Phòng cháy chữa cháy là công việc quan trọng và cần thiết đối với mỗi cá nhân, nhất là trong thời điểm hỏa hoạn xảy ra thường xuyên vào mùa khô. Chính vì thế, việc các tổ chức, cơ quan ban hành nội quy phòng cháy chữa cháy là vô cùng cần thiết.
Mục lục bài viết
- 1 1. Nội quy phòng cháy chữa cháy là gì?
- 2 2. Mẫu nội quy phòng cháy chữa cháy:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu nội quy phòng cháy chữa cháy:
- 4 4. Các quy định về phòng cháy chữa cháy tại cơ sở:
- 5 5. Về trách nhiệm và các quy định trong phòng cháy chữa cháy:
- 6 6. Ý nghĩa và vai trò của hoạt động phòng cháy chữa cháy:
1. Nội quy phòng cháy chữa cháy là gì?
Phòng cháy chữa cháy là tổng hợp các giải pháp mang tính kỹ thuật, có liên quan tới việc hạn chế tới mức tối thiểu các nguy cơ gây cháy nổ, hỏa hoạn, đồng thời nhanh chóng dập tắt và xử lý khi đám cháy xảy ra, ngăn chặn cháy lan cũng như xử lý thiệt hại về người và tài sản.
Hiện này, mỗi tổ chức, cá nhân đều cần phải ý thức được tầm quan trọng của việc phòng cháy chữa cháy trong cuộc sống hàng ngày chứ không phó mặc trách nhiệm cho lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Nội quy phòng cháy chữa cháy là mẫu bản nội quy được lập ra để quy định về việc phòng cháy và chữa cháy trong doanh nghiệp. Nội quy lập ra giúp mọi người thực hiện, tuân thủ theo đúng quy định của doanh nghiệp, hạn chế và ngăn chặn việc cháy nổ tại doanh nghiệp. Nội quy phòng cháy chữa cháy có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cơ sở và được sử dụng rất phổ biến trong thực tế.
Nội quy phòng cháy chữa cháy là bản nội quy được lập ra để quy định về việc phòng cháy và chữa cháy trong doanh nghiệp. Nội quy lập ra nhằm giúp mọi người thực hiện, tuân thủ theo đúng quy định của doanh nghiệp, hạn chế và ngăn chặn việc cháy nổ tại doanh nghiệp. Đây cũng là một loại tài liệu phải có trong hồ sơ nếu muốn xin giấy phép phòng cháy chữa cháy. Mẫu nêu rõ thông tin nơi đăng ký nội quy phòng cháy chữa cháy, nội dung nội quy phòng cháy chữa cháy,… Sau khi hoàn thành việc lập biên bản giảm đốc cơ quan cần ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu để biên bản có giá trị trong thực tế.
2. Mẫu nội quy phòng cháy chữa cháy:
CÔNG TY CỔ PHẦN
…..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
NỘI QUY PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Ban hành kèm theo Quyết định số …/…./QĐ-NN)
Để bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, bảo vệ sản xuất kinh doanh và trật tự chung, Công Ty …. ban hành nội quy – quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy như sau:
Điều 1. Việc phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của toàn thể mọi người làm việc tại cơ sở và khách hàng.
Điều 2. Mọi người phải tích cực đề phòng không để cháy xảy ra, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng về lực lượng, phương tiện để khi cần có thể chữa cháy kịp thời và có hiệu quả.
Điều 3. Phải quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các dạng nguồn nhiệt, hóa chất và các chất dễ cháy, nổ, chất độc hại, phóng xạ; triệt để tuân thủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Điều 4. …..
Điều 5. …..
Điều 6. …..
Điều 7. …..
Điều 8. Cá nhân có thành tích trong việc phòng cháy chữa cháy sẽ được khen thưởng. Người nào vi phạm các quy định trên, tùy từng trách nhiệm nặng, nhẹ mà bị xử lý từ phạt hành chính hoặc truy tố theo quy định của Pháp luật hiện hành.
Nội quy này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
…….., ngày … tháng … năm ….
GIÁM ĐỐC
(Ký, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu nội quy phòng cháy chữa cháy:
– Phần mở đầu:
+ Tên công ty.
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là nội quy phòng cháy và chữa cháy.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin ban hành nội quy phòng cháy và chữa cháy.
+ Nội dung nội quy phòng cháy và chữa cháy.
+ Cụ thể các quy định của công ty về phòng cháy chữa cháy.
+ Hiệu lực của nội quy phòng cháy và chữa cháy.
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian và địa điểm lập nội quy phòng cháy và chữa cháy.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của giám đốc công ty.
4. Các quy định về phòng cháy chữa cháy tại cơ sở:
Quy định về phòng cháy chữa cháy tại cơ sở cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
– Cần có bản nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy.
– Cần có quy định về chế độ trách nhiệm của các bộ phận cá nhân trong công tác phòng cháy và chữa cháy.
– Có các quy trình an toàn phòng cháy và chữa cháy trong vận hành, quản lý thiết bị vật tư có nguy cơ cháy nổ.
– Tổ chức quán triệt và phổ biến các quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy tới từng cán bộ công nhân viên có ký cam kết của từng người.
– Các bản nội quy, quy trình được niêm yết công khai ở những nơi thuận tiện để mọi người biết và thực hiện.
– Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ hằng quý đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ.
– Có sơ đồ phòng cháy chữa cháy và treo ở vị trí dễ nhìn. Có ghi chi tiết vị trí thiết bị chữa cháy, họng cứu hỏa, bể nước… và lối thoát hiểm trên sơ đồ.
– Có tiêu lệnh chữa cháy, nội quy phòng cháy và chữa cháy treo tại vị trí dễ nhìn.
– Bố trí vị trí thiết bị chữa cháy ở vị trí dễ thấy, dễ lấy khi xảy ra sự cố cháy nổ (theo đúng các quy định hiện hành).
– Kho, nhà xưởng phải được trang bị thiết bị phòng cháy và chữa cháy.
– Dụng cụ chữa cháy thô sơ: xẻng, quốc, xô, thang tre… phải luôn được kiểm tra thường xuyên, sử dụng tốt.
– Bể chứa cát phải đủ cát đảm bảo lượng nước có trong bể.
– Cần phải kiểm tra khuôn viên công trình, kho, nhà xưởng: đốt rác, xắp xếp vật tư không gọn gàng… có thể gây nguy cơ cháy nổ.
5. Về trách nhiệm và các quy định trong phòng cháy chữa cháy:
5.1. Trách nhiệm trong phòng cháy chữa cháy:
Phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để có thể đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của mọi người, mọi do thiệt hại cháy nổ gây ra.
Mỗi doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ và đáp ứng đủ những điều kiện, phương tiện để đáp ứng, phục vụ nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy do người đứng đầu doanh nghiệp tổ chức và thực hiện. Các hoạt động cũng như các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy sẽ được cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát thường xuyên. Cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động đó là cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy.
5.2. Các quy định về Phòng cháy chữa cháy đối với doanh nghiệp:
– Thứ nhất, cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, mua bán, cho mượn, cho thuê giấy xác nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy của doanh nghiệp.
– Thứ hai, người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức phòng cháy chữa cháy.
– Thứ ba, có bản nội quy, quy định về phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp.
– Thứ tư, những người đứng đầu như đội trưởng, đội phó của bộ phận phòng cháy chữa cháy phải có văn bằng, chứng chỉ về việc đào tạo phòng cháy chữa cháy.
– Ngoài ra, những phương tiện, thiết bị, bình chữa cháy cần đảm bảo chất lượng, giám sát bảo dưỡng thường xuyên để luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất.
6. Ý nghĩa và vai trò của hoạt động phòng cháy chữa cháy:
6.1. Ý nghĩa của công tác phòng cháy chữa cháy:
– Khi có sự hiểu biết về các phương pháp phòng cháy, chữa cháy sẽ giúp mọi người có thể chủ động nắm bắt được tình hình, cách phòng chống cháy nổ và cách xử lý đám cháy. Trong tình hình xảy ra hỏa hoạn, các chủ thể có thể bình tĩnh xử lý, đảm bảo an toàn cho chính bản thân cũng như những người xung quanh.
– Trong cơ quan xí nghiệp, ý nghĩa của công tác phòng cháy chữa cháy là gắn kết cộng đồng.
Không chỉ hạn chế rủi ro xảy ra cháy nổ, phòng cháy chữa cháy còn mang một ý nghĩa tích cực đó là giúp con người trong tập thể, cộng đồng gắn kết với nhau. Khi tham gia các buổi tập huấn, chúng ta không chỉ nâng cao kiến thức cần thiết về phòng chống cháy nổ mà còn khiến mọi người trong tập thể trở nên gần gũi, cùng nhau giúp đỡ và hỗ trợ, tăng tình đoàn kết cộng đồng.
– Giúp ngăn chặn các vụ cháy nổ xảy ra.
Mọi người có thể hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến cháy, cách hạn chế thấp nhất lửa lan rộng, dập lửa đúng cách để không bùng phát, lan rộng. Bằng cách tìm hiểu kỹ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy, chúng ta có thể tránh được những trường hợp xấu xảy ra, trong tình huống nguy cấp bạn có thể giảm thiệt hại về người và tài sản của cá nhân, công ty, cộng đồng xã hội
– Bên cạnh đó, nếu bạn có kiến thức, sự am hiểu thông tin về phòng cháy, chữa cháy giúp ngăn chặn kẻ xấu lợi dụng cơ hội cháy nổ để vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của người khác.
6.2. Vai trò của công tác phòng cháy chữa cháy:
Ngoài những ý nghĩa nêu trên, công tác phòng cháy chữa cháy có những vai trò nhất định sau đây:
– Ý nghĩa của phòng cháy chữa cháy sẽ không đầy đủ nếu như thiếu các thiết bị phòng chống cháy nổ cơ bản để đảm bảo an toàn trong những trường hợp nguy cấp.
– Các thiết bị phòng chống cháy nổ và chữa cháy đóng vai trò vô cùng to lớn, hỗ trợ xử lý các vụ hỏa hoạn hiệu quả, ngăn ngừa và hạn chế đám cháy lan rộng cũng như bảo vệ tính mạng, tài sản.
– Việc chuẩn bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy sẽ giúp đảm bảo an toàn tính mạng cho bản thân và mọi người xung quanh Mỗi gia đình dù sống trong khu vực đông dân cư cũng cần phải có ít nhất một bình cứu hỏa để có thể sử dụng khi phát sinh tình huống rủi ro có thể xảy ra.