Mẫu phạm vi công việc sử dụng nhà thầu phụ là mẫu bản phạm vi được lập ra để ghi chép về phạm vi công việc sử dụng nhà thầu phụ. Đây là văn bản cũng khá quan trọng để xác nhận công việc của nhà thầu phụ đến đâu, là cơ sở để đánh giá kết quả công việc sau khi kết thúc hợp đồng. Dưới đây là mẫu phạm vi công việc sử dụng nhà thầu phụ mới nhất:
Mục lục bài viết
1. Mẫu phạm vi công việc sử dụng nhà thầu phụ mới nhất:
PHẠM VI CÔNG VIỆC SỬ DỤNG NHÀ THẦU PHỤ(1)
STT | Tên nhà thầu phụ(2) | Phạm vi công việc (3) | Khối lượng công việc (4) | Giá trị % ước tính(5) | Hợp đồng hoặc |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
Ghi chú:
(1) Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ thì kê khai theo Mẫu này.
(2) Nhà thầu ghi cụ thể tên nhà thầu phụ. Trường hợp khi tham dự thầu chưa xác định được cụ thể danh tính của nhà thầu phụ thì không phải kê khai vào cột này mà chỉ kê khai vào cột “Phạm vi công việc”. Sau đó, nếu được lựa chọn thì khi huy động thầu phụ thực hiện công việc đã kê khai phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư.
(3) Nhà thầu ghi cụ thể tên hạng mục công việc dành cho nhà thầu phụ.
(4) Nhà thầu ghi cụ thể khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ.
(5) Nhà thầu ghi cụ thể giá trị % công việc mà nhà thầu phụ đảm nhận so với giá dự thầu.
(6) Nhà thầu ghi cụ thể số hợp đồng hoặc
2. Thế nào là nhà thầu phụ?
Căn cứ khoản 27 Điều 4
Bên cạnh nhà thầu phụ còn có nhà thầu phụ đặc biệt được hiểu là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Do đó, từ các quy định trên có thể thấy nhà thầu phụ chính là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính.
3. Quy định chung về hợp đồng thầu phụ:
Thứ nhất, nguyên tắc ký hợp đồng thầu phụ:
– Về cơ bản, đối với một hợp đồng thầu chính thì có thể có nhiều hợp đồng thầu phụ.
– Khi thực hiện ký hợp đồng thầu phụ, các bên phải đảm bảo thực hiện đúng theo nguyên tắc sau đây:
+ Chỉ được phép ký kết hợp đồng thầu phụ đúng với năng lực hành nghề, năng lực hoạt động của nhà thầu phụ.
+ Trường hợp nhà thầu nước ngoài thực hiện hợp đồng xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam với vai trò là nhà thầu chính thì phải sử dụng nhà thầu phụ trong nước đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của gói thầu.
Nhà thầu nước ngoài chỉ được ký hợp đồng thầu phụ với các nhà thầu phụ nước ngoài nếu như các nhà thầu phụ trong nước không đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
+ Phải được chủ đầu tư chấp thuận đối với trường hợp các nhà thầu phụ không có trong danh sách thầu phụ kèm theo hợp đồng.
+ Đối với nội dung về tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, các sai sót và các công việc do các nhà thầu phụ thực hiệ thì tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư.
+ Tổng thầu, nhà thầu chính tuyệt đối không được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng cho nhà thầu phụ thực hiện.
Thứ hai, trường hợp sử dụng nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định: được hiểu là nhà thầu phụ được chủ đầu tư chỉ định cho nhà thầu chính hoặc tổng thầu thuê làm nhà thầu phụ nhằm mục đích thực hiện một số phần việc chuyên ngành có yếu tố kỹ thuật cao hoặc khi nhà thầu chính, tổng thầu không đáp ứng được yêu cầu về an toàn, chất lượng và tiến độ thực hiện hợp đồng sau khi chủ đầu tư đã yêu cầu. Khi ký hợp đồng thầu phụ trong trường hợp này cần lưu ý những vấn đề sau:
– Các bên trong hợp đồng đảm bảo phải thỏa thuận cụ thể về các tình huống chủ đầu tư được chỉ định nhà thầu phụ.
– Nếu như công việc nhà thầu chính hoặc tổng thầu, thầu phụ đang thực hiện vẫn tuân thủ đúng các thỏa thuận trong hợp đồng hoặc có đầy đủ cơ sở cho rằng nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định không đáp ứng được các yêu cầu theo hợp đồng thì nhà thầu chính hoặc tổng thầu có quyền được từ chối nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định.
Thứ ba, trên cơ sở đề xuất thanh toán của nhà thầu chính hoặc tổng thầu thì chủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho nhà thầu phụ (ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).
4. Tỷ lệ % công việc nhà thầu phụ đảm nhận là bao nhiêu?
Hiện nay
Đồng thời, theo quy định tại khoản 8 Điều 16 Luật đấu thầu năm 2023 có đề cập đến hành vi chuyển nhượng thầu như sau:
(i) Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu ngoài giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ và khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt đã nêu trong hợp đồng.
(ii) Nhà thầu có hành vi chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu ngoài giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ và khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt đã nêu trong hợp đồng và chưa được sự chấp thuận của chủ đầu tư, tư vấn giám sát.
– Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc quy định tại mục (i).
– Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc quy định tại mục (ii) trên mà vượt mức tối đa giá trị công việc dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng.
Do vậy, theo quy định trên về cơ bản nhà thầu chính sẽ không được phép chuyển hết 100% toàn bộ các công việc theo hợp đồng cho nhà thầu phụ. Còn thực tế nhà thầu phụ đảm nhận bao nhiều % công việc sẽ phụ thuộc vào quy định nhà thầu phụ trong hồ sơ mời thầu từng gói thầu cụ thể và sự thỏa thuận của hai bên.
Để lựa chọn nhà thầu phụ cần cân nhắc các yếu tố sau:
– Địa điểm hoạt động của nhà thầu phụ.
– Xem xét khả năng của nhà thầu phụ đó có đảm bảo và phù hợp để đảm nhận phần công việc hay không?
– Đánh giá năng lực chuyên môn, kinh nghiệm làm các dự án của nhà thầu phụ.
– Cân nhắc số lượng thiết bị, máy móc có thể đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
– Xem xét yếu tố tần suất thực hiện dự án bị lỗi hoặc không hoàn thành đúng tiến độ của nhà thầu phụ.
Lưu ý: Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của nhà thầu. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các nghĩa vụ khác đối với phần việc do nhà thầu phụ thực hiện. Việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã được nêu tại điều kiện cụ thể chỉ được thực hiện khi chủ đầu tư chấp thuận. Đồng thời, nhà thầu không được sử dụng thầu phụ cho những công việc khác ngoài công việc kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật đấu thầu năm 2023.
Nghị định số
Nghị định số 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
THAM KHẢO THÊM: