Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến cho các bạn Mẫu kế hoạch cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất, đây là mẫu kế hoạch được lập ra thực hiện công tác cá nhân của Phó hiệu trưởng trong năm học mới. Mời các bạn cùng theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Kế hoạch cá nhân là gì?
Lập kế hoạch cá nhân được hiểu là việc cá nhân tự liệt kê tất cả những công việc mà mình có mong muốn được hoàn thành, sau đó sắp xếp các công việc theo một thứ tự thời gian, mục tiêu và các biện pháp sao cho phù hợp. Cùng với đó là việc cá nhân đó tìm kiếm, tổng hợp các nguồn lực mà bản thân cần phải có để hoàn thành được từng bước có trong kế hoạch đó.
Tùy thuộc vào khối lượng công việc và yêu cầu về chất lượng của từng công việc mà cá nhân có thể tự thiết lập ra kế hoạch cho mình theo ngày, tuần, tháng, năm. Miễn sao cá nhân đó có thể đảm bảo được rằng khả năng theo sát tiến độ kế hoạch và kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh thì đó mới thực sự là bản kế hoạch cá nhân có chất lượng.
Cùng một mục tiêu hoàn thành, cùng một khoảng thời gian mong muốn hoàn thành công việc nhưng mỗi cá nhân sở hữu cho mình những kỹ năng, tố chất và nhận thức khác nhau do vậy chặng đường để hoàn thành là không thể giống nhau được. Đó chính là lý do mà mỗi bản kế hoạch đều có dấu ấn của cá nhân, chúng ta chỉ nên tham khảo con đường đạt đến thành công của những người khác để hiểu được bản thân chúng ta cần phải chú trọng bổ sung những điều gì và sử dụng nguồn lực nào mà thôi.
2. Tại sao cần phải lập kế hoạch cá nhân?
– Việc lập kế hoạch cá nhân sẽ giúp cho bạn định lượng được những việc cần làm: Lập kế hoạch sẽ giúp cho bạn có thể cân nhắc và lựa chọn mục tiêu thích hợp cần phải thực hiện, mục tiêu nào cần phải tạm gác lại cho tương lai. Đảm bảo về số lượng mục tiêu khả thi được hoàn thành nhất có thể.
– Lập kế hoạch cá nhân sẽ giúp cho bạn không lo bỏ sót mục tiêu: Khi lập kế hoạch, bạn sẽ cần phải liệt kê công việc ra giấy hết những mục tiêu mà mình định hướng, điều đó sẽ giúp bạn không lo bỏ sót mục tiêu quan trọng cần được ưu tiên.
– Đẩy nhanh tốc độ hoàn thành công việc: Mỗi một công việc sẽ gồm có nhiều giai đoạn thực hiện, do đó khi lập kế hoạch cá nhân sẽ giúp cho bạn sắp xếp lồng ghép thực hiện được nhiều giai đoạn ở các mục tiêu khác nhau, triển khai thực hiện trong một lúc, một ngày, tiết kiệm được thời gian.
– Kiểm soát được tiến độ triển khai công việc: Khi có bản kế hoạch chi tiết, rõ ràng từ tiến độ thực hiện cho đến tiêu chuẩn để hoàn thành từng tiến độ đó, giúp bạn biết ngay được bản thân mình đang chậm ở giai đoạn nào, lý do dẫn đến tiến độ bị chậm lại là gì, từ đó bạn có thể khắc phục kịp thời, nhanh chóng.
– Giảm thiểu áp lực cho bản thân: Những số liệu phản ánh về tiến trình thực hiện sẽ không ngừng phát triển từng ngày giúp cho bạn tự tin, an tâm về tốc độ chinh phục công việc mà mình đang thực hiện. Lúc này, những khoản thời gian đang bị trống bạn có thể dùng để nghỉ ngơi, thư giãn nạp lại năng lượng cho mình.
– Chủ động xử lý các tình huống phát sinh: Khi thiết lập bản kế hoạch thông thường sẽ bao gồm kế hoạch cụ thể, kế hoạch chi tiết, và kế hoạch dự phòng. Khi có tình huống phát sinh sẽ không khiến cho bạn mất quá nhiều thời gian để xử lý tình huống đó.
3. Mẫu kế hoạch cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất:
SỞ GD&ĐT ………. TRƯỜNG TH ……… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——-o0o—— |
Số:…/….- KH | …….ngày…tháng …năm…... |
KẾ HOẠCH CÁ NHÂN PHÓ HIỆU TRƯỞNG
NĂM HỌC 20…- 20…
Họ và tên: …..
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
I. NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO
1. Công tác chuyên môn: ….
2. Công tác lao động, cơ sở vật chất: ….
3. Công tác công nghệ thông tin, hoạt động phong trào, thư viện: ….
4. Các công khác khi Hiệu trưởng yêu cầu: …..
II. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH
– Căn cứ
– Căn cứ vào
– Căn cứ vào vào Điều lệ trường …. quy định chức năng nhiệm vụ của phó hiệu trưởng;
– Căn cứ vào đặc điểm, tình hình của nhà trường và năng lực công tác của bản thân.
III. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG
1. Thuận lợi:
– Đội ngũ cán bộ GV trong nhà trường có năng lực phẩm chất tốt, có trình độ, có lòng yêu nghề và có tinh thần đoàn kết. Đồng thời có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỉ luật và thương yêu HS.
– Bản thân cũng đã được đào tạo tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ về chính trị, có sức khỏe tốt, luôn nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao. Bên cạnh đó được đồng nghiệp tin yêu và ủng hộ.
– Về cơ sở vật chất: Nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất bảo đảm cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
2. Khó khăn
– Năng lực của đội ngũ GV trong nhà trường không được đồng đều, một số ít GV vẫn còn hạn chế trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin vẫn còn bị hạn chế do đó công tác bồi dưỡng GV đang gặp khó khăn.
– Có nhiều GV đang phải nuôi con nhỏ và nhiều GV cũng mới ra trường nên chất lượng đội ngũ giáo viên cũng bị ảnh hưởng.
– Chất lượng HS trong trường cũng không được đồng đều, có một số học sinh có khả năng tiếp thu bài học rất chậm, ý thức học tập chưa cao đồng thời khả năng rèn luyện cũng chưa tốt.
– Một số giáo viên vẫn chưa chịu khó học hỏi, tìm hiểu các kinh nghiệm để nâng cao năng lực sư phạm của bản thân, nâng cao phương pháp dạy học, ngoài ra chưa thực sự chăm lo đến các đối tượng học sinh.
IV. CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Thực hiện kế hoạch phát triển
* Chỉ tiêu: …
* Biện pháp: ….
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học
* Chỉ tiêu: ….
* Biện pháp: …
Quán lý ngũ cán bộ- giáo viên – nhân viên
* Biện pháp: ….
5. Quản lý tài chính tài sản nhà trường, xây dựng kế hoạch cơ sở vật chất
* Chỉ tiêu: ….
* Biện pháp: ….
6. Công tác kiểm tra nội bộ trường học
7. Công tác tham mưu và tuyên truyền vận động
* Chỉ tiêu: ….
* Biện pháp: ….
8. Tổ chức thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua:
* Chỉ tiêu: …..
* Biện pháp: ….
9. Thực hiện quy chế dân chủ trong trường học: …..
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
….
VI. ĐĂNG KÝ DANH HIỆU THI ĐUA 20…-20…
….
VII. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
………
KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THÁNG NĂM HỌC 20…-20…
Thời gian | Nội dung công việc | Ghi chú |
Tháng 1/ 20… | ||
Tháng 2/20… | ||
Tháng 3/20… | ||
Tháng 4/20… | ||
Tháng 5/20… | ||
Tháng 6/20… | ||
Tháng 7/20… |
…….ngày…tháng …năm…...
HIỆU TRƯỞNG
| NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
|
4. Một số điểm cần lưu ý khi lập kế hoạch cá nhân:
Kế hoạch cá nhân phải mang tính khả thi thì mới có thể mang lại cho cá nhân giá trị cải thiện được. Do đó, khi thiết lập kế hoạch cá nhân cần phải lưu ý một số điểm như sau:
4.1. Kế hoạch cá nhân chính là một sản phẩm độc quyền:
– Mỗi cá nhân đều có các sở trường, sở đoản khác nhau, do đó tính chất của công việc và điều kiện về nguồn lực cũng sẽ khác nhau.
– Do vậy, khi thiết lập kế hoạch chúng ta chỉ nên học hỏi những điều hay từ người khác chứ không nên áp dụng y hệt kế hoạch cá nhân thành công mà họ lập ra.
4.2. Lập kế hoạch cụ thể và chi tiết:
– Muốn thực hiện công việc bạn cần phải hoàn thành các chi tiết nhỏ, điều đó không chỉ giúp cho bản thân kiểm soát tiến độ hoàn thành một cách dễ dàng mà còn giúp cho bạn có thể duy trì động lực phấn đấu cho các bước tiếp theo.
4.3. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của bản thân hiện tại:
– Cùng với một công việc và một yêu cầu nhưng tốc độ làm việc và hiệu suất hoàn thành công việc của mỗi người là hoàn toàn khác nhau vì mỗi cá nhân đều sở hữu cho mình những ưu điểm và nhược điểm riêng về năng lực, điều kiện sống và làm việc khác nhau.
– Do đó, khi bạn thiết lập kế hoạch, chắc chắn sẽ phải xem xét đến những thuận lợi và khó khăn bản thân đang và sắp phải đối mặt. Từ đó, sẽ tìm ra những phương án giải quyết khó khăn sao cho phù hợp, cùng với đó là những phương án dự phòng cũng sẽ được thiết lập, mang đến cho bạn sự chủ động và an tâm hơn cho hành trình triển khai các bước kế tiếp.
4.4. Đánh giá kết quả thực hiện công việc:
– Đúc kết được bài học kinh nghiệm chính là việc mà chúng ta thường xuyên nên làm. Thông qua những thử thách, sai sót, những va vấp phải các vấn đề phát sinh xung quanh bạn cũng sẽ là tín hiệu giúp cho bạn đúc kết ra được những kinh nghiệm để hoàn thiện tốt kế hoạch của mình.