Học tập là hoạt động rèn luyện, tiếp thu kiến thức, trau dồi đạo đức, nhân cách của học sinh. Để hoạt động này diễn ra một cách hiệu quả, ở mọi cấp học, các trường học thường đưa ra các nội quy lớp học. Dưới đây là bài phân tích về mẫu nội quy lớp học dành cho mọi cấp học và cách trang trí.
Mục lục bài viết
1. Mẫu nội quy lớp học dành cho mọi cấp học:
NỘI QUY HỌC SINH
PHẦN I: NHỮNG QUY ĐỊNH HỌC SINH PHẢI CHẤP HÀNH
I – Về giờ giấc, nề nếp ra vào lớp
- Đi học đúng giờ. Khi trống báo vào tiết, học sinh phải vào trong lớp, ổn định vị trí, chuẩn bị cho tiết học, không được đứng ngoài hành lang.
- Không trốn học, bỏ tiết. Có lý do thật đặc biệt nghỉ tiết phải xin phép giáo viên bộ môn, sau đó trình Ban Giám hiệu xem xét, đồng ý mới được về. Nghỉ học cả buổi thì cha mẹ học sinh phải viết giấy xin phép và gửi đến trường vào đầu giờ học.
- Tuyệt đối không đi lại trong sân trường, cầu thang, hành lang hay ra cổng trường trong giờ học. Không có lý do chính đáng học sinh không được vào phòng bảo vệ, phòng họp, phòng làm việc của giáo viên.
- Hết giờ học phải tắt hết quạt, điện, đóng cửa sổ; Tan học phải nhanh chóng giải tỏa khỏi khu vực cổng trường, không tụ tập dưới lòng đường, không la cà hàng quán, đi chơi điện tử.
II – Về học tập
- Học sinh phải có thái độ và động cơ học tập đúng đắn, có đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập.
- Trên lớp phải tập trung nghe giảng, chủ động tích cực xây dựng bài, ghi bài đầy đủ. Không ăn quà, làm việc riêng trong giờ học.
- Thực hiện tốt nề nếp tự học ở nhà, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Nghỉ học phải chép bài, học và làm bài đầy đủ.
- Trung thực trong khi kiểm tra, thi cử.
- Không mang đến trường những đồ dùng không liên quan đến học tập như: vũ khí, chất nổ, băng đĩa nhạc, truyện, máy nghe nhạc…
III – Về đạo đức, lối sống
- Lễ độ với thầy cô giáo, công nhân viên nhà trường, khách đến thăm trường và người lớn tuổi.
- Tôn trọng, hòa nhã, đoàn kết, giữ quan hệ đúng mực với bạn bè. Không nói tục, chửi bậy.
- Khi đến trường học sinh phải mặc đồng phục theo đúng mẫu đồng phục của nhà trường và đeo thẻ HS trong suốt buổi học; đi giày hoặc dép có quai hậu; không đi giày dép cao gót.
- Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục thể thao… Có thái độ đúng đắn khi tham gia các hoạt động tập thể trong nhà trường và xã hội.
- Có ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh trường lớp, vứt rác vào thùng, không ăn kẹo cao su. Giữ gìn bảo vệ của công, cơ sở vật chất của nhà trường. Nếu làm hỏng phải chịu trách nhiệm sửa chữa, đền bù theo quy định.
PHẦN II: NHỮNG ĐIỀU NGHIÊM CẤM HỌC SINH
- Bỏ giờ, trốn học.
- Hút thuốc lá, chơi cờ bạc, uống rượu bia, nói tục, chửi thề trong và ngoài nhà trường.
- Học sinh không được nhuộm tóc, không vuốt keo, xịt gôm. Không sơn móng chân, móng tay. Học sinh nam không được để tóc quá dài.
- Mang các loại vật dụng, dao, vật nhọn, pháo, chất gây cháy nổ… đến trường.
- Vẽ khắc, hoặc sử dụng bút xóa nước vẽ bậy trên bàn, trên tường, cửa lớp, không tự ý di chuyển bàn ghế trong lớp học.
- Xả rác trong lớp, trong ngăn bàn, nhả kẹo cao su trong nhà trường.
- Trêu chọc bạn quá mức, kết băng nhóm, đưa người lạ đến trường, gây gổ đánh nhau làm mất trật tự trị an trong và ngoài nhà trường (HS đánh nhau bất kể lý do nào cũng sẽ bị buộc thôi học).
- Tuyệt đối không được mang và sử dụng điện thoại di động trong trường. Nếu HS cố tình mang hoặc sử dụng sẽ bị tịch thu và hạ hạnh kiểm.
- Nghiêm chỉnh chấp hành luật an toàn giao thông: không điều khiển xe máy tham gia giao thông; không gửi xe ngoài cổng trường, không đi xe trong sân trường.
PHẦN III : ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
– Tất cả học sinh phải thực hiện nghiêm túc những điều quy định trong bản Nội quy và những quy định khác của trường, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật từ hạ hạnh kiểm đến buộc thôi học tuỳ theo mức độ vi phạm.
– Nội quy này phổ biến đến từng học sinh để thực hiện và cha mẹ học để giám sát được gia đình lưu giữ nhằm phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục.
2. Cách trang trí mẫu nội quy lớp học:
– Nội quy lớp học là những quy định mà nhà trường đặt ra để điều chỉnh nguyên tắc hoạt động, nề nếp, đạo đức của học sinh. Nội quy này giúp quá trình sinh hoạt, học tập tại nhà trường của học sinh được chuẩn chỉnh và đạt kết quả cao nhất.
– Về cơ bản, nội quy lớp học ở các cấp học là cơ bản giống nhau. Bởi những quy định đưa ra đều nhằm mục đích điều chỉnh quá trình hoạt động, học tập, sinh hoạt, cách cư xử của học sinh trong quá trình học tập tại nhà trường sao cho đúng khuôn phép.
– Việc trang trí mẫu nội quy lớp học cũng được nhà trường, giáo viên và học sinh đặc biệt quan tâm. Ở từng cấp học khác nhau, cách trang trí nội quy lớp học cũng khác nhau. Cách trang trí nội quy lớp học sẽ dựa vào cấp học cũng như độ tuổi của người học của từng cấp đó. Ví dụ, đối với nội quy lớp học dành cho học sinh tiểu học, mẫu nội quy lớp học cần được trang trí sinh động, màu sắc để các em thích thú, hứng khởi khi học và nhìn vào. Đối với nội quy lớp học dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, cách trang trí có thể mang tính nhã nhặn, khoa học, thuận mắt người nhìn. Ở độ tuổi này, các bạn học sinh đã lớn, nên việc trang trí nội quy lớp học đầy đủ sắc màu là không thực sự cần thiết.
Như vậy, có thể thấy, cách trang trí nội quy lớp học có thể mang tính linh động. Tùy thuộc vào từng lứa tuổi học sinh mà cách trang trí cũng khác nhau. Điều này giúp các em học sinh tiếp cận các quy định một cách hứng khởi, nhẹ nhàng nhất.
3. Các vấn đề liên quan đến nội quy lớp học:
– Trường học là nơi các bạn trẻ học tập. Người ta thường nói, trường học là ngôi nhà thứ hai của học sinh. Tại đây, các em xem được giáo dục, bồi dưỡng kiến thức. Cùng với đó, Nhà trường sẽ rèn giũa cho các em đạo đức và phong cách sống. Để các em có thể vào khuôn khổ, học tập, rèn luyện tại nhà trường một cách khuôn phép, văn minh, ở mọi cấp học luôn có nội quy lớp học.
– Nội quy lớp học là những quy định mà nhà trường, lớp học đưa ra để làm cơ sở điều chỉnh các hoạt động của người học. Do đó, nội quy lớp học có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc giáo dục học sinh, sinh viên tại các trường học, cũng như công tác giáo dục chung của toàn hệ thống nước nhà.
+ Đối với bản thân người học: Nội quy lớp học là những quy định chung đưa ra để điều chỉnh hành vi của người học, người dạy sao cho đúng với khuôn khổ nguyên tắc chung. Trường học là môi trường cung cấp tri thức, rèn luyện đạo đức. Do đó, nó phải mang tính chất nghiêm khắc, quy củ. Thực tế, nếu một môi trường không có nguyên tắc, không có quy định thì công tác giảng dạy, học tập không đạt được kết quả tốt nhất. Bản chất tự nhiên của con người là sự tự phát. Nếp sống khuôn khổ có được do rèn luyện, phát triển mà có. Vì vậy, nếu nhà trường không đưa ra những quy định để định hướng hoạt động học tập, vui chơi của học sinh, sinh viên tại nhà trường, thì người học sẽ không tuân thủ theo các nguyên tắc khuôn mẫu, kết quả học tập đạt được chắc chắn không cao. Các cá nhân đến trường là để học tập. Học tập ở đây không chỉ là sự tích lũy thêm khối lượng kiến thức, mà còn là sự rèn luyện tính cách, đạo đức, lối sống. Nếu không có các nội quy, thì đặc tính rèn luyện nhân cách, đạo đức của các cá nhân không đạt được kết quả như ý.
+ Đối với nhà trường: Nhà trường là môi trường rèn luyện nhân cách đạo đức, tích lũy kiến thức cho người học. Nó có vai trò, ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với sự phát triển mang tính chất nền tảng của mỗi cá nhân. Ngoài việc học kiến thức, thời gian giải lao, vui chơi, trường học còn được xem là chiếc khuôn để nắn tính cách, đạo đức của các cá nhân. Để thực hiện tốt nhiệm vụ thiêng liêng đó, các cơ sở trường học ở mọi cấp học buộc đưa ra những nội quy lớp học để điều chỉnh hoạt động, lời nói, cách cư xử của người học. Người xưa thường nói: Học ăn, học nói, học gói, học mở. Do đó, Nhà trường phải đưa ra những nội quy mang tính chất chuẩn mực để dạy người học những quy chuẩn đó. Nội quy đưa ra giúp nhà trường quản lý học sinh tốt hơn. Dựa vào những nội quy đó, nhà trường, giáo viên sẽ đánh giá được ý thức, đạo đức của người học. Từ đó, đưa ra những biện pháp hỗ trợ kịp thời để uốn nắn cách cư xử của người học mang tính chuẩn mực.
– Nội quy lớp học là căn cứ, chuẩn mực để đánh giá cách cư xử, hành động của cả giáo viên và người dạy. Nó được xem là quy định riêng của từng trường. Theo đó, nếu giáo viên, học sinh vi phạm vào những quy định đó, sẽ buộc bị áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật theo quy định của nhà trường đó.