Quyền hạn đặc trưng nhất của Viện kiểm sát là kiến nghị quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự, điều này được thể hiện qua văn bản và gửi cho cơ quan có thẩm quyền.
Mục lục bài viết
1. Kiến nghị quyết định vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự là gì?
Quyết định vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự là văn bản do cơ quan, chủ thể có thẩm quyền ban hành áp dụng đối với một cá nhân nhất định trong quá trình thi hành án nhưng lại không tuân thủ các quy định của pháp luật. Quyết định kiến nghị thường là quyết định cá biệt. Việc vi phạm pháp luật trong quyết định có thể là sai thẩm quyền, nội dung được quyết định không dựa trên sự thật khách quan,…
Hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự là hoạt động do chủ thể có thẩm quyền thực hiện, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân người thi hành án, tổ chức, cá nhân khác hoặc lợi ích của nhà nước. So với kiến nghị hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị quyết định thường dễ dàng hơn và có căn cứ chứng minh hơn. Hành vi vi phạm phải là hành vi có lỗi và được thực hiện trong tình huống chủ động, trái với ý muốn của người bị hành vi tác động.
Kiến nghị là quyền năng pháp lý của Viện kiểm sát được ghi nhận trong các văn bản pháp luật, là việc cơ quan này thực hiện phản ánh, đề xuất và đề nghị cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện hoạt động thì hành án theo đúng quy định pháp luật.
Kiến nghị quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự (biểu mẫu) là văn bản được Viện kiểm sát gửi tới cơ quan, đơn vị trên cơ sở xem xét quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể có thẩm quyền nhằm đề nghị Thủ trưởng cơ quan cơ quan, đơn vị bị kiến nghị tổ chức thực hiện các nội dung đã được Viện kiểm sát nêu rõ trong bản kiến nghị.
Kiến nghị quyết định vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự là văn bản ghi nhận quyền hạn của Viện kiểm sát, buộc cơ quan, đơn vị bị kiến nghị có nghĩa vụ phải giải quyết kiến nghị và trả lời cho Viện Kiểm sát, đây là căn cứ để Viện kiểm sát kiểm soát hoạt động thi hành án, tránh tình trạng “rối loạn” trong quá trình thi hành án. Hơn nữa, kiến nghị còn là cách để cơ quan, đơn vị hoạt động hiệu quả, nắm bắt tốt tinh thần thượng tôn pháp luật, khắc phục những sai lầm để đưa đến hiệu quả trong hoạt động thi hành án.
Kiến nghị quyết định vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự được ghi nhận trong các văn bản pháp luật là nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này. Tại Điểm e, Khoản 2, Điều 25 Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân nêu rõ: “Khi kiểm sát thi hành án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:….Kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chấm dứt, khắc phục vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự; xử lý nghiêm minh người vi phạm;”. Và tại Khoản 5, Điều 167 Luật thi hành án hình sự quy định cụ thể: “Kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu
Khi tìm hiểu quy định của pháp luật, tác giả nhận thấy rằng, quy định giữa
Về cơ bản, tinh thần tại Luật thi hành án hình sự năm 2010 vẫn tồn tại, đó là “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thi hành án hình sự trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xem xét, giải quyết và trả lời kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu, thi hành quyết định của Viện kiểm sát về thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật.” Việc trả lời kiến nghị phải được thực hiện thông qua hình thức văn bản.
Mối liên hệ giữa Luật tổ chức Viện kiểm sát và Luật thi hành án hình sự còn thể hiện ở chỗ, Khoản 3, Điều 26 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định: “Đối với kiến nghị, kháng nghị, quyết định, yêu cầu khác của Viện kiểm sát nhân dân trong việc thi hành án hình sự thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết, trả lời hoặc thi hành theo quy định của Luật thi hành án hình sự.”.
Như vậy, việc dẫn chiếu này buộc Luật Thi hành án hình sự phải quy định rõ về việc giải quyết kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị kiến nghị, tuy nhiên, điều này lại không được thể hiện quá rõ trong Luật thi hành án hình sự hiện hành, khi thực tế, Luật này chỉ nêu thời hạn giải quyết mà không quy định nhiều hơn về bất cứ nội dung nào (Khoản 5, Điều 169: “Đối với kiến nghị quy định tại khoản 5 Điều 167 của Luật này phải được xem xét, giải quyết, trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị.” Việc quy định thời hạn trả lời là cách để pháp luật ràng buộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc nhanh chóng xử lý, giải quyết các nội dung kiến nghị, đặc biệt nhanh chóng khắc phục vi phạm pháp luật, xử lý người vi phạm pháp luật; áp dụng biện pháp phòng ngừa (nếu có), đảm bảo được quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức, nhà nước, thể hiện vai trò của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án hình sự.
2. Mẫu kiến nghị quyết định vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VIỆN KIỂM SÁT………………………….[1]
VIỆN KIỂM SÁT …………..[2]
Số: ……../KG-VKS…-…[3]
…………, ngày …………… tháng…………..năm 20………..
KIẾN NGHỊ
Quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật[4]
trong thi hành án hình sự
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT……………………2 …………………..
Căn cứ các điều 5, 25 và 26 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Căn cứ khoản 6 Điều 141 và Điều 143 Luật Thi hành án hình sự;
Xét Quyết định số ………. ngày …….. tháng …….. năm…… của cơ quan, đơn vị và người có thẩm quyền hoặc hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền ……….[5]……………..
Để việc thi hành án hình sự theo đúng quy định của pháp luật,
KIẾN NGHỊ:
Yêu cầu (Thủ trưởng cơ quan, đơn vị bị kiến nghị)[6] …… tổ chức thực hiện các nội dung sau:
1. Khắc phục vi phạm pháp luật, xử lý người vi phạm pháp luật; áp dụng biện pháp phòng ngừa (nếu có).
2. Trả lời cho Viện kiểm sát ………..2……….bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Kiến nghị này./.
Nơi nhận:
– Cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền
bị kiến nghị (để thực hiện);
– VKS …….1……… (thay báo cáo);
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát.
3. Hướng dẫn mẫu kiến nghị quyết định vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự:
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Tên của Mẫu được chỉnh sửa theo từng trường hợp cụ thể: Quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật
[5] Phân tích, xác định những vi phạm pháp luật của quyết định hoặc hành vi, viện dẫn điều luật bị vi phạm
[6] Chánh án Tòa án hoặc Trưởng nhà tạm giữ hoặc Giám thị trại tạm giam hoặc Giám thị trại giam hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự….
[7] Thẩm quyền ký thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự.
Cơ sở pháp lý:
Luật thi hành án hình sự năm 2019
Quyết định 39/QĐ-VKSTC năm 2018 về biểu mẫu nghiệp vụ công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành