Công tác kiểm tra công tác thi hành án dân sự được thực hiện theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Khi tiến hành kiểm tra công tác thi hành án dân sự thì phải lập kế hoạch kiểm tra. Vậy mẫu kế hoạch kiểm tra công tác thi hành dân sự bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu kế hoạch kiểm tra công tác thi hành án dân sự là gì?
2. Mẫu kế hoạch kiểm tra công tác thi hành án dân sự:
BỘ QUỐC PHÒNG
CỤC THI HÀNH ÁN
Số: …………/KH-CTHA.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……., ngày ….. tháng ……. năm ……
KẾ HOẠCH
(Kiểm tra công tác thi hành án dân sự năm……….)
Căn cứ Thông tư số…….. ngày …… tháng ……. năm …. của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Thực hiện Kế hoạch công tác thi hành án dân sự số ……. ngày….tháng…. năm…… của Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng đã được Thủ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt ngày ….. tháng …… năm …… Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng lập Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành án dân sự năm … như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Mục đích: ………(1) (phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành….Kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, giải quyết những vướng mắc trong tổ chức thực hiện bản án, quyết định).
Yêu cầu: Đảm bảo đúng nguyên tắc, khách quan, dân chủ, đúng pháp luật.
II. NỘI DUNG (2)
1. Kiểm tra công tác thi hành án đối với các cơ quan thi hành án trong toàn quân theo quy định tại Thông tư số…. với các nội dung gồm:….
2. Các việc thi hành án cần đi sâu kiểm tra.
3. Các nội dung khác cần kiểm tra.
III. THÀNH PHẦN(3)
1. Cục Thi hành án thành lập Đoàn kiểm tra để tổ chức kiểm tra.
2. Phòng Thi hành án được kiểm tra.
IV. THỜI GIAN …(4) .
V. CÔNG TÁC ĐẢM BẢO ……(5)
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN …(6)
Nơi nhận:
– Thủ trưởng BTTM;
– Tư lệnh QK.., QCHQ;
– Thủ trưởng Cục THA;
– Các Phòng THA (để thực hiện);
– Các phòng, ban thuộc Cục (để thực hiện);
– Lưu: VT, KT; ….
CỤC TRƯỞNG
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu kế hoạch kiểm tra công tác thi hành án dân sự
(1): Điền mục đích (phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành….Kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, giải quyết những vướng mắc trong tổ chức thực hiện bản án, quyết định).
(2): Điền nội dung kiểm tra
(3): Điền thành phần tham gia
(4): Điền thời gian kiểm tra
(5): Điền tổ chức thực hiện.
4. Quy định của pháp luật về các hoạt động theo dõi tình tình hình thi hành pháp luật.
Quyết định 624/QĐ-BTP Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về thi hành án dân sự năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành đã quy định về các hoạt động theo dõi tình tình hình thi hành pháp luật. Theo đó, tổ chức thực hiện các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật được quy định đó là: Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan, Cục thi hành án dân sự Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Thứ nhất, Tổng cục THADS: Tổng cục THADS có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật; các cơ quan, đơn vị khác có liên quan thuộc Bộ, Cục THADS các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Kế hoạch đã đặt ra, bên cạnh đó, Tổng cục THADS còn chỉ đạo các đơn vị thuộc Tổng cục triển khai thực hiện Kế hoạch.
– Thứ hai, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan có trách nhiệm p hối hợp với Tổng cục THADS triển khai thực hiện Kế hoạch này bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
– Thứ ba, Cục THADS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện việc theo dõi tình hình thi hành Luật THADS theo các nội dung đã được quy định và các đơn vị được lựa chọn kiểm tra, thực hiện điều tra, khảo sát phải có trách nhiệm phối hợp, bố trí các điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác kiểm tra, điều tra, khảo sát và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong hoạt động kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành Luật THADS theo yêu cầu của Tổng cục THADS.
