Theo quy định của pháp luật thì trong quá trình xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy, bên xin cấp giấy phép cần phải lập phương án phòng cháy chữa cháy của cơ sở gửi cơ quan có thẩm quyền và phải được phê duyệt bởi. Vậy mẫu phương án chữa cháy của cơ sở có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu PC17: Mẫu phương án chữa cháy của cơ sở là gì, mục đích của mẫu phương án?
Mẫu phương án chữa cháy của cơ sở là văn bản do người xây dựng phương án của cơ sở, khu dân cư, phương tiện yêu cầu cấp phép phòng cháy chữa cháy lập ra với các nội dung bao gồm thông tin về cơ sở, khu dân cư, phương tiện, các thông tin về phương án bao gồm vị trí của cơ sở, khu dân cư, giao thông phục vụ chữa cháy, nguồn nước phục vụ chữa cháy, đặc điểm của cơ sở/khu dân cư/phương tiện giao thông; tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc; tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ; phương tiện chữa cháy tại chỗ; phương án xử lý tình huống cháy phức tạp nhất; phương án xử lý các tình huống cháy đặc trưng; bổ sung, chỉnh lý phương án chữa cháy; theo dõi học và thực tập phương án chữa cháy.
Mục đích của mẫu phương án chữa cháy của cơ sở: khi cơ sở, khu dân cư, phương tiện muốn được cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy sẽ lập phương án chữa cháy của cơ sở nhằm mục đích trình lên người phê duyệt về chi tiết phương án.
2. Mẫu PC17: Mẫu phương án chữa cháy của cơ sở:
Mẫu số PC17
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số (17):……………
PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY CỦA CƠ SỞ
Tên cơ sở/ khu dân cư/ phương tiện giao thông cơ giới:(1) …………………..
Địa chỉ/Biển kiểm soát: ………
Điện thoại: ……….
Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp: ………….
Điện thoại: ……….
Điện thoại: …………
SƠ ĐỒ MẶT BẰNG TỔNG THỂ (2)
A. ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY
I. VỊ TRÍ CƠ SỞ/KHU DÂN CƯ: (3)
………….
– Phía Đông giáp: ………
– Phía Tây giáp: …………
– Phía Nam giáp: ………
– Phía Bắc giáp: ………
II. GIAO THÔNG PHỤC VỤ CHỮA CHÁY: (4)
…………
III. NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ CHỮA CHÁY: (5)
TT | Nguồn nước | Trữ lượng (m3) hoặc lưu lượng (l/s) | Vị trí, khoảng cách nguồn nước | Những điểm cần lưu ý |
I | Bên trong: | |||
1 | ||||
2 | ||||
… | ||||
II | Bên ngoài: | |||
1 | ||||
2 | ||||
…. |
IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ SỞ/KHU DÂN CƯ/PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG:
– Đặc điểm kiến trúc xây dựng (Số tầng, diện tích mặt bằng, kết cấu xây dựng) của các hạng mục, công trình trong cơ sở/phương tiện giao thông cơ giới.
– Tính chất hoạt động, công năng sử dụng của các hạng mục, công trình (Đối với phương án chữa cháy của khu dân cư không nêu nội dung này).
– Số người thường xuyên có mặt tại cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới (Đối với phương án chữa cháy của khu dân cư không nêu nội dung này).
V. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ, ĐỘC: (6)
………..
VI. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG CHỮA CHÁY TẠI CHỖ:
1. Tổ chức lực lượng: (7)
– Đội (tổ) PCCC cơ sở/dân phòng: Có được thành lập hay không?
– Số lượng đội viên: …. người. Được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC: ……người.
– Họ và tên người chỉ huy đội PCCC cơ sở/dân phòng: …………. số điện thoại: ………….
2. Tổ chức thường trực chữa cháy:
– Số người thường trực trong giờ làm việc: ………… người.
– Số người thường trực ngoài giờ làm việc: ………… người.
VII. PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY TẠI CHỖ: (8)
STT | Chủng loại phương tiện chữa cháy | Đơn vị tính | Số lượng | Vị trí bố trí | Ghi chú |
1 | Xe chữa cháy…… | chiếc |
|
|
|
2 | Máy bơm chữa cháy …. | chiếc |
|
|
|
3 | Bình bột chữa cháy …. | chiếc |
|
|
|
4 | Bình khí CO2 chữa cháy…. | chiếc |
|
|
|
5 | chất tạo bọt chữa cháy…. | lít |
|
|
|
… | … |
|
|
|
|
B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY
I. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÁY PHỨC TẠP NHẤT:
1. Giả định tình huống cháy phức tạp nhất: (9)
2. Tổ chức triển khai chữa cháy: (10)
3. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy: (11)
II. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG CHÁY ĐẶC TRƯNG: (12)
1. Tình huống 1:
2. Tình huống 2:
3. Tình huống ……..:
C. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY (13)
TT | Ngày, tháng, năm | Nội dung bổ sung, chỉnh lý | Người xây dựng phương án ký | Người phê duyệt phương án ký |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
D. THEO DÕI HỌC VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY (14)
Ngày, tháng, năm | Nội dung, hình thức học tập, thực tập | Tình huống cháy giả định | Số người, phương tiện tham gia | Kết quả (đạt/không đạt) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……., ngày … tháng …. năm……
NGƯỜI PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN
………..(15)……..
