Sự cố môi trường được hiểu là các sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người, những sự cố xảy ra do biến đổi thất thường của tự nhiên có khả năng dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường một cách trầm trọng. Dưới đây là mẫu kế hoạch phòng ngừa và ứng phó đối với sự cố môi trường có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:
MẪU KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
1. Giới thiệu
1.1. Mục đích
– Mục đích của kế hoạch này là xác định các quy trình và biện pháp cần thiết để ứng phó và giảm thiểu hậu quả của sự cố môi trường;
– Kế hoạch này cũng nhằm tạo ra sự nhận thức và sẵn sàng cho toàn bộ nhân viên và những người liên quan trong việc đối phó với sự cố môi trường.
1.2. Phạm vi
– Kế hoạch này áp dụng cho tất cả các hoạt động của tổ chức và các đơn vị liên quan;
– Đối tượng thực hiện bao gồm toàn bộ nhân viên và bất kỳ cá nhân hoặc đơn vị nào có liên quan đến việc ứng phó sự cố môi trường.
2. Định nghĩa
2.1. Sự cố môi trường
– Sự cố môi trường được xác định là một sự cố hoặc sự kiện không mong muốn dẫn đến sự ô nhiễm, suy thoái hoặc tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên.
2.2. Các loại sự cố môi trường
– Xả rác, chất thải hoặc chất độc vào môi trường nước hoặc không khí;
– Rò rỉ hoá chất, dầu mỡ hoặc chất lỏng độc hại;
– Cháy, nổ hoặc phóng xạ từ các cơ sở công nghiệp hoặc các nguồn tác động khác;
– Tai nạn tàu thuỷ hoặc xe cộ dẫn đến ô nhiễm môi trường.
3. Phản ứng sự cố môi trường
3.1. Phân loại cấp độ
Cấp độ 1: Sự cố nhỏ có thể được xử lí bởi bộ phận hoặc nhân viên trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của họ.
Cấp độ 2: Sự cố lớn yêu cầu sự can thiệp và hỗ trợ từ bộ phận hoặc đơn vị chuyên môn.
Cấp độ 3: Sự cố nghiêm trọng đòi hỏi sự hợp tác và hỗ trợ từ các tổ chức và cơ quan chính phủ liên quan.
3.2. Quy trình phản ứng
– Báo cáo;
– Đánh giá;
– Đưa ra biện pháp khẩn cấp;
– Triển khai kế hoạch ứng phó;
– Giám sát và đánh giá.
4. Phòng ngừa và chuẩn bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
4.1 Đánh giá rủi ro …
4.2. Kế hoạch ứng phó và đào tạo …
4.3. Liên kết với đơn vị liên quan …
5. Ghi chú: …
2. Quy định chung về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:
Căn cứ theo quy định tại Điều 121 của Văn bản hợp nhất Luật bảo vệ môi trường năm 2022 có quy định về phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường. Theo đó:
-
Việc phòng ngừa và ứng phó đối với sự cố môi trường bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ theo quy trình, quy chuẩn về an toàn kĩ thuật trong lĩnh vực môi trường;
-
Ứng phó với sự cố môi trường cần phải được thực hiện theo phương châm: Chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ;
-
Các tổ chức và cá nhân gây ra những sự cố về môi trường cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ ứng phó kịp thời đối với những sự cố về môi trường đó, đồng thời cần phải có trách nhiệm chi trả chi phí phục vụ cho hoạt động ứng phó sự cố môi trường;
-
Sự cố môi trường xảy ra ở cấp cơ sở, ở địa phương nào thì người đứng đầu cơ sở và người đứng đầu địa phương đó cần phải có nghĩa vụ chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động ứng phó đối với sự cố môi trường. Ứng phó đối với sự cố môi trường cần phải được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, chỉ huy một cách thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ/ban ngành có liên quan, phối hợp giữa các lực lượng và phương tiện, trang thiết bị tham gia vào hoạt động ứng phó sự cố;
-
Nhà nước luôn một khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức và cá nhân đầu tư cung cấp dịch vụ ứng phó sự cố môi trường;
-
Quá trình phòng ngừa sự cố môi trường do hoạt động rò rỉ, tràn/đổ/phát tán các loại chất thải (hay còn được gọi chung là sự cố chất thải) cũng sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Quá trình phòng ngừa sự cố môi trường do phóng xạ, hóa chất, dịch bệnh hoặc do một số nguyên nhân khác sẽ được thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
-
Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể và chi tiết về việc phòng ngừa, ứng phó đối với sự cố môi trường.
