Đối với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thì ngoài các điều kiện về vận chuyển thì tổ chức vận chuyển hàng hóa này còn phải có Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt. Vậy mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt có nội dung và hình thức như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt là gì, mục đích của mẫu văn bản?
- 2 2. Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo văn bản:
- 4 4. Những quy định liên quan đến cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt:
1. Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt là gì, mục đích của mẫu văn bản?
– Chất nguy hiểm được hiểu là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
– Hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) được hiểu là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
– Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt là văn bản do tổ chức đề nghị cấp Giấy phép lập ra gửi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép với nội dung đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; thông tin của tổ chức đề nghị, nội dung cam kết.
– Mục đích của mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ: khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần phải cần đến giấy phép vận chuyển hành hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng thì tổ chức đề nghị cấp Giấy phép sử dụng văn bản này nhằm mục đích đề nghị được cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt.
2. Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________________
(1) ….
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ BẰNG ĐƯỜNG SẮT
Kính gửi: …..(2)….
1. Tên tổ chức đề nghị:(1)…….
Địa chỉ:…………….
Điện thoại:………….. Fax: …….Email:……………
2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ..
3. Thông tin về người điều khiển phương tiện và người áp tải (nếu có): (3)
Đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ là các hàng hóa sau:
TT | Tên hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ | Số UN | Loại nhóm hàng | Số hiệu nguy hiểm | Khối lượng vận chuyển | Ga đi – Ga đến |
1 | ||||||
2 | ||||||
… |
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bao gồm: …….. (4)…….
….. (1) cam kết bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ./.
…, ngày…tháng….. năm….
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu
3. Hướng dẫn soạn thảo văn bản:
(1) Tên tổ chức đề nghị cấp Giấy phép;
(2) Tên cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép;
(3)Ghi các thông tin: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD/Hộ chiếu (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến) đã được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy;
(4) Liệt kê theo quy định tại Điều 9 Nghị định số …/2020/NĐ-CP.
4. Những quy định liên quan đến cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt:
4.1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường sắt:
– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
– Bản sao chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thể hiện rõ việc tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động kinh doanh hoặc vận tải hàng hóa nguy hiểm;
– Bảng kê danh mục, khối lượng và tuyến vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (ga đi, ga đến); danh sách người áp tải hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
– Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp đối với hợp đồng vận chuyển hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt giữa người thuê vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
– Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ có chữ ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
– Phương án làm sạch phương tiện và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận chuyển theo các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường.
Tổ chức đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt phải thực hiện nộp đầy đủ các giấy tờ hồ sơ theo yêu cầu nhằm chứng minh đủ các điều kiện về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt để cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt cho bên yêu cầu.
4.2. Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường sắt:
– Bước 1: Thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường sắt;
– Bước 2: Nộp hồ sơ:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp giấy phép thực hiện việc nộp hồ sơ qua các phương thức sau:
+ Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
+ Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước);
+ Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
– Bước 3: Xem xét hồ sơ
+ Trách nhiệm xem xét, kiểm tra thành phần, tính hợp lệ hồ sơ thuộc về Cán bộ tiếp nhận hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ thực hiện tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy;
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ tiến hàng hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy.
– Bước 4:
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền: đối với phương thức này cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;
+ Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;
+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản.
Như vậy, việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần phải được pháp luật cho phép và quá trình vận chuyển cần thực hiện theo đúng quy định của pháp luật là phải được cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt. Theo đó, người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần phải được cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, tổ chức sẽ được cấp cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt. Cơ quan có thẩm quyền có nghĩa vụ cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cho cá nhân, tổ chức có đề nghị nếu các cá nhân, tổ chức này đáp ứng các điều kiện của luật định.