Kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy là xác định, xem xét sự phù hợp của phương tiện đo so với yêu cầu pháp lý có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không? Vậy khi kiểm định phương tiện cần lập biên bản như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy mới nhất là gì?
Mẫu biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy là biên bản ghi chép nội dung thông tin phương tiện kiểm định
Mẫu biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép, ghi nhận về việc kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
2. Biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
Tên biên bản:
Biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Mẫu số PC25
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
______________
BIÊN BẢN
Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Hồi…… giờ…….. phút, ngày……… tháng…….. năm……….. tại:……. ,
Chúng tôi gồm:….
Đã tiến hành kiểm định chất lượng, chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo văn bản đề nghị kiểm định ngày ….tháng….năm…..của………(1)
I. PHƯƠNG THỨC KIỂM ĐỊNH:
1. Mẫu thử nghiệm:…….
2. Kiểm tra hồ sơ, tài liệu:………..
3. Kiểm định các thông số kỹ thuật của phương tiện phòng cháy và chữa cháy:….
II. THIẾT BỊ KIỂM ĐỊNH:
……
III. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH:
TT | Tên, số hiệu, quy cách phương tiện | Ký, mã hiệu | Đơn vị tính | Số lượng | Nơi sản xuất | Năm sản xuất |
TT | Nội dung kiểm định | Đối chiếu về thông số kỹ thuật kiểm định | Nhận xét đánh giá | ||
Theo QCVN/TCVN/ quy định | Tài liệu kỹ thuật | Thực tế |
IV. KẾT LUẬN:
……
Biên bản được hoàn thành vào hồi….giờ…………. phút ngày……. tháng……. năm…. và được lập thành…..bản./.
NGƯỜI KIỂM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN/ĐƠN VỊ KIỂM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có)
Ghi chú:
Tên đơn vị trực tiếp sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy đề nghị kiểm định.
3. Hướng dẫn viết biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
– Tên biên bản: Biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
– Biên bản được lập vào hồi…giờ…ngày,…tháng,…,…
– Phương thức kiểm định
– Kết quả kiểm định
– Kết luận
4. Quy định về kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
Căn cứ theo
Nội dung kiểm định:
– Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
– Kiểm định thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện.
Phương thức kiểm định:
– Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, số sêri và các thông số kỹ thuật của phương tiện;
– Kiểm tra chủng loại, mẫu mã phương tiện;
– Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm theo phương pháp lấy mẫu xác suất. Đối với mỗi lô hàng cùng chủng loại, mẫu mã tiến hành kiểm định không quá 5% số lượng phương tiện cần kiểm định, nhưng không ít hơn 10 mẫu. Trường hợp kiểm định dưới 10 phương tiện thì kiểm định toàn bộ;
– Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định phương tiện (mẫu số PC18).
Thủ tục kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Thủ tục kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy như sau:
Hồ sơ đề nghị kiểm định, gồm:
– Đơn đề nghị kiểm định phương tiện (mẫu số PC17);
– Các tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;
– Chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có);
– Chứng nhận xuất xưởng của phương tiện.
Hồ sơ đề nghị kiểm định nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt. Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm định và cung cấp mẫu phương tiện cần kiểm định cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
– Chậm nhất không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và mẫu phương tiện cần kiểm định, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải có kết quả và trả kết quả kiểm định. Đối với các phương tiện khi kiểm định phải phụ thuộc vào việc lắp đặt hệ thống đồng bộ phương tiện thì cơ quan tiến hành kiểm định cần thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định biết và thống nhất thời gian trả kết quả kiểm định.
Chậm nhất không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn kèm theo biên bản kiểm định của đơn vị kiểm định, phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều này, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải xem xét, cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Thời hạn giải quyết
– Chậm nhất không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và mẫu phương tiện cần kiểm định, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải có kết quả và trả kết quả kiểm định. Đối với các phương tiện khi kiểm định phải phụ thuộc vào việc lắp đặt hệ thống đồng bộ phương tiện thì cơ quan tiến hành kiểm định thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định biết và thống nhất thời gian trả kết quả kiểm định.
– Chậm nhất không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn kèm theo biên bản kiểm định của đơn vị kiểm định, phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo
Phân cấp kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
– Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP;
– Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh thực hiện kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định đối với phương tiện quy định tại các mục 2, 7, 8 và 9 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP, các loại máy bơm chữa cháy của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở có trụ sở đóng trên địa bàn quản lý và các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có văn bản ủy quyền kiểm định;
– Các đơn vị khác được Bộ Công an cho phép thực hiện kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Sau khi có kết quả kiểm định phải gửi công văn kèm theo biên bản kiểm định đề nghị Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh theo thẩm quyền kiểm định để xem xét, cấp giấy chứng nhận kiểm định.
Mức thu phí kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Căn cứ theo Thông tư số 02/2021/TT-BTC quy định về Mức thu phí kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy như sau:
– Người nộp phí: là tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải nộp phí theo quy định tại Thông tư này.
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 02/2021/TT-BTC về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Theo đó, Bộ Tài chính quy định phí kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy như sau: Xe chữa cháy, tàu, xuồng ca nô chữa cháy, xe thang chữa cháy có phí kiểm định là 130.000 đồng/xe; Máy bơm chữa cháy là 40.000 đồng/cái; Vòi chữa cháy có phí kiểm định là 20.000 đồng/cuộn, Lăng chữa cháy là 10.000 đồng/cái; Tủ điều khiển hệ thống chữa cháy có phí kiểm định là 30.000 đồng/bộ; Đầu báo cháy, nút ấn báo cháy, chuông báo cháy, đèn báo cháy, đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố có phí kiểm định là 30.000 đồng/cái;…
Bên cạnh đó, các chi phí nhiên liệu, công tác phí cần thiết phát sinh khi kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy, chi phí in và dán tem kiểm định do tổ chức, cá nhân yêu cầu kiểm định chi trả theo thực tế phát sinh, phù hợp quy định pháp luật.
Ngoài ra, chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước. Tổ chức thu phí được trích lại 90% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi.
Thẩm quyền kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
– Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
– Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại các mục 2, 3, 6, 7 và 8 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này của cơ quan, tổ chức có trụ sở đóng trên địa bàn quản lý và các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ủy quyền;
– Đơn vị thuộc
Trên đây là bài viết tham khảo về Biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy và một số quy định về thủ tục, hồ sơ và thẩm quyền giải quyết kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy!