Bảo vệ môi trường vẫn luôn là một vấn đề được toàn thế giới quan tâm, chú trọng. Trong hoạt động thực thi nhiệm vụ đó của mình, thì lực lượng cảnh sát nhân dân có thể phải thực hiện kiểm định môi trường, và văn bản thể hiện kết quả kiểm định đó có tên gọi là Kết quả kiểm định môi trường.
Mục lục bài viết
- 1 1. Kết quả kiểm định môi trường mẫu 08- MTr là gì?
- 2 2. Mẫu Kết quả kiểm định môi trường có chứng chỉ phòng thí nghiệm đạt chuẩn Quốc gia và Quốc tế theo tiêu chuẩn ISO/IEC:2005 (có VILAS) số 08- MTr:
- 3 3. Soạn thảo Kết quả kiểm định môi trường có chứng chỉ phòng thí nghiệm đạt chuẩn Quốc gia và Quốc tế theo tiêu chuẩn ISO/IEC:2005 (có VILAS) mẫu 08- MTr:
- 4 4. Về hoạt động kiểm định, quan trắc môi trường không khí:
1. Kết quả kiểm định môi trường mẫu 08- MTr là gì?
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, có tác động qua lại biện chứng đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Theo Luật Bảo vệ môi trường được hiểu là “hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành” (khoản 2 Điều 3). Từ đó có thể thấy mục đích của bảo vệ môi trường là nhằm ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học,
Như vậy, hoạt động ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm cũng như việc phát hiện, xử lý hành vi vi phạm bảo vệ môi trường chính là một trong những hoạt động nhằm bảo vệ môi trường. Để phát hiện được môi trường có bị ô nhiễm hay không, nguyên nhân ô nhiễm như thế nào, mức độ ô nhiễm,… thì khó có thể dùng mắt thường nhận biết được nên cần phải thông qua các công vụ, phương tiện, phương pháp khoa học để biết được, đó gọi chung là hoạt động kiểm định môi trường. Hoạt động kiểm định môi trường nói chung nhằm mục đích đối chiếu, so sánh mẫu được kiểm định so với các quy chuẩn, tiêu chuẩn chung của pháp luật về mẫu.
Kết quả kiểm định môi trường được thể hiện bằng văn bản, được gọi là Kết quả kiểm định môi trường. Đây là văn bản thể hiện các thông số về môi trường trong mẫu được lấy kiểm định, hay nói cách khác đây là văn bản thể hiện kết quả sau quá trình kiểm định môi trường.
Kết quả kiểm định môi trường mẫu 08- MTr có tên gọi đầy đủ chính là Kết quả kiểm định môi trường có chứng chỉ phòng thí nghiệm đạt chuẩn Quốc gia và Quốc tế theo tiêu chuẩn ISO/IEC:2005 (có VILAS). Dưới đây sẽ thống nhất sử dụng với tên gọi Kết quả kiểm định môi trường có chứng chỉ phòng thí nghiệm đạt chuẩn Quốc gia và Quốc tế theo tiêu chuẩn ISO/IEC:2005 (có VILAS) mẫu 08- MTr để phân biệt với Kết quả kiểm định thông thường. Văn bản này có điểm khác biệt với văn bản kiểm định thông thường về tổ chức thực hiện hoạt động kiểm định. Chủ thể thực hiện hoạt động kiểm định ở đây chính là những chủ thể được Nhà nước công nhận, đạt đủ các tiêu chuẩn để thực hiện các phương pháp kiểm định theo luật định.
Kết quả kiểm định môi trường có chứng chỉ phòng thí nghiệm đạt chuẩn Quốc gia và Quốc tế theo tiêu chuẩn ISO/IEC:2005 (có VILAS) mẫu 08- MTr được dùng để chủ thể có thẩm quyền ở đây chính là Cảnh sát nhân dân hoàn thiện hồ sơ, đây có thể là cơ sở để áp dụng các biện pháp xử lý hành chính hoặc xác định trách nhiệm hình sự đối với các chủ thể có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Việc xác định trách nhiệm của chủ thể có hành vi gây ô nhiễm môi trường còn phụ thuộc và mức độ ô nhiễm được thể hiện trong văn bản kiểm định này.
2. Mẫu Kết quả kiểm định môi trường có chứng chỉ phòng thí nghiệm đạt chuẩn Quốc gia và Quốc tế theo tiêu chuẩn ISO/IEC:2005 (có VILAS) số 08- MTr:
Kết quả kiểm định môi trường có chứng chỉ phòng thí nghiệm đạt chuẩn Quốc gia và Quốc tế theo tiêu chuẩn ISO/IEC:2005 (có VILAS) mẫu 08- MTr được quy định trong Phụ lục của Thông tư số 61/2012/TT-BCA ngày 16 ngày 10 năm 2012 của Bộ Công an quy định các loại biểu mẫu sử dụng trong hoạt động kiểm định môi trường phục vụ công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Mẫu văn bản này như sau:
Mẫu 08-MTr
BH theo TT số …./2012/TT-BCA-C41 Ngày …/…/2012
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
(1) ………
…………
…………
———-
VILAS …………
Địa chỉ: ………
Tel: …….. Fax: ……….
Số: …………/KQ-…………
……., ngày … tháng … năm 20 ….
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔI TRƯỜNG
Yêu cầu kiểm định số: …….. của ……… (3)
Tên, ký hiệu mẫu: ………… (4)
Cơ sở/ Địa điểm: ………… (6)
Điều kiện, hóa chất bảo quản: ……… (5)
Thời gian lấy mẫu: ………… Phương pháp lấy mẫu: ………
Thời gian nhận mẫu: ……… Thời gian kiểm định: ………
Kết quả kiểm định:
TT | Thông số | Đơn vị | Kết quả | Phương pháp thử/ Thiết bị thử nghiệm | Giá trị giới hạn ……………….. |
Ghi chú: ………
CÁN BỘ KIỂM ĐỊNH
(Ký ghi rõ họ tên)
(2) ………
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
3. Soạn thảo Kết quả kiểm định môi trường có chứng chỉ phòng thí nghiệm đạt chuẩn Quốc gia và Quốc tế theo tiêu chuẩn ISO/IEC:2005 (có VILAS) mẫu 08- MTr:
(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan trả lời kết quả, số hiệu VILAS của phòng thử nghiệm.
(2) Chức danh người có thẩm quyền.
– Kết quả này chỉ có giá trị đối với mẫu thử.
– Không được trích sao một phần kết quả này nếu không được sự đồng ý của đơn vị kiểm định.
– Tên mẫu và tên khách hàng được ghi theo yêu cầu của khách hàng.
– Các chỉ tiêu in nghiêng chưa được công nhận VILAS; Các chỉ tiêu đánh dấu (*) được thực hiện bởi nhà thầu phụ.
(3) Ghi số yêu cầu kiểm định và cơ quan yêu cầu kiểm định
(4) Ghi tên mẫu được yêu cầu kiểm định
(5) Ghi điều kiện, hóa chất được dùng để bảo quản mẫu yêu cầu kiểm định
(6) Ghi địa điểm lấy mẫu kiểm định
4. Về hoạt động kiểm định, quan trắc môi trường không khí:
Các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường không khí là cốt lõi của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, là cơ sở để đánh giá hiện trạng môi trường không khí, phát hiện, xử lý các hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt là để phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí. Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định có hai nhóm quy chuẩn liên quan đến môi trường không khí gồm Quy chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh và Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải.
Phát hiện ô nhiễm môi trường không khí là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải trong việc theo dõi, thanh tra kiểm tra phát hiện sự biến đổi của thành phần môi trường không khí nhằm ngăn chặn, xử lý, phục hồi hiện trạng môi trường không khí. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí là cơ sở để xác định việc phát hiện ô nhiễm môi trường không khí, xác định mức độ ô nhiễm.
Quan trắc môi trường là hoạt động sử dụng hệ thống thiết bị kỹ thuật đặc biệt để thu thập các chỉ tiêu vật lý (tiếng ồn), chỉ tiêu hóa học (hàm lượng khói, bụi, khí độc hại…), xác định nguồn gây ô nhiễm không khí, mức độ gây ô nhiễm không khí, sự lan truyền các chất gây ô nhiễm trong không khí, dự báo diễn biến tình hình môi trường không khí (khoản 20 Điều 3). Để kiểm soát được ô nhiễm môi trường không khí thì việc đánh giá được hiện trạng môi trường không khí đóng vai trò rất quan trọng, muốn đánh giá được hiện trạng môi trường không khí thì cần phải tiến hành quan trắc môi trường không khí. Kiểm định môi trường không khí cũng chính là một trong những hoạt động của quan trắc môi trường, nhằm phát hiện ra các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Khi phát hiện ra có ô nhiễm môi trường không khí, thì xuất hiện trách nhiệm ô nhiễm môi trường không khí. Ô nhiễm môi trường không khí là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải trong xác định các hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật môi trường không khí, khắc phục ô nhiễm, khôi phục hiện trạng môi trường không khí.
Khi cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và đưa vào Danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng kèm theo biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hàng năm phải rà soát, phát hiện cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong đó thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với UBND cấp tỉnh lập danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và biện pháp xử lý gửi Bộ Tài nguyên và môi trường tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.