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
……., ngày … tháng …. năm……
NGƯỜI XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
………..(16)……..
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu phương án:
Mẫu phương án chữa cháy có thể thay đổi số lượng trang tùy theo đặc điểm, tính chất hoạt động của cơ sở, số lượng tình huống giả định. Phương án chữa cháy của phương tiện giao thông cơ giới không ghi các mục I, II và III của phần A.
(1) Tên của cơ sở/khu dân cư/phương tiện: Ghi theo tên giao dịch hành chính.
(2) Sơ đồ mặt bằng tổng thể: Cần thể hiện rõ tên gọi của các hạng mục, nhà, đường giao thông, nguồn nước trong cơ sở và các nguồn nước chữa cháy tiếp giáp xung quanh. Phương án chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới thì bản vẽ thể hiện các khu vực nguy hiểm cháy, nổ và bố trí phương tiện chữa cháy. Sơ đồ vẽ trên khổ giấy A4 hoặc lớn hơn cho phù hợp.
(3) Vị trí cơ sở/khu dân cư: Ghi vị trí địa lý cơ sở, khoảng cách từ trung tâm quận, huyện đến cơ sở/khu dân cư; ghi cụ thể hướng của cơ sở tiếp giáp với các cơ sở, công trình, đường phố, sông, hồ… Đối với khu dân cư chỉ ghi sơ lược vị trí, không ghi tiếp giáp khu dân cư về các hướng.
(4) Giao thông phục vụ chữa cháy: Ghi cụ thể kích thước chiều rộng, chiều cao (cổng, hành lang), kết cấu xây dựng của các tuyến đường bên trong và bên ngoài cơ sở/khu dân cư phục vụ công tác chữa cháy.
(5) Nguồn nước phục vụ chữa cháy: Tất cả các cơ sở phải thống kê các nguồn nước ở bên trong cơ sở. Riêng đối với cơ sở thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải thống kê thêm nguồn nước ở gần cơ sở như: Bể, hồ, ao, sông, ngòi, kênh, rạch, trụ, bến lấy nước, hố lấy nước… có thể phục vụ công tác chữa cháy; ghi rõ khả năng lấy nước vào các mùa, thời điểm trong ngày; chỉ dẫn vị trí, khoảng cách tới các nguồn nước ở bên ngoài.
(6) Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc: Ghi rõ loại chất cháy chủ yếu, vị trí bố trí, sắp xếp, số lượng, khối lượng, đặc điểm cháy, yếu tố độc hại khi cháy, khả năng cháy lan ra khu vực xung quanh của các hạng mục, công trình. Thống kê các loại nguồn nhiệt có khả năng phát sinh gây cháy: lửa trần; sự cố hệ thống điện, thiết bị điện, sự cố kỹ thuật….
Ví dụ: Đối với cơ sở chế biến gỗ thì chất cháy chủ yếu là gỗ, sơn, dung môi, giấy bao bì. Nguồn nhiệt gây cháy có thể do sơ suất trong việc sử dụng lửa trần để gia công sản phẩm hoặc do sự cố thiết bị điện (chập điện), sự cố dây chuyền công nghệ sản xuất (kẹt động cơ điện…). Khi cháy tại các nhà xưởng, kho hàng hóa sẽ tỏa ra nhiệt lượng lớn, sinh nhiều khói khí độc, đặc biệt khi xảy ra cháy ở khu vực kho chứa các thùng hóa chất làm dung môi pha sơn có khả năng gây nổ, đám cháy sẽ nhanh chóng lan truyền trên diện rộng, gây thương vong. Khi nhà xưởng bị cháy trên 30 phút có thể dẫn đến sụp đổ mái tôn của nhà xưởng gây khó khăn cho việc tiếp cận chữa cháy….
(7) Ghi tổ chức của lực lượng phòng cháy chữa cháy đã được thành lập đội (tổ) phòng cháy chữa cháy cơ sở hay đội dân phòng.
(8) Phương tiện chữa cháy tại chỗ: Thống kê chủng loại, mã hiệu (ví dụ: Máy bơm chữa cháy động cơ xăng Tohatsu V52; bình bột chữa cháy ABC MFZ4…), số lượng, vị trí bố trí phương tiện chữa cháy. Không thống kê những phương tiện, thiết bị, dụng cụ chữa cháy chất lượng kém, không có khả năng chữa cháy.
(9) Giả định tình huống cháy phức tạp nhất: Giả định tình huống cháy có quy mô lớn, diễn biến phức tạp, có thể gây thiệt hại lớn về người và tài sản, công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Trong đó giả định cụ thể thời điểm xảy ra cháy, nơi xuất phát cháy và nguyên nhân xảy ra cháy; chất cháy chủ yếu; quy mô, diện tích đám cháy tại thời điểm phát hiện cháy; những yếu tố gây ảnh hưởng tác động lớn tới việc chữa cháy như: Nhiệt độ cao, nhiều khói, khí độc, sụp đổ công trình…; vị trí và số lượng người bị kẹt hoặc bị nạn trong khu vực cháy.
(10) Tổ chức triển khai chữa cháy: Trên cơ sở tình huống cháy giả định, xây dựng trình tự xử lý sự cố cháy kể từ khi phát hiện cháy: hô hoán, báo động cho mọi người xung quanh biết, tổ chức cắt điện, báo cháy cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, gọi điện báo cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, tổ chức cứu người và hướng dẫn thoát nạn (nếu có), sử dụng các phương tiện, dụng cụ chữa cháy tại chỗ để dập lửa, sơ tán tài sản để ngăn cháy lan, phối hợp với các lực lượng khác (Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, chính quyền sở tại, công an, điện lực, y tế,…) trong công tác tổ chức chữa cháy và giữ gìn trật tự, bảo vệ tài sản; bảo đảm hậu cần và thực hiện các hoạt động phục vụ chữa cháy; bảo vệ hiện trường và khắc phục hậu quả vụ cháy. Các công việc trên phải tổ chức phân công cho các tổ (đội), cá nhân một cách cụ thể, rõ ràng, trong đó cần nêu rõ nhiệm vụ của chỉ huy chữa cháy tại chỗ trước và khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại đám cháy (chỉ huy lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ triển khai các hoạt động chữa cháy; báo cáo tình hình, cung cấp thông tin cho chỉ huy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, tham gia ban chỉ huy chữa cháy, tham gia bảo vệ hiện trường phục vụ điều tra xác định nguyên nhân vụ cháy).
(11) Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy: Vẽ sơ đồ thể hiện vị trí điểm phát sinh cháy, diện tích đám cháy; hướng gió chủ đạo; bố trí lực lượng, phương tiện để cứu người, hướng dẫn thoát nạn (nếu có) và tổ chức chữa cháy, sơ tán tài sản, chống cháy lan; thể hiện hướng tấn công chính… bằng các ký hiệu thống nhất theo quy định tại mẫu phương án chữa cháy này. Sơ đồ vẽ trên khổ giấy A4 hoặc lớn hơn cho phù hợp.
(12) Phương án xử lý các tình huống cháy đặc trưng: Đối với các cơ sở có các khu vực, hạng mục công trình có tính chất hoạt động, công năng sử dụng tương tự nhau (như các lớp học, các bể chứa LPG, các phòng làm việc…) lựa chọn một khu vực, hạng mục, công trình đặc trưng làm tình huống giả định cháy để xây dựng phương án xử lý. Các tình huống sắp xếp theo thứ tự “Tình huống 1, 2, 3…”; nội dung từng tình huống được nêu tóm tắt tương tự như đối với tình huống cháy phức tạp nhất.
(13) Bổ sung, chỉnh lý phương án chữa cháy: Nêu nội dung bổ sung, chỉnh lý trong phương án có liên quan đến việc tổ chức chữa cháy của cơ sở.
(14) Theo dõi học và thực tập phương án chữa cháy: Sau mỗi lần tổ chức học tập, thực tập phương án chữa cháy phải ghi lại thông tin cơ bản về lần học tập, thực tập phương án đó.
(15) Quyền hạn, chức vụ của người phê duyệt phương án chữa cháy.
(16) Quyền hạn, chức vụ của người có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy.
(17) Số phương án chữa cháy do cơ quan Công an ghi theo số hồ sơ phê duyệt phương án chữa cháy (theo quy định của Bộ Công an về công tác hồ sơ, thống kê nghiệp vụ cảnh sát).
4. Những quy định liên quan đến phương án chữa cháy:
– Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn;
– Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở;
– Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Hệ thống cơ sở vật chất phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
– Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy;
– Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.