Khi nhận được tố cáo, các cơ quan có thẩm quyền phải giải quyết tố cáo và đưa ra bản kết luận nội dung tố cáo. Vậy mẫu kết luận nội dung tố cáo được quy định cụ thể như thế nào và có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
1. Kết luận nội dung tố cáo là gì?
Nội dung của tố cáo chứa đựng thông tin về hành vi vi phạm của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân bị tố cáo. Hành vi vi phạm này có thể trực tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích của bản thân người tố cáo hoặc không trực tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích của bản thân người tố cáo mà lại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức hoặc công dân.
Mẫu kết luận nội dung tố cáo sẽ đưa ra các kết luận về những hành vi tố cáo, kết luận về việc người tố cáo cố ý hay không cố ý (nếu tố cáo sai sự thật), kết luận về những hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo và kết luận về thiệt hại và trách nhiệm của người bị tố cáo và các đối tượng khác có liên quan. Mẫu kết luận nội dung tố cáo được sử dụng rộng rãi và có vai trò quan trọng trong thực tiễn.
Mẫu kết luận nội dung tố cáo là mẫu bản kết luận được lập ra để kết luận về nội dung tố cáo. Mẫu kết luận nêu rõ thông tin nội dung tố cáo, kết quả xác minh,… Ngoài ra, mẫu còn đưa ra các kiến nghị đối với người giải quyết tố cáo (trường hợp người kết luận tố cáo không phải là người giải quyết tố cáo), kiến nghị những nội dung người giải quyết tố cáo cần thực hiện trong phạm vi thẩm quyền của mình để xử lý vi phạm và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra và các kiến nghị đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan đến nội dung tố cáo.
2. Mẫu kết luận nội dung tố cáo:
BỘ QUỐC PHÒNG
CỤC THI HÀNH ÁN
——-
Số: ………/KL-CTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…………., ngày ….. tháng ……. năm ……
KẾT LUẬN NỘI DUNG TỐ CÁO
Đối với ……………
Ngày …… tháng ……. năm ……… Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng đã có Quyết định số ……… về việc thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập Tổ xác minh tố cáo, của công dân đối với ………….
Xét nội dung tố cáo, văn bản giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh tố cáo, các tài liệu, bằng chứng có liên quan, Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng kết luận như sau:
I. KẾT QUẢ XÁC MINH
1. Nội dung tố cáo:…………….
2. Nội dung giải trình của người bị tố cáo:……………… (những thông tin, tài liệu, bằng chứng do người bị tố cáo cung cấp)
3. Nội dung những tài liệu, bằng chứng mà Tổ xác minh tố cáo đã thu thập được để chứng minh tính đúng, sai của hành vi tố cáo:……………..
4. Nhận xét, đánh giá về nội dung tố cáo:
…………… (phân tích, đánh giá về nội dung tố cáo đúng, không đúng hay đúng một phần, phân tích nguyên nhân, mức độ gây thiệt hại của hành vi, trách nhiệm của người bị tố cáo, những đối tượng khác có liên quan) …………………
II. KẾT LUẬN
– Kết luận về những hành vi tố cáo…………………
– Kết luận về việc người tố cáo cố ý hay không cố ý (nếu tố cáo sai sự thật)…………….
Kết luận về những hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo (nếu có),
……. (thiệt hại và trách nhiệm của người bị tố cáo và các đối tượng khác có liên quan) ………………
III. KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị đối với người giải quyết tố cáo (trường hợp người kết luận tố cáo không phải là người giải quyết tố cáo):
Kiến nghị những nội dung người giải quyết tố cáo cần thực hiện trong phạm vi thẩm quyền của mình để xử lý vi phạm và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.
2. Kiến nghị đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác (nếu có)./.
Nơi nhận:
– Thủ trưởng BQP
– Người bị tố cáo;
– Lưu: VT, HS, KT; ….
CỤC TRƯỞNG
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu kết luận nội dung tố cáo:
– Phần mở đầu:
+ Bộ quốc phòng, cục thi hành án.
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập mẫu kết luận.
+ Tên biên bản cụ thể là kết luận nội dung tố cáo.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cá nhân, tổ chức bị tố cáo.
+ Thông tin nội dung tố cáo.
+ Kết quả xác minh.
+ Kết luận.
+ Kiến nghị.
– Phần cuối biên bản:
+ Nơi nhận mẫu kết luận
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của cục trưởng nơi ban hành mẫu kết luận.
4. Một số lưu ý khi thực hiện giải quyết vụ việc tố cáo:
Căn cứ pháp lý:
4.1. Thụ lý tố cáo:
Theo Điều 28
– Thụ lý tố cáo.
– Xác minh nội dung tố cáo.
– Kết luận nội dung tố cáo.
– Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi đáp ứng một số các yêu cầu sau: tố cáo được thực hiện theo quy định; người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật; vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo; nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, bằng chứng để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.
Quyết định thụ lý tố cáo phải bao gồm các nội dung:
+ Ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định.
+ Nội dung tố cáo được thụ lý.
+ Thời hạn giải quyết tố cáo.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm
4.2. Thời hạn giải quyết tố cáo, gia hạn giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo, thời gian xử lý tố cáo:
Thời hạn giải quyết tố cáo: Không quá 30 ngày
Gia hạn tố cáo: Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức có liên quan.
Liên quan đến kết luận nội dung tố cáo: phải có kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Chậm nhất trong thời hạn là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.
Thời gian xử lý tố cáo. Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, căn cứ nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo phải tiến hành xử lý tố cáo.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm xử lý và thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.
5. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo:
Theo Điều 6 Nghị định 31/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo quy định việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo như sau:
– Kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo phải được công khai, trừ việc công khai những nội dung thuộc bí mật nhà nước và thông tin về người tố cáo.
– Tùy vào tình hình thực tế, tính chất vụ việc, các yêu cầu của việc giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính quyết định việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo theo quy định Luật Tố cáo bằng một hoặc một số hình thức sau đây:
+ Thứ nhất, công bố tại cuộc họp ở cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác hoặc ở cơ quan, tổ chức của người giải quyết tố cáo hoặc ở cơ quan, tổ chức của người được giao xác minh với thành phần gồm người giải quyết tố cáo, người xác minh nội dung tố cáo, người bị tố cáo; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người bị tố cáo công tác, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
+ Thứ hai, niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của người đã giải quyết tố cáo, người đã ra quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo. Thời gian niêm yết ít nhất 15 ngày liên tục;
+ Thứ ba, đăng tải trên cổng thông tin điện tử hoặc mạng thông tin nội bộ của cơ quan đã giải quyết tố cáo, cơ quan người đã ra quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo. Thời gian đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trên mạng thông tin nội bộ của cơ quan giải quyết tố cáo ít nhất 15 ngày liên tục;
+ Thứ tư, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, (bao gồm: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử) và cổng thông tin điện tử. Việc thông báo trên báo in, báo nói, báo hình phải được thực hiện ít nhất 02 lần liên tục; việc thông báo trên báo điện tử, cổng thông tin điện tử phải thực hiện ít nhất 15 ngày liên tục.
Hình thức công khai trên cổng thông tin điện tử là một hình thức mới.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận nội dung tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức sau đây: công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác; niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của người đã giải quyết tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ra quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo phải bảo đảm không làm tiết lộ thông tin về người tố cáo và những nội dung thuộc bí mật Nhà nước.