– Các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật bao gồm những hoạt động như sau:
+ Hoạt động thu thập và xử lý thông tin về tình hình thi hành Luật THADS về hồ sơ, trình tự, thủ tục THADS
Nội dung của hoạt động thu thập và xử lý thông tin về tình hình thi hành Luật thi hành án dân sự về trình tự, thủ tục thi hành án dân sự bao gồm:
– Một là, tiếp nhận, thu thập thông tin qua phản ánh, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức và trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình thi hành luật THADS hồ sơ, trình tự, thủ tục THADS;
– Hai là, tổng hợp thông tin từ báo cáo các Hội nghị/họp chuyên đề, Hội nghị triển khai/tổng kết công tác THADS của Tổng cục THADS và Cục THADS các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; từ các văn bản, báo cáo của các cơ quan nhà nước: Quốc hội, Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,
– Ba là, thu thập thông tin từ Báo cáo của Cục THADS các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, Tổng Cục THADS về tình hình thi hành Luật THADS về hồ sơ, trình tự, thủ tục THADS.
– Bốn là, theo dõi, thu thập, tổng hợp thông tin về tình hình thi hành Luật THADS về hồ sơ, trình tự, thủ tục THADS qua các hoạt động khác của Tổng cục THADS, Cục THADS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu có).
– Năm là, tổng hợp thông tin về tình hình thi hành Luật THADS về hồ sơ, trình tự, thủ tục THADS qua các Đoàn kiểm tra, Thanh tra về THADS do Tổng cục THADS hoặc Thanh tra Bộ chủ trì tổ chức; Thu thập, tổng hợp thông tin từ kết quả hoạt động của các cơ quan giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
– Tổng cục THADS là đơn vị chủ trì thực hiện hoạt động thu thập và xử lý thông tin về tình hình thi hành Luật thi hành án dân sự về trình tự, thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp với Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Thanh tra Bộ và Cục THADS các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan có liên quan.
– Điều tra, khảo sát về tình hình thi hành Luật THADS: theo đó, điều tra, khảo sát về tình hình thi hành Luật thi hành án dân sự bao gồm xây dựng mẫu phiếu điều tra tình hình thi hành án Luật THADS về hồ sơ, trình tự, thủ tục THADS, phát phiếu điều tra và tổng hợp từ thông tin từ phiếu điều tra, khảo sát và tổ chức Hội thảo/họp chuyên đề phân tích, đánh giá kết quả theo dõi tình hình thi hành Luật THADS.
Theo đó, xây dựng mẫu Phiếu điều tra tình hình thi hành Luật THADS về hồ sơ, trình tự, thủ tục THADS; phát Phiếu điều tra và tổng hợp thông tin từ Phiếu điều tra, khảo sát.
– Đối tượng điều tra, khảo sát:
+ Công chức cơ quan THADS trực tiếp tổ chức thi hành Luật THADS về hồ sơ, trình tự, thủ tục THADS tại 15 – 20 địa phương theo lựa chọn của đơn vị chủ trì; mỗi cơ quan THADS địa phương dự kiến khảo sát khoảng 60 người.
+ Các cơ quan THADS được Tổng cục THADS lựa chọn là đối tượng khảo sát giúp Tổng cục lựa chọn một số cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng có liên quan hoặc chịu sự tác động của các quy định của Luật THADS về hồ sơ, trình tự, thủ tục THADS để tiến hành điều tra, khảo sát (dự kiến mỗi địa phương khoảng 10 người) và khảo sát bằng văn bản
Tiếp đến là tổ chức Hội thảo/họp chuyên đề phân tích, đánh giá kết quả theo dõi tình hình thi hành Luật THADS.
– Thành phần dự kiến bao gồm:
+ Một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp: Tổng cục THADS, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Thanh tra Bộ;
+ Cục THADS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Gồm một số Cục THADS được kiểm tra, điều tra, khảo sát theo Kế hoạch và một số Cục THADS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác theo đề nghị của đơn vị chủ trì;
+ Một số tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Tổng cục THADS là đơn vị chủ trì và phối hợp với Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành hành pháp luật, Thanh tra Bộ, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành án dân sự phải được tiến hành theo đúng những kế hoạch đã đặt ra và các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo tính chặt chẽ trong quá trình kiểm tra công tác thi hành án được diễn ra đúng thời gian, địa điểm, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
– Cơ sở pháp lý: Quyết định 624/QĐ-BTP Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về thi hành án dân sự năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành