Việc thanh tra bảo hiểm xã hội cũng có những tác động to lớn đối với quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của người dân và rất được Nhà nước ta quan tâm. Khi thực hiện thanh tra cần phải lập kế hoạch tiến hành thanh tra. Vậy, kế hoạch tiến hành thanh tra được quy định như thế nào và có nội dung cụ thể ra sao?
Mục lục bài viết
1. Kế hoạch tiến hành thanh tra là gì?
Hiện nay, ngành bảo hiểm xã hội vẫn đang tiếp tục tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và thanh tra đột xuất cũng như thực hiện tổ chức trao đổi, tập huấn nghiệp vụ, đặc biệt là tập huấn kỹ năng cho cán bộ để nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra. Ngành bảo hiểm xã hội tiếp tục phối hợp hoàn thiện phần mềm nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra để triển khai ứng dụng toàn quốc từ đó đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và tăng cường theo dõi, đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra của bảo hiểm xã hội tại các tỉnh và thành phố. Kế hoạch tiến hành thanh tra được sử dụng phổ biến và có những ý nghĩa quan trọng.
Mẫu số 02/KH-TT: Kế hoạch tiến hành thanh tra là mẫu bản kế hoạch được trưởng đoàn thanh tra lập ra nhằm mục đích để lên kế hoạch về việc tiến hành thanh tra bảo hiểm xã hội. Mẫu kế hoạch được gửi lên cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt bao gồm các nội dung, thông tin về người ra quyết định thanh tra, tên cuộc thanh tra, nội dung kế hoạch thanh tra bảo hiểm xã hội,… Mẫu kế hoạch được ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN.
2. Mẫu kế hoạch tiến hành thanh tra:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
………., ngày……tháng……năm…..
KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH THANH TRA
Thực hiện Quyết định số ……… ngày ……/……/……… của …………..(1) về ……..(2), Đoàn Thanh tra/kiểm tra lập kế hoạch tiến hành thanh tra như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1.Mục đích: ………
2.Yêu cầu: ……….
II. Nội dung thanh tra
………. (3)
III. Phương pháp tiến hành thanh tra
………. (4)
IV. Tổ chức thực hiện
– Tiến độ thực hiện: ……….
– Chế độ thông tin, báo cáo: ……….
– Thành viên tiến hành thanh tra: ……….
– Điều kiện đảm bảo cho cuộc thanh tra: ………
– Những vấn đề khác (nếu có): ………
Phê duyệt của người ra quyết định thanh tra
(Ký, ghi rõ họ tên)
Trưởng đoàn thanh tra
(Ký, ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn soạn thảo kế hoạch tiến hành thanh tra:
(1) Người ra quyết định thanh tra.
(2) Tên cuộc thanh tra.
(3) Phạm vi, nội dung, đối tượng, thời kỳ, thời hạn thanh tra; những nội dung trọng tâm, trọng điểm tiến hành thanh tra.
(4) Phương pháp, cách thức tiến hành thanh tra.
3. Một số quy định về thanh tra bảo hiểm xã hội:
Theo Điều 13
– Thanh tra lao động – thương binh và xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về thanh tra.
– Thanh tra tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về quản lý tài chính bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về thanh tra.
– Cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo Điều 10
– Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển bảo hiểm xã hội.
– Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội.
– Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xây dựng và trình Chính phủ chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
– Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
– Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
– Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội, trừ quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này.
– Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm trình Chính phủ quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng về bảo hiểm xã hội của người lao động.
– Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội.
– Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức tập huấn, đào tạo về bảo hiểm xã hội.
– Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.
– Hằng năm, báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì thanh tra lao động – thương binh và xã hội có thẩm quyền thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật thanh tra. Tại Khoản 6 Điều 10 Luật bảo hiểm xã hội 2014 cũng đã đưa ra quy định Bộ trưởng Bộ lao động thương binh – xã hội có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội.
Ta nhận thấy, Thanh tra của Sở Lao động – Thương binh và xã hội có thẩm quyền thanh tra chuyên ngành về việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm, trong đó có nội dung liên quan đến đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Qua đó, ta có thể thấy thẩm quyền của thanh tra Sở Lao động Thương Binh xã hội không trùng với thẩm quyền thanh tra của Bộ lao động thương binh xã hội; mỗi cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra trong phạm vi khác nhau.
Quy trình thanh tra bảo hiểm xã hội:
Trên thực tế, tùy theo mỗi đoàn thanh tra bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp mà cán bộ thanh tra sẽ có những quy trình thanh tra bảo hiểm xã hội khác nhau. Về cơ bản, quy trình thanh tra bảo hiểm xã hội hiện nay bao gồm các bước như sau:
Bước 1. Cán bộ Thanh tra yêu cầu Doanh nghiệp cung cấp các hồ sơ để phục vụ cho quá trình thực hiện thanh tra.
Bước 2. Cán bộ Thanh tra thực hiện so sánh chi phí lương với bảng lương, bảng công thực tế tại Doanh nghiệp giữa các báo cáo, hồ sơ liên quan xem có khớp nhau không cụ thể như sau:
– Cán bộ Thanh tra thực hiện kiểm tra hồ sơ lao động, nội dung
– Cán bộ Thanh tra thực hiện kiểm tra mức lương trên hợp đồng có khớp với bảng lương không.
– Cán bộ Thanh tra thực hiện kiểm tra các khoản phụ cấp có đóng bảo hiểm xã hội không.
– Cán bộ Thanh tra thực hiện kiểm tra các ngày nghỉ chế độ bảo hiểm xã hội có trùng với ngày đi làm thực tế không.
– Cán bộ Thanh tra thực hiện kiểm tra bảng lương và phụ cấp lương của 12 tháng cộng lại có bằng chi phí lương trên báo cáo tài chính.
– Cán bộ Thanh tra thực hiện kiểm tra số lượng nhân viên trên bảng công với số lượng nhân viên trên quyết toán thuế thu nhập cá nhân có khớp hay lệch. Nếu lệch phải giải trình tại sao lệch.
– Cán bộ Thanh tra thực hiện kiểm tra bảng chi tiết lương về cách thức trả lương, tính thời gian làm thêm, phụ cấp có bảo hiểm xã hội hay không bảo hiểm xã hội, đúng đủ lao động không, xếp đúng thang bảng lương không.
Bước 3. Cán bộ Thanh tra thực hiện kiểm tra các ngày nghỉ phép trả đúng và đủ theo đối tượng và quy định cúa pháp luật hiện hành không.
Bước 4. Cán bộ Thanh tra thực hiện kiểm tra các ngày nghỉ lễ, tết xem đúng không, có trả đúng chế độ nếu đi làm thêm không.
Bước 5. Cán bộ Thanh tra thực hiện kiểm tra việc làm thêm của người lao động có được Doanh nghiệp yêu cầu làm thêm đúng quy định không, trả lương đúng quy định không.
Bước 6. Cán bộ Thanh tra thực hiện kiểm tra hợp đồng thời vụ, những người không đóng bảo hiểm xã hội.
Bước 7. Cán bộ Thanh tra thực hiện kiểm tra
Bước 8. Cán bộ Thanh tra thực hiện kiểm tra sự đầy đủ hồ sơ lao động của từng đối tượng lao động.
Bước 9. Cán bộ Thanh tra thực hiện kiểm tra thang bảng lương có đúng nhóm đối tượng không, có đúng bậc lương không. (thường các Doanh nghiệp bỏ qua đối tượng nặng nhọc, độc hại, các tiêu chuẩn chức danh chưa khớp với bảng lương thực).
Bước 10. Cán bộ Thanh tra thực hiện kiểm tra nội quy lao động xem có đúng đối tượng không, kiểm tra các quy định đúng luật không.
Bước 11. Cán bộ Thanh tra thực hiện kiểm tra bảng công những ngày
Bước 12. Cán bộ Thanh tra thực hiện kiểm tra những lao động không đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng nào. Nếu không đóng có chi trả bảo hiểm xã hội vào lương không, cách thức trả đúng không. Kiểm tra xem đối tượng đó có phải thuộc đối tượng không phải đóng bảo hiểm xã hội không.
Mục đích của việc thanh kiểm tra bảo hiểm xã hội là để xem doanh nghiệp có tuân thủ các chế độ bảo hiểm bắt buộc cho người lao động theo quy định của pháp luật hay không và đảm bảo cho việc thực thi pháp luật về bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp trong thực tiễn.