Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà khi thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ dẫn đến việc cơ quan có thẩm quyền ban hành các quyết định khác. Một trong số đó là quyết định chấm dứt tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quyết định chấm dứt tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định chấm dứt tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo quyết định chấm dứt tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
- 4 4. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
- 5 5. Quy định về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
1. Quyết định chấm dứt tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Trên thực tế, trong quá trình giải quyết các vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải để đảm bảo quyết định xử phạt vi phạm hành chính kịp thời, chính xác và góp phần giáo dục, răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân đó là phải đảm bảo quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được ban hành đúng thời hạn và đúng thẩm quyền. Khi giải quyết các vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải Nhà nước ta cần ban hành rất nhiều các quyết định tùy thuộc vào các thời điểm và căn cứ khác nhau. Quyết định chấm dứt tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải được sử dụng phổ biến trong thực tiễn và có những vai trò quan trọng.
Mẫu quyết định chấm dứt tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là mẫu bản quyết định được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để đưa ra quyết định về việc chấm dứt tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải. Mẫu nêu rõ tên cơ quan của người đã ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính để giải quyết khiếu nại, khởi kiện theo quy định pháp luật, ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định, nộ dung quyết định,… Mẫu được ban hành theo Thông tư 08/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải.
2. Mẫu quyết định chấm dứt tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
MQĐ 10
CƠ QUAN (1)
——
Số: ……./QĐ-CDTĐC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
(2)…….., ngày …. tháng … năm …
QUYẾT ĐỊNH
Chấm dứt việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải *
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ……./QĐ-TĐC ngày …../…../……… của (3)………….;
Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số ……./QĐ-GQXP ngày…../……/……. (nếu có);
Xét đề nghị của (4)………..
Tôi: ………….
Chức vụ (5): ……………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chấm dứt việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số………. /QĐ-TBC ngày …../…./ …..của (3) đối với (ông (bà)/tổ chức) có tên sau đây:
(1. Họ và tên): ………..Giới tính:………….
Ngày, tháng, năm sinh: …../…/……….. Quốc tịch:………….
Nghề nghiệp: …………..
Nơi ở hiện tại:…………..
Số định danh cá nhân/GCNKNCM/CMND/Hộ chiếu: ……ngày cấp: …../….. /……;
Nơi cấp: …………….
(1. Tên tổ chức vi phạm): …………..
Địa chỉ trụ sở chính: ……………
Mã số doanh nghiệp: …………..
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: ……….
Ngày cấp: …./……./…….;………nơi cấp:…………
Người đại diện theo pháp luật (6): ……….Giới tính:…………
Chức danh (7):………..
Lý do chấm dứt việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (8)…….
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Quyết định này được:
1. Giao cho ông (bà) (9)………… là cá nhân vi phạm/đại diện cho tổ chức vi phạm có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.
Ông (bà)/Tổ chức (10) …………có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
2. Gửi cho (11)………. để tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: VT,……
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ chức vụ, họ và tên)
* Mẫu này được sử dụng để chấm dứt việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Hướng dẫn soạn thảo quyết định chấm dứt tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
(1) Ghi tên cơ quan của người đã ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính để giải quyết khiếu nại, khởi kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật xử lý vi phạm hành chính; hoặc ghi tên cơ quan của người đã ra quyết định tạm đình chỉ thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính để chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật xử lý vi phạm hành chính
Trường hợp người ra quyết định là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thì ghi tên cơ quan theo hướng dẫn về thể thức của Bộ Nội Vụ.
(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Bộ Nội vụ.
(3) Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
(4) Ghi chức vụ của người đứng đầu bộ phận tham mưu cho người có thẩm quyền ra quyết định.
(5) Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định.
(6) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(7) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(8) Ghi rõ lý do chấm dứt việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo từng trường hợp cụ thể.
(9) Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm.
(10) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức vi phạm.
(11) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành Quyết định.
4. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện một tổ chức hoặc cá nhân có hành vi vi phạm hành chính thì trong thời hạn quy định, người có thẩm quyền có trách nhiệm phải ra quyết định xử phạt để áp dụng hình thức xử phạt và các biện pháp cần thực hiện để khắc phục hậu quả nếu có đối với người vi phạm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt, cụ thể được quy định như sau:
– Một số trường hợp mà người vi phạm không bị xử phạt theo quy định tại Điều 11
– Người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt do không xác định được tổ chức, cá nhân nào đã thực hiện hành vi vi phạm.
– Người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt do hành vi vi phạm được xác định là đã hết thời hiệu để xử phạt hoặc thời hạn ra quyết định xử phạt.
– Người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt do đối tượng thực hiện hành vi không còn tồn tại (cá nhân đã chết hay mất tích, tổ chức bị giải thể hay phá sản).
– Người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt do nhận thấy có dấu hiệu về hình sự phải thực hiện chuyển hồ sơ vụ việc.
5. Quy định về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Đối với hành vi vi phạm hành chính không lập biên bản quy định tại Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì quyết định xử phạt sẽ được ban hành ngay tại chỗ.
Thời hạn để người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm được quy định tại Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định cụ thể như sau:
– Khi đối tượng có hành vi vi phạm bị lập biên bản, thì trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày đó người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với họ.
– Đối với trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hay trường hợp cần phải giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt sẽ được kéo dài hơn nhưng tối đa không được quá 30 ngày kể từ ngày đối tượng đó bị lập biên bản về hành vi vi phạm.
– Trong trường hợp nếu cơ quan có thẩm quyền nhận thấy tính chất của vụ việc là đặc biệt nghiêm trọng, nhiều tình tiết phức tạp và phải giải trình mà người có thẩm quyền giải quyết cần có thêm thời gian nhằm xác minh hay thu thập thêm về chứng cứ thì thời hạn ra quyết định có thể được gia hạn. Thời gian được gia hạn tuân thủ theo quy định là không quá 30 ngày, việc gia hạn phải được báo cáo đến thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền bằng văn bản để xin gia hạn.
Cần lưu ý đối với cách tính thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nếu không thuộc trường hợp quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc thì phải tuân theo quy định trong Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau: Ngày bắt đầu thời hạn ra quyết định xử phạt được xác định là ngày tiếp theo liền kề của ngày hành vi bị lập biên bản xử phạt. Ngày kết thúc được xác định là thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn đó.