Đồng thời, phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường cũng là một trong những nội dung bắt buộc của báo cáo đánh giá tác động môi trường. Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Văn bản hợp nhất Luật bảo vệ môi trường năm 2022 có quy định về nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trong đó bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
-
Xuất xứ của các dự án đầu tư, thông tin cơ bản của chủ dự án đầu tư, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư, căn cứ pháp lý thực hiện dự án đầu tư, phương pháp kĩ thuật và phương pháp đánh giá tác động môi trường trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, một số phương pháp khác được sử dụng đối với dự án đầu tư đã được phê duyệt;
-
Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với Quỹ bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch cấp tỉnh, quy hoạch vùng, quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và các quy định của văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
-
Đánh giá quá trình lựa chọn công nghệ, lựa chọn hạng mục công trình, hoạt động của các dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;
-
Đánh giá về điều kiện kinh tế, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, đa dạng sinh học, đánh giá hiện trạng môi trường, nhận dạng đối với các đối tượng bị tác động, đánh giá đối với các yếu tố nhạy cảm trong lĩnh vực môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư, mục thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn để thực hiện dự án đầu tư trên thực tế;
-
Nhận dạng các tác động môi trường, đánh giá tác động môi trường, dự báo tác động môi trường, chất thải phát sinh theo từng giai đoạn trong quá trình thực hiện dự án đầu tư ảnh hưởng đến môi trường, quy mô chất thải, tính chất của chất thải, tác động đến đa dạng sinh học, tác động đến di sản thiên nhiên và di tích lịch sử văn hóa thế giới cùng với một số yếu tố nhạy cảm khác, tác động do giải phóng mặt bằng, tác động do hoạt động di dân, tác động do hoạt động tái định cư, nhận dạng và đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra đối với các dự án đầu tư;
-
Công trình và biện pháp thu gom, xử lý chất thải, lưu giữ chất thải;
-
Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của các dự án đầu tư đến môi trường, phương án cải tạo môi trường, phục hồi môi trường sau khi hoàn thành dự án đầu tư, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học, phương pháp phòng ngừa và ứng phó đối với sự cố môi trường;
-
Kết quả tham vấn của các chuyên gia và cơ quan ban ngành có liên quan, chương trình quản lý và giám sát môi trường, kết luận và cam kết của chủ dự án đầu tư.
3. Trách nhiệm phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:
Căn cứ theo quy định tại Điều 122 của Văn bản hợp nhất Luật bảo vệ môi trường năm 2022 có quy định về trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường. Theo đó:
(1) Chủ dự án đầu tư và các cơ sở thực hiện dự án đầu tư cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện các nội dung như sau:
+ Thực hiện yêu cầu về kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa sự cố môi trường, biện pháp phòng ngừa sự cố môi trường, ứng phó với sự cố môi trường theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng biện pháp quản lý kĩ thuật và phương án giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trong quá trình hoạt động đầu tư.
(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm như sau:
+ Điều tra, đánh giá, thống kê nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình;
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu, công khai thông tin về các nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
+ Xây dựng và chỉ đạo cơ quan cấp dưới, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong quá trình phòng ngừa và cảnh báo sự cố môi trường.
(3) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 127 của Văn bản hợp nhất Luật bảo vệ môi trường năm 2022 (cụ thể: hướng dẫn, kiểm tra, xây dựng năng lực phòng ngừa sự cố môi trường, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường, các hoạt động chuẩn bị ứng phó đối với sự cố môi trường, tổ chức thực hiện hoạt động ứng phó đối với sự cố môi trường thuộc phạm vi quản lý của mình).
THAM KHẢO THÊM: