Việc ra quyết định giám định pháp y tâm thần theo trưng cầu là việc cơ quan điều tra nhận thấy bị can, bị cáo có những dấu hiệu bị bệnh lý yêu cầu giám định để xác định loại bệnh mà bị can, bị cáo hay những người liên quan để lấy kết quả căn cứ để tiến hành các thủ tục tố tụng tụng theo quy định pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Mẫu kết luận giám định pháp y tâm thần là gì?
Pháp y tâm thần (PYTT) là một bộ phận của Tâm thần học, phát triển cùng với sự phát triển chung của ngành Tâm thần học. Nếu như Tâm thần bệnh học chỉ chú ý nghiên cứu vấn đề chẩn đoán, tìm nguyên nhân và tính chất bệnh với mục đích chữa bệnh và phòng bệnh thì PYTT chủ yếu nghiên cứu mối liên hệ đặc biệt của các trạng thái rối loạn tâm thần đối với những vấn đề dân sự và hình sự.
Mẫu kết luận giám định pháp y tâm thần là mẫu kết luận về việc xác định đối tượng giám định pháp y tâm thần là bị can gây án, người bị hại bị chết,… được giám định pháp y tiến hành thực hiện. Trong mẫu kết luận giám định pháp y tâm thần phải nêu rõ thông tin người trưng cầu giám định, thông tin đối tượng giám định và kết luận giám định.
Mẫu kết luận giám định pháp y tâm thần là mẫu kết luận được lập ra bởi các giám định viên tham gia giám định các đối tượng là bị can gây án, người bị hại bị chết. Biên bản có giá trị pháp lý khi có đầy đủ các thông tin về người trưng cầu giám định, đối tượng giám định, kết luận giám định và các chữ ký của những người tham gia giám định.
2. Mẫu kết luận giám định pháp y tâm thần:
Mẫu số 7
BỘ Y TẾ
TÊN TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH (1)
——-
Số: /KLGĐ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…..(2), ngày ……. tháng …… năm……
KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN THEO TRƯNG CẦU
Ảnh 4×6 cm của đối tượng giám định, đóng dấu ráp lai | I. THÔNG TIN CHUNG – Họ, tên người trưng cầu giám định:…… – Quyết định trưng cầu giám định số:….ngày….. tháng …..năm 20……. của cơ quan tiến hành tố tụng: …… – Người ký (họ tên, chức vụ):…. – Họ tên đối tượng giám định………..Tuổi…….Giới:…… |
– Nơi thường trú của đối tượng: ………
– Đối tượng giám định là:….. (3)…… Trong vụ án/ việc:……. (4)….
– Nội dung trưng cầu giám định:……
– Thời điểm tiếp nhận đối tượng giám định:……
– Hình thức giám định:……
– Quyết định phân công người tham gia giám định số…….ngày…..tháng……..năm…… của tổ chức giám định:……
– Họ và tên người thực hiện giám định: (Nêu rõ họ tên, học hàm, học vị, chức danh, đơn vị công tác và vai trò của từng giám định viên tham gia giám định):……
– Địa điểm tiến hành giám định: ……
– Thời gian tiến hành giám định: ……
II. TÓM TẮT LỊCH SỬ BẢN THÂN VÀ QUÁ TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC
– Lịch sử bản thân:…….
– Diễn biến quá trình liên quan đến vụ án/vụ việc: ……
– Quá trình theo dõi giám định: ……
– Tóm tắt triệu chứng, hội chứng về tâm thần:……
– Kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị chẩn đoán:……
III. KẾT LUẬN
1. Kết luận:……
2. Ý kiến khác (nếu có) ……
THƯ KÝ
(ký, ghi rõ họ tên)
CÁC GIÁM ĐỊNH VIÊN THAM GIA GIÁM ĐỊNH (6)
(ký, ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của tổ chức giám định)
3. Hướng dẫn lập Mẫu số 07: Mẫu kết luận giám định pháp y tâm thần:
(1): Ghi rõ tên của Tổ chức giám định (Viện/Trung tâm)
(2): Ghi rõ địa danh tỉnh nơi Tổ chức giám định đặt trụ sở
(3): Đối tượng là: bị hại/bị can/người đang thi hành án/nhân chứng/nguyên đơn/bị đơn…
(4): Vụ án/vụ việc: hình sự/dân sự/hành chính.
