Mẫu kế hoạch chuyên môn THPT là mẫu kế hoạch được lập ra để đánh giá và lên kế hoạch công tác chuyên môn đầu năm học. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến cho các bạn Mẫu kế hoạch chuyên môn THPT năm học mới nhất. Mời các bạn cùng theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Mẫu kế hoạch chuyên môn THPT là gì?
Mẫu kế hoạch chuyên môn THPT là mẫu kế hoạch được lập ra để đánh giá và lên kế hoạch công tác chuyên môn đầu năm học. Mẫu kế hoạch nêu cụ thể về đặc điểm tình hình của tổ chuyên môn, những điểm thuận lợi, khó khăn và phương hướng trong quá trình giảng dạy và các mục tiêu phát triển chuyên môn trong một năm công tác.
2. Tại sao phải xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn?
Trong hoạt động quản lý của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông, việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn có ý nghĩa hết sức quan trọng. Xây dựng kế hoạch bước đầu của mọi hoạt động, chức năng quản lý khác, giúp cho tổ trưởng chuyên môn mới có thể tổ chức và khai thác các nguồn lực một cách tốt nhất và có hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu.
3. Mẫu kế hoạch chuyên môn THPT năm học mới nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KẾ HOẠCH
Hoạt động chuyên môn Tổ ……
Năm học …….
Căn cứ vào công văn số… /…, ngày … tháng .. năm 20….. của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Trung học Phổ thông năm học 20….. -20…..;
Căn cứ vào Kế hoạch năm học 20….. – 20….. của Trường THPT …, Tổ … xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 20….. – 20….. như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Bối cảnh năm học
Thực hiện theo Nghị quyết số ….-NQ/TW ngày …./…/….. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành trung ương khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, nhà trường tích cực triển khai Chương trình hành động năm học 20….. – 20…… Thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành bằng những việc làm có tính thiết thực và hiệu quả;…
Đổi mới PP dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, tăng cường KN thực hành, vận dụng các kiến thức, KN giải quyết các vấn đề có trong đời sống thực tiễn. Đa dạng hóa các HT học tập, chú trọng vào các hoạt động NCKH của HS. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc dạy và học;…
Thực hiện theo Chỉ thị ….- CT/TW của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM;…
2. Thuận lợi
– Số giáo viên đạt chuẩn trong tổ là: … giáo viên. Các tổ viên đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.
– Đội ngũ GV trong tổ hầu hết đều có năng lực giỏi, khá, kinh nghiệm giảng dạy cao.
– CSVC phục vụ cho quá trình dạy học ngày càng tăng, cảnh quan, môi trường và điều kiện dạy học được cải thiện đáng kể.
– Năm học 20….. – 20….. là năm học mà GV đã làm quen với chương trình sách giáo khoa mới; PPDH tích cực, ứng dụng CNTT vào trong quá trình giảng dạy.
3. Khó khăn
– Trong việc triển khai các hoạt động và quản lí giáo viên tổ … còn gặp nhiều trở ngại.
– Trình độ vận dụng công nghệ thông tin vào trong quá trinhg dạy học vẫn còn hạn chế.
– ……
4. Tình hình đội ngũ năm học 20….. – 20…..
– Tổ có … giáo viên. Một lãnh đạo… (trong đó có: … nam và … nữ)
– Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn.
STT | Họ và tên | Trình độ | Đạt chuẩn | Chuyên Môn |
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
4 | ||||
….. |
II. CÁC MỤC TIÊU NĂM HỌC
1. Xây dựng Kế hoạch DH cụ thể, rõ ràng, chi tiết và thực hiện đúng theo chương trình và kế hoạch GD đã được phê duyệt …
2. Thực hiện đúng và đầy đủ công tác dạy học tự chọn môn …
3. Thực hiện DH theo chủ đề tích hợp ….
4. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào trong quá trình giảng dạy nhằm phát huy tính tự học và tính sáng tạo của HS ….
5. Tiếp tục phát huy mạnh mẽ thực hiện công tác đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá:
– Thực hiện tốt có hiệu quả đổi mới PPDH với các mục tiêu cụ thể như …
– Đổi mới hình thức tổ chức DH …
– Tăng cường đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá …
– Tổ chức DH với tiết học bên ngoài nhà trường:
+ Khối … thực hiện nội dung …
+ Khối … thực hiện nội dung
+ Khối … thực hiện nội dung …
6. Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn
– DH theo hướng nghiên cứu bài học … tiết
– DH chuyên đề theo hướng phát triển năng lực HS:
+ Trong Học kỳ I …. chuyên đề … do …
+ Trong Học kỳ II …. chuyên đề … do …
– Thảo luận các nội dung, vấn đề khó dạy hàng tháng, từ đó rút kinh nghiệm cho toàn tổ.
II. CÁC NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Xây dựng tư tưởng và đạo đức tác phong của GV
a, Chỉ tiêu:
– ….
b, Biện pháp thực hiện:
– Chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước
– Tham gia các buổi bồi dưỡng chính trị đầy đủ.
– Gương mẫu trong quá trình công tác, đoàn kết với đồng nghiệp, gần gũi với HS.
– Duy trì tính kỷ cương, nề nếp trong nhà trường.
– ….
2. Giữ vững đồng thời nâng cao chất lượng, hạn chế HS bỏ học, đảm bảo cho công tác phổ cập giáo dục THPT.
a, Chỉ tiêu:
– Tỷ lệ lưu ban, bỏ học không quá … %.
– Tỷ lệ chuyên cần … %.
– Hoàn thành …
b, Biện pháp thực hiện:
– Tuyên truyền giáo dục nâng cao …
– Phối hợp cùng với cha mẹ học sinh, GVCN ….
– Nâng cao chất lượng dạy học sao cho phù hợp với NL trình độ của HS, PPDH đổi mới cho HS hứng thú, ôn tập phụ đạo dành cho HS yếu kém …
– Thường xuyên tổ chức cho HS các hoạt động ngoài giờ lên lớp, trong các tiết sinh hoạt lớp để thu hút HS.
– Quan tâm, động viên, giúp đỡ những HS có hoàn cảnh khó khăn.
– Tổ chức … lớp phụ đạo dành cho HS yếu … vào thứ … trong tuần. Giao cho Thầy (cô) … phụ trách.
– Giáo viên bộ môn theo dõi, lập danh sách cử HS đi học … gửi … thống kê, theo dõi …
– Giáo việc dạy phụ đạo báo cáo tình hình học tập của HS cho Tổ trưởng và Lãnh đạo của trường để tổ chức phối hợp cùng với cha mẹ HS vào cuối mỗi tháng.
3. Nâng cao chất lượng GD toàn diện, đẩy mạnh giáo dục HSG, phụ đạo HS yếu.
a, Nâng cao chất lượng GD toàn diện.
– Các chỉ tiêu:
+ Danh hiệu thi đua của tổ và chất lượng bộ môn
+ Thực hiện chương trình đầy đủ, không có sự cắt xét, cắt bỏ nội dung DH.
+ Có kế hoạch DH chi tiết theo từng khối lớp được ban lãnh đạo nhà trường phê duyệt.
– Biện pháp thực hiện.
+ Thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn, thực hiện theo đúng tiến độ, đúng với mức độ yêu cầu của chương trình và kế hoạch GD…
+ Trước hi lên lớp soạn giáo án đầy đủ và soạn theo định hướng phát triển năng lực của HS sao cho phù hợp từng đối tượng.
+ Đổi mới PPDH, tổ chức tăng cường theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS trong học tập, giúp HS vận dụng kiến thức trong việc giải quyết các vấn đề có trong đời sống thực tiễn.
+ Ứng dụng CNTT vào trong quá trình giảng dạy một cách hiệu quả, chú ý tích hợp liên môn, BVMT, …
+ ……
b, Về bồi dưỡng HSG
– Các chỉ tiêu:
+ Đội tuyển HSG tham dự kỳ thi HSG cấp thành phố…
+ Tham gia các Hội thi, các hoạt động chuyên môn, học sinh NCKH …
– Biện pháp thực hiện:
+ Tổ chức xây dựng chương trình bồi dưỡng HSG các lớp…
+ Tăng cường thêm số buổi bồi dưỡng HSG cho đội tuyển …
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho HS tham gia học bồi dưỡng HSG và tham dự kỳ thi….
+ Hướng dẫn học sinh NCKH …
c, Về phụ đạo HS yếu
– Các chỉ tiêu:
+ Kiểm tra, rà soát, phát hiện sớm nhất HS yếu không theo kịp được chương trình học.
+ Không để HS thuộc diện yếu, kém phải bỏ học.
– Biện pháp thực hiện:
+ Tổ chức xây dựng chương trình phụ đạo dành cho HS yếu, kém.
+ Tăng cường theo dõi, kiểm tra quá trình học tập của HS yếu, kém.
+ Phối hợp cùng với phụ huynh HS, địa phương trong việc giáo dục HS.
+ …..
4. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ GV
a, Các chỉ tiêu:
– .…
b, Biện pháp thực hiện:
– ….
5. Nâng cao thành tích các Hội thi cấp…
a, Các chỉ tiêu:
– …..
b, Biện pháp thực hiện:
– …
6. Hoạt động ngoài giờ lên lớp
a, Các chỉ tiêu:
– ….
b, Biện pháp thực hiện:
– ….
III. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
Đề nghị bổ sung thêm các trang thiết bị thí nghiệm thực hành dành cho khối … và khối… do trang thiết bị đã bị hỏng, trang bị thêm …
Trên đây là kế hoạch năm học 20….. -20….. nhằm thực hiện đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của tổ …./.
….……, ngày … tháng … năm 20…
HIỆU TRƯỞNG
| TỔ TRƯỞNG
|
4. Hướng dẫn viết kế hoạch chuyên môn THPT năm học mới nhất:
4.1. Căn cứ để xây dựng kế hoạch:
– Các Nghị quyết của Đảng các cấp.
– Các chỉ thị của NN, CQ các cấp.
– Các văn bản chỉ đạo các nhiệm vụ năm học của ngành.
– Nghị quyết Chi bộ, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường THPT.
Lưu ý: Phần mở đầu của kế hoạch, chỉ đưa vào những CSPL gần nhất với nhà trường để từ đó đề xuất những nội dung của tổ chuyên môn.
4.2. Nội dung chính:
– Nêu đặc điểm tình hình.
– Các nhiệm vụ, mục tiêu và chỉ tiêu cơ bản là gì.
– Mỗi nhiệm vụ cần có những giải pháp nào.
– Xác định lịch trình để thực hiện đồng thời xác định các thức theo dõi, kiểm soát việc thực hiện kế hoạch.
– Nêu phương hướng, đề xuất của tổ chuyên môn.
4.3. Hình thức trình bày:
* Trình bày theo hình thức có tính phổ biến và truyền thống:
– Trình bày theo thể thức hành chính, gồm có:
+ Tên chủ thể kế hoạch;
+ Quốc hiệu;
+ Thời gian;
+ Tên văn bản.
– Nêu nội dung chính của kế hoạch.
– Chữ ký của chủ thể xây dựng kế hoạch và Hiệu trưởng phê duyệt .
* Giới thiệu hình thức trình bày của kế hoạch tổ chuyên môn: TRƯỜNG THPT….TỔ …..