Đối với các chương trình đào tạo của các trường đại học, sinh viên khi thực hiện đủ tín chỉ sẽ được lựa chọn đăng ký thực tập tại các công ty, tổ chức, doanh nghiệp. Khi kỳ thực tập kết thúc, sinh viên cần phải xin nhận xét thực tập của đơn vị thực tập và nhận xét của giáo viên hướng dẫn thực tập.
Mục lục bài viết
1. Mẫu nhận xét của đơn vị thực tập dành cho sinh viên là gì, mục đích của mẫu nhận xét?
Theo Điều 1 Nghị định số 102-TTg ban hành quy chế thực tập cho sinh viên, học sinh các trường đại học và chuyên nghiệp trung cấp quy định về mục đích của thực tập như sau:
– Việc thực tập giúp sinh viên, học sinh kiểm nghiệm củng cố và bổ sung những kiến thức lý thuyết đã học ở lớp;
– Giúp sinh viên và học sinh học tập những kỹ năng và kiến thức về công tác thực tế, nâng cao khả năng giải quyết các vấn đề trong thực tế;
– Tạo điều kiện cho sinh viên, học sinh trực tiếp tham gia lao động ngành nghề, tiếp xúc, làm việc, sinh hoạt với công nhân và nông dân, học tập công nhân và nông dân.
– Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa nhà trường với các cơ sở thuộc các ngành kinh tế, văn hóa, khoa học… để sinh viên và học sinh làm quen với môi trường mà sau này họ sẽ phục vụ.
– Bồi dưỡng cho sinh viên, học sinh lòng yêu nghề, tinh thần phục vụ, năng lực độc lập công tác để họ nhanh chóng trở thành những người lao động mới vừa biết lao động trí óc vừa có khả năng lao động chân tay, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa xã hội và công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Phiếu nhận xét về sinh viên thực tập là văn bản được dùng khi sinh viên đã hoàn thành xong khóa thực tập muốn xin nhận xét, đánh giá tại nơi thực tập của mình, nội dung mẫu nhận xét bao gồm thông tin sinh viên, các nội dung nhận xét…
Mục đích của mẫu nhận xét về sinh viên thực tập: mẫu nhận xét này được dùng nhằm mục đích nhận xét sinh viên thực tập trong quá trình thực tập đã có những thành tích và ưu khuyết điểm gì.
2. Mẫu nhận xét của đơn vị thực tập dành cho sinh viên:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT SINH VIÊN
CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên:…………
Lớp:………………. Khóa………………. Khoa:…………………… trực thuộc Trường……….
Trong thời gian từ ngày……… tháng…….năm………… đến ngày…….. tháng……. năm……………
Tại:……….
Địa chỉ:………
Sau quá trình thực tập tại đơn vị của sinh viên, chúng tôi có một số nhận xét đánh giá như sau:
1. Về ý thức tổ chức kỷ luật:
……….
2. Về tinh thần thái độ học tập:
………..
3. Về quan hệ, lối sống:
………
4. Các nhận xét khác:
………
Đánh giá chung sau khi thực tập:
………….
Cán bộ hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ và tên)
Ngày…….tháng………..năm………….
Xác nhận của đơn vị thực tập
(Ký và ghi rõ họ và tên)
Mẫu 2:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
PHIẾU NHẬN XÉT SINH VIÊN
CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Người hướng dẫn thực tập:……
Đơn vị thực tập:………
Phòng ban:……
Họ tên sinh viên thực tập:……….. MSSV:……………..
Lớp:…… Khoa:……. Niên khóa:….. Trực thuộc
Trường:……
Thời gian thực tập: Từ ngày………… Đến ngày………
Tại:………
Địa chỉ……
Sau quá trình thực tập tại Công ty………… của sinh viên………. , chúng tôi có một số nhận xét đánh giá như sau:
1. Về hình thức tổ chức kỷ luật:
Luôn chấp hành đúng quy định, nội quy của công ty. Đi làm đúng giờ, ăn mặc chỉnh tề, tác phong chuyên nghiệp, luôn hòa đồng với mọi người.
2. Về chuyên môn:
Có tinh thần ham học hỏi, tìm hiểu tổ chức, hoạt động của công ty phục vụ cho báo cáo thực tập của mình.
Tinh thần trách nhiệm cao. Luôn hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ được phân công. Nắm vững kiến thức nền tảng chuyên môn tuy chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nhưng em đã sớm bắt nhịp được với tiến độ công việc của phòng ban.
Qua 3 tháng thực tập tại công ty của em… chúng tôi cảm thấy rất hài lòng về tinh thần làm việc và khả năng giải quyết vấn đề của em. Chúng tôi tin tưởng và hy vọng rằng Chuyên ngành Kế toán – Khoa Kinh Tế Trường… sẽ là nguồn cung cấp nhân lực chất lượng cao cho các công ty có nhu cầu tuyển dụng nhân lực về bộ môn Kế Toán.
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu nhận xét:
Giấy nhận xét thực tập của đơn vị thực tập cần được đảm bảo về cả nội dung và hình thức, khi viết mẫu giấy sinh viên cần phải đảm bảo việc trình bày các nội dung thông tin theo yêu cầu sau:
Trong giấy cần phải có rõ các thông tin của cá nhân của sinh viên như: Tên tuổi, nguyên quán, lớp, khóa ngành đang theo học, trực thuộc trường, người hướng dẫn thực tập và các thông tin về thời gian thực tập (thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc)
– Nội dung thực tập: Liệt kê danh sách các công việc đã được thực tập, cùng với tên người hướng dẫn, chức vụ. Ghi rõ các đầu việc chính sinh viên đã thực hiện và hoàn thành trong quá trình thực tập.
– Nhận xét của đơn vị thực tập: nhận xét của đơn vị thực tập như nhận xét về ý thức tổ chức kỷ luật, về tinh thần thái độ học tập, về quan hệ, lối sống, các nhận xét khác.
4. Những quy định liên quan đến sinh viên đi thực tập:
4.1. Nhiệm vụ của các trường đại học, học viện và chuyên nghiệp trung cấp có sinh viên thực tập:
Theo Điều 2 Nghị định số 102-TTg ban hành quy chế thực tập cho sinh viên, học sinh các trường đại học và chuyên nghiệp trung cấp quy định về mục đích của thực tập như sau, quy định các trường đại học, học viện và chuyên nghiệp trung cấp có nhiệm vụ:
“Xây dựng kế hoạch thực tập tổng quát cho từng năm và kế hoạch tỉ mỉ cho từng đợt. Để thực tập được tốt và không gây trở ngại cho kế hoạch sản xuất của các cơ sỏ, các trường chỉ nên tổ chức cho sinh viên xuống các cơ sở những lúc thật cần thiết, theo đúng kế hoạch học tập đã được Bộ giáo dục duyệt.
Liên hệ với các cơ sở để bàn bạc thống nhất về kế hoạch thực tập và cùng các cơ sở tổ chức hướng dẫn việc học tập.
Lãnh đạo sinh viên, học sinh nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của các cơ sở;
Giáo dục cho sinh viên, học sinh tinh thần khiêm tốn học hỏi công nhân, nông dân và hăng hái tham gia xây dựng cơ sở nơi mình đến thực tập;
Cùng với các cơ sở nơi sinh viên, học sinh đến thực tập, tổ chức, nhận xét, đánh giá kết quả thực tập của sinh viên, học sinh và rút kinh nghiệm để không ngừng nâng cao chất lượng thực tập.”
Theo Điều 3 Nghị định này Các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, hợp tác xã, cơ quan có sinh viên, học sinh đến thực tập có nhiệm vụ:
– Làm cho cán bộ và công nhân trong cơ sở mình thấy rõ ý nghĩa của việc thực tập để mỗi người đều có ý thức tích cực hướng dẫn, chỉ bảo cho sinh viên, học sinh thực tập được tốt;
– Cử cán bộ có trách nhiệm cùng với nhà trường tổ chức, hướng dẫn đoàn thực tập;
– Tích cực giúp đỡ sinh viên, học sinh về chỗ ăn, ở và các điều kiện vật chất khác trong phạm vi có thể, những vấn đề này nhà trường có sinh viên, học sinh đến thực tập tự lo liệu quản lý lấy là chính;
– Giúp đỡ những tài liệu cần thiết về chuyên môn, nghiệp vụ… để việc thực tập đạt được nhiều kết quả.
– Để bảo vệ bí mật Nhà nước chỉ có những đối tượng (sinh viên và học sinh cũng như cán bộ giảng dạy) có chọn lựa mới được sử dụng những tài liệu mật và mới được đến thực tập ở những khu đặc biệt, nhà máy đặc biệt (hoặc bộ phận đặc biệt của nhà máy). Việc cung cấp tài liệu mật cũng như việc dẫn sinh viên, học sinh đến những khu và nhà máy đặc biệt phải được Bộ sở quan cho phép;
– Cùng nhà trường hướng dẫn, nhận xét việc ghi nhật ký thực tập của sinh viên, học sinh (nếu có), tổng kết, đánh giá kết quả thực tập và rút kinh nghiệm.
Các trường, cơ sở nhận sinh viên thực tập có nghĩa vụ tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên thực tập bao gồm cả môi trường và tài liệu phục vụ quá trình thực tập của sinh viên, cử các cán bộ hướng dẫn sinh viên trong quá trình thực tập.
4.2. Nhiệm vụ của sinh viên trong quá trình thực tập:
Sinh viên trong quá trình thực tập tại các cơ sở phải có nhiệm vụ đảm bảo hoàn thành khóa thực tập nhằm đạt yêu cầu cao nhất đồng thời nghiêm chỉnh chấp hành nội quy do nơi thực tập và nhà trường quy định.
Tại cơ sở thực tập, sinh viên phải triệt để thực hiện nội quy bảo mật, chỉ được hỏi cơ sở về những vấn đề liên quan đến việc thực tập, không được tự tiện đến những nơi đặc biệt. Đặc biệt phải đảm bảo thi hành nội quy an toàn lao động của cơ sở.
Tùy thuộc từng ngành học mà thời gian thực tập của sinh viên sẽ khác nhau, có thể là một tháng hoặc dài hơn theo chương trình đào tạo. Sau quá trình thực tập các sinh viên sẽ phải hoàn thiện báo cáo của mình cùng sự nhận xét của cơ quan doanh nghiệp để gửi lại nhà trường qua đó thầy cô sẽ đánh giá việc thực tập cũng như có những lời khuyên và nhận xét về kỹ năng kinh nghiệm để sinh viên sẵn sàng ra một môi trường mới làm việc.