Bài viết dưới đây là Mẫu kế hoạch giáo dục, kế hoạch năm học mới hiện nay, cùng tham khảo bài viết của chúng mình để có mẫu kế hoạch giáo dục chính xác nhất nhé.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm kế hoạch giáo dục là gì ?
Kế hoạch giáo dục của nhà trường là kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục mầm non và Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Mục tiêu của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường:
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường bảo đảm việc thực hiện chương trình giáo dục linh hoạt, phù hợp với điều kiện của địa phương và cơ sở giáo dục.
Phát huy tính chủ động, sáng tạo của tổ chuyên môn và giáo viên trong quá trình thực hiện chương trình; khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường; bảo đảm dân chủ, thống nhất giữa các tổ chuyên môn, đoàn thể, sự phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, đoàn thể có liên quan của địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục. giáo dục học đường.
3. Mẫu kế hoạch giáo dục, kế hoạch năm học mới nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……….., ngày ….tháng ….năm ….
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
NĂM HỌC…..-……
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Căn cứ Nghị quyết số …/…./QH…, ngày … tháng … năm …. của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
Căn cứ Thông tư số …/…./…, ngày … tháng … năm …. của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và giáo dục ngoài giờ chính khóa;
Căn cứ Quyết định số …/…./…, ngày … tháng … năm …. của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
Căn cứ Chỉ thị số …/…./…, ngày … tháng … năm …. của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số …/…./…, ngày … tháng … năm …. của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
Căn cứ Công văn số …/…./…, ngày … tháng … năm …. của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm cấp Tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông năm ….. từ năm học …-….;
Căn cứ Công văn số …/…./…, ngày … tháng … năm …. của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn tổ chức dạy học đối với lớp 1 năm học …-…..
Căn cứ Thông tư số …/…./…, ngày … tháng … năm …. của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
Căn cứ Thông tư số …/…./…, ngày … tháng … năm …. của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường Tiểu học;
Căn cứ Công văn số …/…./…, ngày … tháng … năm …. của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học;
Kế hoạch số …/…./QH…, ngày … tháng … năm …. của Ủy ban Nhân dân tỉnh …………. về Kế hoạch triển khai chương trình Giáo dục phổ thông….
Căn cứ vào kết quả đạt được từ năm học …-…. và tình hình thực tế của nhà trường trong năm học ..-…..
Trường ……… xây dựng Kế hoạch Giáo dục nhà trường năm học …-….. như sau:
II. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM HỌC …-…..
1. Đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa địa phương
Trị trấn ….. là đơn vị đóng trên địa bàn trung tâm huyện …. Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song với sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sâu sát của Huyện ủy, giám sát kịp thời của Hội đồng nhân dân huyện, cùng với tinh thần trách nhiệm cao của các cấp, các ngành, sự đồng lòng, quyết tâm của Nhân dân, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh trong thời gian qua đạt nhiều kết quả quan trọng.
Trong năm qua tuy ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng kinh tế của thị ttrấn vẫn tăng tưởng cao:
– Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm …. ước tăng 9,39% so với năm trước, trong đó: Khu vực Nông nghiệp tăng 4,32%; Khu vực Công nghiệp và Xây dựng tăng 15,56%; Khu vực Dịch vụ tăng 8,68%;
– Giá cả của một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trên địa bàn thị trấn tương đối ổn định. Thị trường hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn không có diễn biến bất thường, nguồn cung các mặt hàng thiết yếu đáp ứng đầy đủ và không bị khan hiếm về số lượng, không tăng giá đột biến
Đối với Giáo dục và Đào tạo Tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số …./…./NQ-HĐND của HĐND tỉnh về phát triển giáo dục mầm non và phổ thông đến năm … và những năm tiếp theo; tuyển dụng giáo viên bậc mầm non, tiểu học; tổ chức kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học …., kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học ….., kỳ thi THPT quốc gia năm …. an toàn và đúng quy chế; xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Chất lượng giáo dục toàn diện ổn định; giáo dục mũi nhọn đạt thành tích xuất sắc, Kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở được củng cố và giữ vững. Tập trung xây dựng các kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông …. đối với khối lớp 2.
2. Đặc điểm tình hình nhà trường.
2.1. Đặc điểm học sinh nhà trường.
– Nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo …………; Đảng ủy, chính quyền và nhân dân thị trấn ………… và Ban đại diện Cha mẹ học
– Tổng số học sinh trường có … lớp với … học sinh, trong đó nữ … học sinh; học sinh dân tộc ….em. Tỷ lệ huy động trẻ đúng độ tuổi vào lớp 1 đạt 100% .
2.2. Tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường
– Về số lượng: Tổng số cán bộ, viên chức: …đ/c Trong đó :
+ Cán bộ quản lý : 03 đ/c,
+ Giáo viên có …đ/c; trong đó có …. hợp đồng.
+ Viên chức phục vụ có …. đ/c
– Về chất lượng :
– Cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn nghiệp vụ sư phạm, trong đó: trên chuẩn ……, đạt …….% (Thông tư số …/…./…, ngày … tháng … năm …. ). nên có năng lực công tác, giảng dạy có chất lượng. Hàng năm được bồi dưỡng, học tập thường xuyên, để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
– Số lượng đảng viên là …..đ/c đạt tỷ lệ …..%.
2.3. Về cơ sở vật chất.
Tổng số phòng học có ….. phòng học trong đó: kiên cố ….. phòng; cấp 4 là ….. phòng. Đủ để tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày. Tất cả các phòng học đã được tu sửa nên đảm bảo cho việc dạy và học của nhà trường.
III. MỤC TIÊU GIÁO DỤC NĂM HỌC ….-…..
1.1. Mục tiêu chung
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Đảm bảo môi trường lành mạnh, thân thiện, an toàn, tạo điều kiện để mỗi học sinh có cơ hội bình đẳng trong học tập và phát triển những năng lực sẵn có của từng cá nhân, giúp học sinh hình thành và phát triển những nhân tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1. Năm học …-…. là năm học toàn ngành giáo dục thực hiện nhiệm vụ kép với mục tiêu: vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp; Nhà trường căn cứ các hướng dẫn của Phòng GDĐT xây dựng kế hoạch dạy học bảo đảm hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) cấp tiểu học phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh xảy ra tại địa phương. Là năm học đầu tiên triển khai CTGDPT …. cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số …/…./…, ngày … tháng … năm …. của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (CTGDPT …) đối với lớp 1và 2; thực hiện các nội dung theo Nghị quyết số …/…./…, ngày … tháng … năm …. của Quốc hội, Chỉ thị số …/…./…, ngày … tháng … năm …. của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng lộ trình.
2. Tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng thực hiện CTGDPT đối với lớp 1và 2; thực hiện rà soát, dự báo quy mô phát triển giáo dục và bố trí quỹ đất để xây dựng CSVC lớp học phù hợp, thuận lợi, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có; khắc phục tình trạng lớp có quy mô lớp học và sĩ số học sinh vượt quá quy định để thực hiện CTGDPT ….. đáp ứng mục tiêu giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật Giáo dục …..
3. Triển khai thực hiện CTGDPT….. đối với lớp 1và 2đảm bảo chất lượng, hiệu quả; tích cực chuẩn bị các điều kiện đảm bảo triển khai thực hiện chương trình đối với lớp 2 từ năm học …..-……. Tiếp tục thực hiện hiệu quả CTGDPT cấp tiểu học ban hành theo Quyết định số …/…./…, ngày … tháng … năm …. (CTGDPT …..) từ lớp 3 đến lớp 5.
4. Đảm bảo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng theo chuẩn nghề nghiệp; thực hiện bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục để triển khai CTGDPT ….. theo lộ trình; bồi dưỡng nâng cao năng lực triển khai các nhiệm vụ cho giáo viên đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học; tổ chức bồi dưỡng cho 100% giáo viên dạy học lớp 3về các nội dung bồi dưỡng theo quy định của Bộ GDĐT và hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa lớp 3 cho năm học ….-……
5. Chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý, tăng cường quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục. Tăng cường nền nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Chú trọng kết hợp dạy chữ với dạy người, giáo dục ý thức, trách nhiệm của công dân đối với gia đình – nhà trường – xã hội cho học sinh tiểu học. Thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện từng địa phương.
6. Chỉ tiêu:
– 100% học sinh trường học 02 buổi/ngày, 09 buổi/tuần; 100% học sinh khối lớp 1, 2 được học môn Tiếng Anh.
– 100% học sinh có phẩm chất tốt, biết kính trọng thầy cô, người lớn tuổi; biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè; biết giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp và có kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp tốt.
– 100% học sinh lớp 1 được hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi, bao gồm các năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; các năng lực đặc thù: Ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
– 100% học sinh lớp 1, 2, 3, 4 hoàn thành chương trình lớp học; 100% học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học.
– 100% học sinh được giáo dục kỹ năng sống.
III. TỔ CHỨC CÁC MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
1. Phân phối thời lượng các môn học và hoạt động giáo dục
TT | Hoạt động giáo dục | Số tiết lớp 1 | Số tiết lớp 2 | Số tiết lớp 3 | Số tiết lớp 4 | Số tiết lớp 5 | ||||||||||
Tổng | HKI | HKII | Tổng | HKI | HKII | Tổng | HKI | HKII | Tổng | HKI | HKII | Tổng | HKI | HKII | ||
1. Môn học bắt buộc | ||||||||||||||||
1 | Tiếng Việt | 420 | 216 | 204 | 350 | 180 | 170 | 280 | 144 | 136 | 280 | 144 | 136 | 280 | 144 | 136 |
2 | Toán | 105 | 54 | 51 | 175 | 90 | 85 | 175 | 90 | 85 | 175 | 90 | 85 | 175 | 90 | 85 |
3 | Đạo đức | 35 | 18 | 17 | 35 | 18 | 17 | 35 | 18 | 17 | 35 | 18 | 17 | 35 | 18 | 17 |
4 | Tự nhiên và xã hội | 70 | 36 | 34 | 70 | 36 | 34 | 70 | 36 | 34 | ||||||
5 | Giáo dục thể chất | 70 | 36 | 34 | 70 | 36 | 34 | 70 | 36 | 34 | 70 | 36 | 34 | 70 | 36 | 34 |
6 | Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật) | 70 | 36 | 34 | 70 | 36 | 34 | 70 | 36 | 34 | 70 | 36 | 34 | 70 | 36 | 34 |
7 | Hoạt động trải nghiệm | 105 | 54 | 51 | 105 | 54 | 51 | |||||||||
8 | Thủ công | 35 | 18 | 17 | ||||||||||||
9 | Kĩ thuật | 35 | 18 | 17 | 35 | 18 | 17 | |||||||||
10 | Lịch sử Địa Lí | 70 | 36 | 34 | 70 | 36 | 34 | |||||||||
11 | Khoa học | 70 | 36 | 34 | 70 | 36 | 34 | |||||||||
2. Môn học tự chọn | ||||||||||||||||
12 | Tiếng Anh (Tự chọn) | 70 | 36 | 34 | 70 | 36 | 34 | 70 | 36 | 34 | 70 | 36 | 34 | 70 | 36 | 34 |
13 | Tin học | 70 | 36 | 34 | 70 | 36 | 34 | 70 | 36 | 34 | ||||||
3. Hoạt động củng cố, tăng cường | ||||||||||||||||
14 | Tăng cường Tiếng Việt | 105 | 54 | 51 | 105 | 54 | 51 | |||||||||
15 | Tăng cường Toán | 105 | 54 | 51 | 105 | 54 | 51 | |||||||||
16 | Tăng cường giáo dục KNS | 35 | 18 | 17 | 35 | 18 | 17 | 35 | 18 | 17 | 35 | 18 | 17 | 35 | 18 | 17 |
Tổng | 1190 | 612 | 578 | 1190 | 612 | 578 | 910 | 468 | 442 | 980 | 504 | 476 | 980 | 504 | 476 |
Các hoạt động giáo dục tập thể thực hiện trong năm học.
Tháng | Chủ điểm | Nội dung trọng tâm | Hình thức tổ chức | Thời gian thực hiện | Người thực hiện | Lực lượng cùng tham gia |
Tháng 9 | ||||||
Tháng 10 | ||||||
Tháng 11 | Yêu quý thầy cô giáo | Hội thi văn nghệ Chào mừng ngày 20/11 | Tập trung | Từ 10/11-15/11 | Học sinh | Toàn trường |
Tháng 12 | ||||||
Tháng 01 | ||||||
Tháng 02 | ||||||
Tháng 03 | ||||||
Tháng 04 |
4. Quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường:
Quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường được thực hiện theo các hoạt động/bước chủ yếu sau:
– Xác định căn cứ xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường
– Đánh giá tình hình và điều kiện thực hiện chương trình trong năm học
– Xác định mục tiêu giáo dục của nhà trường
– Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học các môn học và hoạt động giáo dục.
5. Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường:
– Cho phép các nhà quản lý và cơ quan quản lý tập trung sự chú ý vào mục tiêu của hệ thống, làm rõ phương hướng hoạt động của hệ thống và tổ chức trong kỳ hoạch định.
Hình thành các nỗ lực phân phối. Nó chỉ đường cho cả nhà quản lý và quản lý từng thành viên, từ đó họ biết mình phải đóng góp những gì để đạt được mục tiêu. Nói cách khác, nó cho phép tổ chức và các thành viên đánh giá khả năng của chính họ và đưa ra các hoạt động để đạt được các mục tiêu. Nó là cơ sở phối hợp hành động giữa các cá nhân và đơn vị, là cơ sở hệ thống nhất cho hành động của tập thể.
– Hoạt động giảm thiểu tối đa sự trùng lặp, chồng chéo và dự phòng, tạo khả năng vận hành và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
– Giảm sự không chắc chắn bằng cách dự đoán những điều không chắc chắn và thay đổi, đồng thời tìm cách đối phó với những điều không chắc chắn và thay đổi.
– Hình thành mục tiêu làm cơ sở kiểm tra, đánh giá (bên ngoài và bên trong). Không có quy hoạch thì không thể kiểm tra, đánh giá.
– Là phương tiện hữu hiệu để dân chủ hóa giáo dục và dân chủ hóa quản lý nhà trường. Thông qua công tác thảo luận xây dựng kế hoạch, thu hút trí tuệ của các thành viên, lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, tạo cơ hội thu hút mọi người cùng tham gia xây dựng và thực hiện các quyết sách quan trọng.
– Người quản lý có cái nhìn tổng quan về hệ thống, làm việc chủ động và tự tin hơn.