Mẫu nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình là một biểu mẫu quan trọng trong việc xây dựng các kiến trúc nhà ở. Vì vậy để xây dựng một kiến trúc nhà ở hoàn hảo thì bài viết dưới đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về kiểu mẫu này
Mục lục bài viết
1. Ý nghĩa của thiết kế xây dựng công trình:
Thiết kế xây dựng (Construction Design) được hiểu là việc đưa ra các ý tưởng, giải pháp để từ đó triển khai và tạo thành những công trình kiến trúc trong tương lai. Thiết kế kiến trúc giúp biến các ý tưởng trên bản vẽ thành thực tế nhằm có những công trình xây dựng chất lượng và vững chắc. Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình thiết kế kiến trúc và đòi hỏi có các kỹ năng nhất định.
Nhiệm vụ thiết kế công trình là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập thiết kế xây dựng công trình. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình này phải phù hợp với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng công trình. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập thiết kế xây dựng công trình. Chủ đầu tư có thể thuê tố chức tư vấn, chuyên gia góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ thiết kế khi cần thiết.
Việc lập nhiệm vụ thiết kế công trình có vai trò vô cùng quan trọng, đây giống như một văn bản khái quát và sơ bộ để nhà đầu tư có thể nắm bắt được quy mô, hình dáng cấu trúc và dự trù được chi phí ban đầu để hoàn thiện công trình.
2. Quy định pháp luật về nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình:
2.1. Quy định về nhiệm vụ thiết kế xây dựng:
Theo Điều 32 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ thiết kế xây dựng như sau:
– Chủ đầu tư lập hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng.
– Nhiệm vụ thiết kế xây dựng phải phù hợp với chủ trương đầu tư và là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng. Chủ đầu tư có thể thuê tổ chức tư vấn, chuyên gia góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ thiết kế khi cần thiết.
– Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng bao gồm:
+ Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng;
+ Mục tiêu xây dựng công trình;
+ Địa điểm xây dựng công trình;
+ Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình;
+ Các yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng công trình, công năng sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình.
– Nhiệm vụ thiết kế xây dựng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình.
2.2. Quy định về hồ sơ thiết kế kiến trúc:
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật được dùng làm căn cứ để thiết kế xây dựng sau khi được chủ đầu tư kiểm tra, nghiệm thu. Khoản 2, Điều 2, Thông tư 03/2020/TT-BXD quy định hồ sơ thiết kế xây dựng có các loại như:
– Hồ sơ thiết kế kỹ thuật cơ sở là tài liệu kiến trúc được xây dựng sơ bộ ở giai đoạn báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu hình bày những nội dung đánh giá sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng, để xem xét quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng.
– Hồ sơ thiết kế xây dựng cơ sở là tài liệu tham khảo về thiết kế cơ sở của giai đoạn báo cáo nghiên cứu khả thi; Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu tóm tắt những nội dung chính về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế đã được phê duyệt, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.
– Thiết kế kiến trúc kỹ thuật là giải pháp kiến trúc cho việc xây dựng các bước sau thiết kế cơ sở; Thiết kế sơ bộ là bản vẽ kiến trúc lập trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng trên cơ sở phương án đã được phê duyệt, trình bày được những yêu cầu kỹ thuật chính so với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đang áp dụng, là căn cứ để tiến hành các bước thiết kế tiếp theo.
– Thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi công là nội dung quan trọng của thiết kế bản vẽ xây dựng các giai đoạn sau thiết kế cơ sở; Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế thể hiện đầy đủ các đặc tính kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết kết cấu tương ứng với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đang áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện cho triển khai thi công xây dựng công trình.
– Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và các bước thiết kế liên quan (nếu có) theo kinh nghiệm nước ngoài, tương ứng với từng giai đoạn thiết kế công trình mà người quyết định đầu tư lựa chọn khi quyết định đầu tư xây dựng.
3. Nội dung mẫu thiết kế xây dựng công trình:
Nội dung mẫu thiết kế xây dựng công trình bao gồm:
Phần mở đầu gồm có:
– Quốc hiệu tiêu ngữ, địa điểm, thời gian lập văn bản thiết kế công trình
– Tên cơ quan/ tổ chức/ cá nhân lập văn bản, số hồ sơ
– Tên văn bản: Nhiệm vụ thiết kế loại công trình gì?
Phần nội dung cần có các ý chính như sau:
– Căn cứ pháp lý lập văn bản nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình: : căn cứ pháp lý cần nêu đầy đủ các luật còn hiệu lực, văn bản của ủy ban nhân dân Tỉnh về dự án đầu tư….
– Các yêu cầu về quy hoạch và kiến trúc
– Quy mô và công năng của công trình
– Thời hạn hoàn thành hồ sơ thiết kế
Phần kết
– Trong phần kết cần có nơi nhận, chữ kí của người ban hành
4. Mẫu nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình mới và chuẩn nhất:
Dưới đây là mẫu nhiệm vụ thiết kế công trình phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo:
TÊN CƠ QUAN LẬP Số:…/…
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ….., ngày…tháng…năm… |
NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
Công trình:…
I. Mục tiêu, ý nghĩa xây dựng công trình:
( Phần này cần giới thiệu khái quát về thực trạng và nhu cầu của công trình)
II. Các căn cứ pháp lý để lập nhiệm vụ thiết kế:
– Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
– Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
– Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
–
– Quyết định số… /QĐ-UB về việc ban hành quy định về quản lý phân cấp quản lý, đầu tư, xây dựng trên địa bàn tỉnh;
– Các văn bản về chủ trương hoặc quyết định đầu tư;
– ….
III. Các yêu cầu về quy hoạch và kiến trúc.
1. Vị trí và đặc điểm khu đất xây dựng:
– Vị trí: …..
– Phạm vi ranh giới: + Phía bắc giáp + Phía nam giáp…. + Phía đông giáp…. + Phía tây giáp .
– Đặc điểm khu đất:
+ Nằm trong quy hoạch đã phê duyệt, ổn định và hợp pháp.(Kèm sơ đồ đất) hoặc đã có thoả thuận vị trí xây dựng với cơ quan quản lý chuyên ngành.
+ Các hệ thống đã có hạ tầng kỹ thuật (cấp điện, cấp nước…?).
2. Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc đối với khu vực xây dựng công trình.
2.1.Yêu cầu về quy hoạch: Bố trí tổng thể một cụm công trình bao gồm các hạng mục…. đảm bảo các tiêu chí:
– Phù hợp với cảnh quan chung của khu vực, đảm bảo tính chất của công
– Quy mô về mức đầu tư
2.2 Yêu cầu về kiến trúc:
– Đảm bảo tính hài hòa về hình khối kiến trúc tổng thể toàn khu vực
– Có hình dáng kiến trúc phù hợp với tính chất, công năng, ý nghĩa của công trình
-….
IV. Quy mô và công năng của công trình
1. Quy mô công trình
– Loại công trình:…
– Quy mô về xây dựng: Diện tích khu đất xây dựng:..
Trong đó bao gồm các hạng mục chính và cơ cấu, số lượng các phòng chức năng cơ bản như sau:
+ Hạng mục…., số tầng…, gồm các phòng…
– Quy mô về mức đầu tư:…
2. Các yêu cầu về công năng sử dụng của công trình
– ….
3. Yêu cầu về trang bị, công nghệ:
– Giải pháp về cung cấp điện nước, nước thải:
Giải pháp về thông tin liên lạc, công nghệ thông tin ; – Giải pháp về xử lý vi khí hậu, điều hoà không khí;
– Giải pháp đảm bảo an ninh; Đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ;
4. Các yêu cầu khác (nếu có)
5. Thời hạn hoàn thành hồ sơ thiết kế: …
Nơi nhận: | Cơ quan lập (Ký tên và đóng dấu) |
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật xây dựng 2015;
– Luật Đầu tư năm 2020;
– Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
– Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây.