kể cả phiếu hợp lệ và không hợp lệ tán thành thì người được bầu mới được coi là trúng cử. Nếu số người được quá một phần hai số phiếu bầu nhiều hơn số lượng được bầu thì sẽ chỉ lấy đủ số lượng và lấy từ người cao phiếu nhất trở xuống. Trường hợp có hai người trở lên có số phiếu bằng nhau và đều quá nửa số phiếu bầu thì sẽ phải tổ chức việc bầu lại những người đó để chọn ra người có số phiếu bầu cao hơn. Người được coi là trúng cử trong số đó thì phải có quá một phần hai số phiếu bầu.
2.3. Nội dung phiếu bầu ban chấp hành chi đoàn:
– Mẫu phiếu bầu Ban chấp hành chi đoàn là một mẫu phiếu được lập ra trong khi tổ chức Đại hội chi đoàn với mục đích bầu những thành viên của Ban chấp hành chi đoàn nhiệm kỳ mới và thường bao gồm nội dung sau:
+ Thứ nhất, thông tin về Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Ban chấp hành chi đoàn;
+ Thứ hai, tên phiếu: Thông thường tên phiếu sẽ để là “PHIẾU BẦU BAN CHẤP HÀNH CHI ĐOÀN” hoặc “PHIẾU BẦU”
+ Thứ ba, thông tin các ứng viên được đề cử trong phiếu: cần nêu đầy đủ và rõ ràng họ tên của họ; ngoài ra có thể thêm các thông tin khác như năm sinh, kinh nghiệm,… tuy nhiên lưu ý những thông tin đưa ra cần ngắn gọn, tránh dài dòng, rườm rà không cần thiết.
+ Thứ tư, cách thức bầu cử: cần nêu rõ cách thức bầu cử trong phiếu: ví dụ bầu 3/5 đồng chí, tín nhiệm ai thì để tên, không tín nhiệm ai thì gạch tên người đó.
Đây là những nội dung mang tính chất bắt buộc, cần phải có trong phiếu bầu cử. Chỉ khi đảm bảo những nội dung này, phiếu bầu cử mới có giá trị và thực hiện đúng chức năng của nó trong công việc bầu ra ban chấp hành chi đoàn.
Phiếu bầu ban chấp hành chi đoàn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bầu ra các thành viên của ban chấp hành chi đoàn. Các thành viên này được bầu lên dựa trên sự tín nhiệm của các thành viên khác. Do đó, nó sẽ bảo đảm về mặt năng lực, ý chí và khả năng hoạt động đoàn của các thành viên ban chấp hành chi đoàn. Đồng thời, phiếu bầu ban chấp hành chi đoàn bảo đảm tính khách quan, nghiêm chỉnh trong công tác bầu cử các cá nhân hoạt động, lãnh đạo công tác đoàn, phong trào thanh niên của chi đoàn; giúp cho hoạt động đoàn vững mạnh và phát triển.