4. Một số quy định pháp luật liên quan:
Trong giám định pháp y tâm thần vấn đề quan trọng là vấn đề xác định năng lực trách nhiệm hình sự.
Theo nguyên tắc cơ bản của pháp luật thì những người bình thường trên 14 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi phạm pháp của mình.
Người bị tâm thần được thừa nhận là mất năng lực chịu trách nhiệm hình sự chỉ khi nào do trạng thái rối loạn tâm thần cấp tính hoặc mạn tính mà họ không nhận thức được, điều khiển được hành vi của mình. Rối loạn hoạt động tâm thần đến mức người bệnh không hiểu được hậu quả về hành động của mình, không nhận thức được tính chất nguy hại đối với xã hội và tính chất phi pháp của những hành động do họ gây nên.
Giám định viên pháp y tâm thần căn cứ tài liệu thực tế về y học, nghiên cứu trạng thái tâm thần của bị can trong lúc phạm tội để giải quyết vấn đề năng lực trách nhiệm.
Các tiêu chuẩn về pháp y thâm thần
– Về tiêu chuẩn y học:
Tiêu chuẩn y học là vấn đề chẩn đoán bệnh tật như bệnh tâm thần phân liệt, bệnh loạn thần phản ứng… nhưng không phải mọi bệnh tâm thần đều được miễn trách nhiệm về hành vi phạm pháp mà còn phải nghiên cứu từng trường hợp cụ thể.
Có những bệnh như bệnh tâm thần phân liệt, liệt toàn thể tiến triển thì chỉ chỉ một số ít trường hợp, người bệnh mới được xem là có đủ năng lực chịu trách nhiệm. Nhưng có những bệnh như nhân cách bệnh thì chỉ những trường hợp cá biệt, người bệnh mới được xem là không đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
– Về tiêu chuẩn pháp luật:
Gồm 2 yếu tố: về khả năng nhận thức được hành vi và về khả năng ý chí kiềm chế, chỉ đạo được hành vi của mình.
Nội dung tiêu chuẩn pháp luật không nên có sự giải thích thu hẹp. Thực tế có một số người có những hành vi xét bề ngoài thì hành vi của họ như có dự tính rất chính xác nhưng như vậy không có nghĩa là họ vẫn còn đủ năng lực chịu trách nhiệm.
Vấn đề không phải chỉ là năng lực nhận thức được hành vi mà còn đòi hỏi phải có năng lực nhận thức được tính chất nguy hiểm đối với xã hội của những hành vi đó.
Ý nghĩa của tiêu chuẩn pháp luật là phân tích, đánh giá được cụ thể tính chất và mức độ nặng nhẹ trạng thái rối loạn tâm thần của bị can khi gây án. Do đó phải có đầy đủ những đặc trưng của 2 tiêu chuẩn y học và tiêu chuẩn pháp luật mới có đủ căn cứ để xác định năng lực trách nhiệm hình sự.
Giám định viên căn cứ vào tình hình bệnh tật và tính chất nguy hiểm của những hành vi do bệnh nhân gây nên mà nêu ý kiến về phương pháp chữa bệnh bắt buộc hay không bắt buộc đối với những người được xem là miễn năng lực trách nhiệm hình sự và đối với những người bị bệnh tâm thần sau khi phạm pháp.
Điều trị bắt buộc áp dụng đối với những người bệnh tâm thần có hành vi phạm pháp nghiêm trọng như chém chết người, đánh người gây thương tích, mưu sát, phá rối trật tự trị an.
Việc điều trị bắt buộc và quyền đình chỉ điều trị bắt buộc do toà án quyết định sau khi có sự nhận xét đánh giá trạng thái tâm thần bệnh nhân của bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
– Tiêu chuẩn giám định viên pháp y tâm thần:
+ Tiêu chuẩn giám định viên pháp y tâm thần phả có phẩm chất chính trị tốt.
+ Tiêu chuẩn giám định viên pháp y tâm thần phả có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên.
+ Tiêu chuẩn giám định viên pháp y tâm thần phả có thâm niên công tác về nghiệp vụ chuyên môn đó ít nhất là 5 năm.
Theo đó, nơi nào có 3 giám định viên tâm thần trở lên thì thành lập tổ giám định pháp y tâm thần và bổ nhiệm một giám định viên trưởng.
Nhiệm vụ và quyền hạn của giám định viên:
Về nhiệm vụ của giám định viên:
– Giám định viên thực hiện các nội dung giám định theo yêu cầu của cơ quan trưng cầu.
– Giám định viên đưa ra kết luận giám định bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận đó.
– Giám định viên giải thích bản kết luận giám định theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
– Giám định viên sẽ giám định bổ sung hoặc giám định lại khi cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu.
– Giám định viên không được để lộ tài liệu và kết quả giám định.
– Giám định viên tuân thủ các qui định khác của pháp luật tố tụng.
– Người nào từ chối hoặc trốn tránh trách nhiệm kết luận giám định thì bị xử lí theo quy định pháp luật.
Về quyền hạn của giám định viên
– Giám định viên từ chối việc thực hiện giám định trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành giám định.
– Giám định viên yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng bổ sung tài liệu và tạo mọi điều kiện cần thiết phục vụ cho việc giám định.
– Giám định viên viết kết luận riêng của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận chung (trường hợp giám định tập thể).
– Khi tham gia giám định tại hội đồng xét xử, giám định viên được hỏi bị can.
– Trong khi tiến hành giám định, giám định viên được cơ quan pháp luật bảo vệ tính mạng, tài sản và danh dự.
Hình thức giám định pháp y tâm thần
– Hình thức giám định nội trú:
Hình thức này giám định với những trường hợp khó khăn và phức tạp cho việc chẩn đoán bệnh cũng như xác định năng lực trách nhiệm hình sự. Can phạm được lưu lại tại cơ sở giám định PYTT của bệnh viện chuyên khoa tâm thần.
Giám định viên có trách nhiệm theo dõi khám xét lâm sàng, cho làm các xét nghiệm cần thiết phục vụ cho giám định. Đồng thời nghiên cứu hồ sơ tài liệu do cơ quan trưng cầu giám định cung cấp. Khi đủ điều kiện thì tiến hành giám định và làm văn bản kết luận. Thời gian lưu can phạm để làm giám định tại cơ sở giám định nội trú trung bình 6 tuần. Nếu thấy cần thiết kéo dài thêm nhưng phải thông báo cho cơ quan trưng cầu giám định rõ.
– Hình thức giám định tại phòng khám:
Áp dụng những trường hợp đơn giản để chẩn đoán và xác định năng lực trách nhiệm hình sự. Can phạm được đưa tới phòng khám chuyên khoa, tại đó giám định viên tiến hành thăm dò và cho kết quả giám định. Đương nhiên giám định viên đã phải nghiên cứu hồ sơ và cho làm các xét nghiệm cần thiết phục vụ cho giám định trước đó.
– Hình thức giám định tại chỗ:
Đối với một số trường hợp nếu như sau khi giám định viên xem xét thấy có thể tiến hành giám định tại chỗ được và thuận lợi thì tiến hành. Thường thì áp dụng đối với trường hợp đang bị giam giữ, nếu đưa ra ngoài có khó khăn về quản lí và phức tạp về chuyên môn.
– Hình thức giám định tại hội đồng xét xử:
Hình thức giám định tại hội đồng xét xử chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh tật đã rõ ràng và đã có thời gian điều trị nội trú. Mục đích của hình thức giám định này thực chất là giám định viên được trưng cầu tại hội đồng xét xử để làm sáng tỏ thêm kết luận của tập thể giám định hoặc của mình cho hội đồng xét xử và bên tham dự rõ.
– Hình thức giám định vắng mặt:
Giám định vắng mặt là những trường hợp giám định đặc biệt, thường gặp trong pháp y tâm thần, khi không có mặt bị can hoặc bị cáo. Khi cả hai bên đều vắng mặt, có thể gọi là giám định theo hồ sơ.
Giám định vắng mặt thực hiện với bị can gây án, người bị hại bị chết, sau đó bị can tự sát thành công. Việc giám định chỉ còn dựa vào các hồ sơ và những người làm chứng.
Theo đó, khi giám định những trường hợp hồ sơ đầy đủ,
Những trường hợp cần đánh giá về khả năng hành vi của những người đã chết trong các vụ kiện dân sự được gọi là giám định vắng mặt một bên (hay một phần).