Đất nước ta đang hướng tới mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vậy nên công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò hết sức quan trọng. Vậy mẫu kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được thể hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Mẫu kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật:
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ……. Số: /KH-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…….., ngày ….. tháng ….. năm……. |
KẾ HOẠCH
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.
Căn cứ …..UBND xã…….ban hành kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
– Tập trung tuyên truyền, phổ biến kịp thời và có hiệu quả các văn bản pháp luật, các chính sách mới hoặc các văn bản liên quan thiết thực đến cán bộ và Nhân dân; những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội; bám sát nhiệm vụ chính trị của xã, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội của xã nhà.
– Tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của Tuyên truyền viên pháp luật và các ban ngành,đoàn thể trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật xã trong công tác này.
II. NỘI DUNG
-Tăng cường phổ biến pháp luật các Văn bản về xây dựng nông thôn mới, chuẩn tiếp cận pháp luật; an toàn giao thông; phòng, chống buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; an toàn vệ sinh thực phẩm; an sinh xã hội; phòng, chống tác hại của rượu, bia; phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; cải cách hành chính.
– Tuyên truyền, phổ biến các Luật mới và các Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua như: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Phòng, chống rửa tiền; Luật Thanh tra; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Thi đua, khen thưởng; Luật Kinh doanh bảo hiểm; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ…
Ngoài ra, cần tập trung tuyên truyền, phổ biến các văn bản mới, các văn bản thiết thực đối với từng nhóm đối tượng như sau:
1. Tuyên truyền, phổ biến các nội dung thiết thực với nhân dân
1.1 Tham mưu biên soạn các văn bản tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân: ….
1.2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến thông tư bằng các hình thức tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh, đăng tải lên trang thông tin điện tử,trang Facebook CLB Pháp luật xã: …
2. Tuyên truyền, phổ biến các nội dung pháp luật cho cán bộ, công chức
Quán triệt, phổ biến các văn bản tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ, công chức thông qua hội họp, hội nghị, giao ban:
-Về các nội dung: …
+ Bộ phận chủ trì: CC Tư pháp;
+ Bộ phận phối hợp: Văn phòng, Các bộ phận, ban ngành đoàn thể, cơ quan đơn vị liên quan.
+ Thời gian thực hiện: …
3. Tuyên truyền, phổ biến các nội dung pháp luật cho doanh nghiệp và người lao động:
– Biên soạn, đăng tải, tuyên truyền các nội dung:
Tuyên truyền, phổ biến các văn bản: ….
+ Bộ phận chủ trì: CC Tư pháp;
+ Bộ phận phối hợp: Văn phòng, Các bộ phận, ban ngành đoàn thể, cơ quan đơn vị liên quan.
+ Thời gian thực hiện: …
4. Tuyên truyền, phổ biến các nội dung pháp luật trong nhà trường
– Nội dung tuyên truyền: …
+ Bộ phận chủ trì: Đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật;
+ Bộ phận phối hợp: Văn phòng, Các bộ phận, ban ngành đoàn thể, cơ quan đơn vị liên quan.
+ Thời gian thực hiện: ….
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
…..
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
…..
Nơi nhận: – Như trên; – Phòng Tư pháp; – Chủ tịch, các PCT UBND xã; – Ủy ban MTTQ xã; – Các tuyên truyền viên xã; – Lưu: VP, TP. | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH
|
2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật:
2.1. Khái niệm và đặc điểm của tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động hoặc nhiều hoạt động thực hiện việc truyền bá pháp luật cho đối tượng bằng một hoặc nhiều hình thức, nhằm các mục đích đó là nâng cao kiến thức, niềm tin pháp luật, từ đó nâng cao nhận thức về pháp luật, ý thức tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành và bảo vệ pháp luật của đối tượng đó.
Đặc điểm của tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đó là:
Một là, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có mục đích riêng của mình. Đó là hoạt động nhằm hình thành tri thức, thói quen xử sự phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho công dân tự giác tuân thủ pháp luật, có ý thức pháp luật cao, góp phần tăng cường hiệu quả pháp luật.
Hai là, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có nội dung riêng, đó là sự tác động có tính định hướng với nội dung cơ bản là chuyển tải tri thức về Nhà nước và pháp luật mà trong đó pháp luật của Nhà nước là bộ phận cơ bản quan trọng nhất, đồng thời nó có ý nghĩa to lớn trong việc đấu tranh, phòng ngừa vi phạm pháp luật.
Ba là, xét trên các yếu tố chủ thể khách thể, đối tượng hình thức thì công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cũng có những phương pháp riêng.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tác động một cách thường xuyên, liên tục, lâu dài chứ không phải là sự tác động một lần của chủ thể lên đối tượng giáo dục. Vì thế, tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải trở thành một hoạt động thường xuyên trong các gia đình, trường học, các tập thể lao động, các tổ chức Đảng Nhà nước và đoàn thể xã hội.
Từ những phân tích trên, giới khoa học pháp lý đã đưa ra định nghĩa như sau: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục nhằm mục đích hình thành ở họ trí thức pháp luật, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành.
2.2. Vai trò của tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật:
– Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội:
+ Vai trò quan trọng của tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chính là bắt nguồn từ vai trò và giá trị xã hội của pháp luật – phương tiện hàng đầu để quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật giúp cho mọi người có tri thức pháp lý, tình cảm pháp luật đúng đắn và hành vi hợp pháp, là tiền đề cho việc sử dụng quyền lực nhà nước, tăng cường pháp chế phát huy dân chủ, mở rộng quyền tự do của mỗi người. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn tạo ra khả năng đổi mới các quan hệ xã hội trong môi trường quản lý nhà nước, tạo ra khả năng hình thành các điều kiện và nhân tố thuận lợi cho quá trình quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tạo ra khả năng phát hiện và kiên quyết loại trừ những hiện tượng tiêu cực, chống đối pháp luật diễn ra trong quá trình quản lý
– Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý của công dân
+ Vai trò thứ hai không kém phần quan trọng này của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là xuất phát từ bản chất của nó. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là quá trình tác động nhằm hình thành tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành. Vì vậy, kết quả đạt được các mục đích do sự tác động định hướng là góp phần xây dựng ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý của công dân.
3. Phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật:
Để làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cần có sự tìm hiểu về thái độ của người dân đối với pháp luật, họ hiểu pháp luật như thế nào? Pháp luật có vai trò gì trong cuộc sống của họ?… Có thể nói, phần lớn người dân thường cho rằng “pháp luật” là những mệnh lệnh mà người ta cần phải tuân thủ, là hình phạt, là trừng trị… người khác thì cho rằng, pháp luật chỉ là để giải quyết các tranh chấp. Người dân thường chỉ quan tâm tới pháp luật khi bản thân họ phải rơi vào tình thế liên quan đến pháp luật. Bởi vậy, khi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cần giải thích, phân tích cho người dân hiểu được rằng pháp luật không chỉ bao gồm các quy định cưỡng chế, thực thi pháp luật, biện pháp giải quyết tranh chấp. Pháp luật còn bao gồm các quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, khuyến khích sự giao dịch lành mạnh giữa các thành viên trong xã hội vì sự phát triển và bảo đảm trật tự ổn định.
Mục đích của tuyên truyền, giáo dục pháp luật là nhằm phổ cập những kiến thức cơ bản về pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, góp phần tăng cường trật tự, kỷ cương, ngăn ngừa có hiệu quả sự vi phạm pháp luật, nâng cao dân trí pháp lý và văn hoá pháp luật và điểm mấu chốt là đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống. Để đạt được mục đích trên, quá trình tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải thực hiện qua những khâu, những giai đoạn nhất định:
– Phải nâng cao một bước nhận thức của cấp uỷ Đảng và chính quyền cơ sở về công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật: Đây là điểm mấu chốt có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật Tthực tiễn chứng minh ở địa phương, cơ sở nào mà cấp uỷ Đảng và chính quyền ở đó thực sự quan tâm và trực tiếp chỉ đạo thì ở đó hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật rất cao.
– Xác định cụ thể nội dung, chương trình và thực hiện tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho phù hợp với từng nhóm xã hội cụ thể. Thực tế xác định nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho từng đối tượng có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó đảm bảo chất lượng về giáo dục pháp luật. Từ yêu cầu trên, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cần tập trung vào nhóm đối tượng cụ thể sau:
+ Nhóm đối tượng cán bộ, công chức Nhà nước và cán bộ chính quyền cơ sở: Cán bộ, công chức có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm hoạt động có hiệu quả, đảm bảo phát huy sức mạnh của Nhà nước, nếu cán bộ, công chức có trình độ hiểu biết pháp luật toàn diện, có thái độ tôn trọng pháp luật thì hoạt động hiệu quả sẽ cao.
Do vậy, việc học tập, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cơ bản cho đối tượng cán bộ, công chức là yêu cầu bắt buộc và phải thường xuyên, có hệ thống và theo chương trình, kế hoạch cụ thể nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ công chức Nhà nước mới đáp ứng được yêu cầu quản lý đất nước trong giai đoạn mới. Khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật, kỷ cương lao động, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Cán bộ là công bộc của nhân dân.
– Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục pháp luật với thi hành pháp luật: Đây là hai phạm trù khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Phổ biến, giáo dục pháp luật là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng. Từ đó, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng. Ngoài ra, người cán bộ thực thi pháp luật phải có phẩm chất đạo đức trong sáng như một tấm gương để quần chúng nhân dân noi theo.
– Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật: Tuyên truyền, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của thi hành pháp luật sau khi các văn bản của Nhà nước ban hành. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ của ngành Tư pháp và là trách nhiệm chung của tất cả các ngành, các cấp, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và đoàn thể quần chúng.