Sự cố tràn dầu luôn luôn được xem là nguy cơ hoàn toàn có thể xảy ra tại các cơ sở và các dự án có hoạt động sử dụng và vận chuyển xăng dầu. Dưới đây là mẫu kế hoạch ứng phó đối với sự cố tràn dầu của các cấp mới nhất có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu các cấp mới nhất:
Kế hoạch ứng phó với sự cố tràn dầu được xem là các phương án đưa ra để phòng ngừa với các nguy cơ và tình huống xảy ra sự cố tràn dầu tại các địa phương, các phương án ứng phó kịp thời trong tình huống xảy ra sự kiện đó, các chương trình tập huấn và diễn tập để có thể nâng cao khả năng sẵn sàng và nâng cao tâm lý đáp ứng đầy đủ các nguồn lực kịp thời ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu trên thực tế. Kế hoạch ứng phó với sự cố tràn dầu hầu như được soạn thảo dựa trên quá trình khảo sát thực địa tại các đơn vị và tình hình tại các địa phương khác nhau. Những khảo sát đưa ra các giả thuyết với những trường hợp có thể xảy ra sự cố tràn dầu trên thực tế, từ đó có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa và đưa ra các phương án một cách cụ thể để sẵn sàng ứng phó một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất đối với sự cố tràn dầu, từ đó giảm thiểu tối đa tác hại về ô nhiễm môi trường. Đồng thời xác định nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận và cá nhân liên quan đến hoạt động phối hợp lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và trách nhiệm của các bộ ban ngành trong quá trình xử lý tình huống sự cố tràn dầu theo phạm vi quản lý của mình. Trong kế hoạch ứng phó với sự cố tràn dầu thông thường sẽ kèm theo các quy định liệt kê về các công việc cần thiết và các thủ tục cần thiết cần phải thực hiện khi xảy ra sự cố tràn dầu, ví dụ như báo cáo, thông tin liên lạc, cách thức xử lý tình huống …
Mẫu kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu các cấp được soạn thảo như sau:
KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CỦA: …
Bản đồ tỷ lệ: …
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
2. Yêu cầu:
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên (nêu ngắn gọn vị trí địa lý, khí tượng, thủy văn trong phạm vi địa bàn cơ sở hoạt động).
2. Tính chất, quy mô đặc điểm của cơ sở (Tính chất, quy mô, công nghệ của cơ sở).
3. Lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu hiện có của cơ sở (quân số, trang thiết bị ứng phó, lực lượng phương tiện tham gia phối hợp).
4. Dự kiến các khu vực nguy cơ cao: dự kiến từ 2 đến 3 khu vực.
Kết luận: Khả năng ứng phó của cơ sở ở mức độ nào.
III. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ
1. Tư tưởng chỉ đạo: Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả.
2. Nguyên tắc ứng phó
– Tiếp nhận thông tin đánh giá, kết luận cụ thể, rõ ràng, chủ động xây dựng và điều chỉnh kế hoạch ứng phó sát, đúng, phát huy sức mạnh tổng hợp theo phương châm 4 tại chỗ ứng phó kịp thời hiệu quả;
– Báo cáo kịp thời theo quy định;
– Phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả chuẩn bị và ứng phó sự cố tràn dầu, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường;
– Đảm bảo an toàn cho người, phương tiện trước, trong sau ứng phó khắc phục hậu quả;
– Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó.
3. Biện pháp ứng phó
– Thông báo, báo động;
– Tổ chức ngăn chặn;
– Tổ chức khắc phục hậu quả.
4. Tổ chức sử dụng lực lượng
– Lực lượng thông báo, báo động;
– Lực lượng tại chỗ;
– Lực lượng tăng cường;
– Lực lượng khắc phục hậu quả;
– Ứng phó trên đất liền và ven bờ biển: Sử dụng đơn vị nào; lực lượng phương tiện đơn vị nào; bao gồm cái gì; lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả môi trường;
– Ứng phó trên biển: Sử dụng đơn vị nào; lực lượng phương tiện đơn vị nào; bao gồm cái gì; lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả môi trường.
IV. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG TRÀN DẦU, BIỆN PHÁP XỬ LÝ
1. Trên đất liền
a) Tình huống: (Nêu tình huống giả định xảy ra 01 kho trạm)
b) Biện pháp xử lý:
– Tiếp nhận thông tin, đánh giá tình hình sự cố …
– Vận hành cơ chế hợp Ban Chỉ huy ứng phó sự cố …
– Thiết lập Ban Chỉ huy tại hiện trường để chỉ huy tổ chức ứng phó …
– Tổ chức lực lượng ứng phó sự cố ...
2. Trên biển (tương tự như trên đất liền)
– Tình huống;
– Biện pháp xử lý.
V. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
1. Lãnh đạo chỉ huy cơ sở (nêu nhiệm vụ trong chỉ huy, chỉ đạo công tác ứng phó).
2. Lực lượng tiếp nhận cấp phát.
3. Lực lượng tuần tra canh gác, bảo vệ.
4. Các ban ngành của cơ sở.
5. Phối hợp với các đoàn thể, xã hội và ban, ngành của địa phương.
6. Công tác đào tạo, diễn tập: Xây dựng kế hoạch đào tạo, diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu.
7. Cập nhật kế hoạch triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và báo cáo.
VI. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM
1. Thông tin liên lạc
– Bảo đảm thông tin cho chỉ huy chỉ đạo;
– Bảo đảm thông tin liên lạc cho lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả.
2. Bảo đảm trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu
– Do đơn vị tự trang bị;
– Ký kết hợp đồng với các đơn vị có khả năng ứng phó sự cố.
3. Bảo đảm vật chất cho các đơn vị tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả.
4. Tổ chức y tế, thu dung cấp cứu người bị nạn.
VII. TỔ CHỨC CHỈ HUY
Chủ cơ sở trực tiếp chỉ huy.
Nơi nhận: (Như trên) | ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN (CHỦ CƠ SỞ) QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký, đóng dấu) |
2. Các đối tượng phải lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, có quy định về các đối tượng cần phải lập kế hoạch ứng phó với sự cố tràn dầu, cụ thể như sau:
– Các cơ sở kinh doanh dịch vụ xăng dầu được cấp phép bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Các cảng và các cơ sở dự án có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu tại địa phương;
– Các cơ sở và các dự án dầu khí ngoài khơi;
– Các tổng kho xăng dầu và kho xăng dầu trên thực tế;
– Các trung tâm ứng phó với sự cố tràn dầu tại khu vực;
– Ủy ban nhân dân các cấp, bao gồm cấp quận, huyện, tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương;
– Các tàu chở dầu mang quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có dung tích từ 150 tấn trở lên và các loại tàu khác có dung tích từ 400 tấn trở lên;
– Tàu chở dầu mang quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có dung tích từ 150 tấn trở lên có tiến hành thủ tục đăng ký tham gia vào việc chuyển tải dầu giữa tàu với tàu trên biển thuộc địa phận của Việt Nam.
3. Thời gian thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu:
Căn cứ theo Điều 8 của Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, có quy định cụ thể về thời gian tiến hành hoạt động thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó với sự cố tràn dầu. Theo đó thì thời gian thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó với sự cố tràn dầu được quy định cụ thể như sau:
– Kế hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phê duyệt. Trong khoảng thời hạn 30 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn sẽ phải có nghĩa vụ và có trách nhiệm tiến hành hoạt động thẩm tra và ra quyết định phê duyệt đối với kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu;
– Kế hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Theo đó thì trong khoảng thời gian 20 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ phải có nghĩa vụ và có trách nhiệm tiến hành hoạt động thẩm định và ra quyết định phê duyệt kế hoạch ứng phó đối với sự cố tràn dầu;
– Kế hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Theo đó thì trong thời hạn 15 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lý, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ phải có nghĩa vụ và có trách nhiệm tiến hành hoạt động thẩm định và sau đó ra quyết định phê duyệt đối với quy hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.