Mẫu kế hoạch cá nhân dành cho giáo viên Tiểu học là một tài liệu quan trọng định ra cho toàn bộ năm học. Dưới đây là bài viết về: Mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên Tiểu học mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên Tiểu học mới nhất:
TRƯỜNG …… TỔ: …… | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ………, ngày…..tháng……năm 20… |
KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
Năm học …. – ….
– Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ năm học 20…– 20… của Trường ……
– Căn cứ vào kế hoạch hoạt động năm học 20…– 20.. của Tổ …….;
– Căn cứ vào công việc cụ thể của bản thân;
– Tôi xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 20…– 20.. của mình như sau:
I. Sơ lược bản thân
Họ và tên: ……Giới tính: ……
Sinh ngày:..… Nơi sinh: ……..
Hệ đào tạo:……
Ngành đào tạo: ……
Trình độ chuyên môn: ……
Trình độ lý luận: ……
Ngày vào ngành:……
Nhiệm vụ giảng dạy:………
Nhiệm vụ kiêm nhiệm:……
Thành tích năm học 20…. – 20….:…
………
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Bối cảnh năm học:
Năm học 20…. – 20…. là năm học tiếp tục triển khai Chương trình hành động của Bộ GDĐT, Chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh …………. về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực; đổi mới nội dung, phương thức đánh giá học sinh phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
2. Công việc của bản thân:
- Phụ trách …..
– Phụ trách công tác phổ cập giáo dục.
– Giảng dạy lớp……
3. Thuận lợi và khó khăn:
a. Thuận lợi:
* Giáo viên:
– Nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, được BGH quan tâm về mọi mặt.
– Được đào tạo văn bằng ……
– Nhà trường đã trang bị kịp thời SGK, SGV và mọi cơ sở vật chất khác để phục vụ cho việc dạy và học.
– Được tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn.
– Được nhà trường và chính quyền địa phương quan tâm.
– Nhà trường có sự chỉ đạo về chuyên môn, sẵn sàng giải đáp những vướng mắc, tạo điều kiện dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
* Học sinh:
– Có sự quan tâm của phụ huynh, động viên, nhắc nhở các em học tập.
– Sách, vở, dụng cụ học tập tương đối đầy đủ.
b. Khó khăn:
– Trang thiết nhà trường nhiều thiếu thốn nên việc đẩy mạnh ……. cho học sinh khó đạt hiệu quả cao.
– Hệ thống máy tính nhà trường quá ít nên việc thực hiện các tiết dạy thực hành Tin học cho sinh vô cùng vất vả.
– Đa số học sinh gia đình chưa có máy vi tính nên ảnh hưởng nhiều đến việc thực hành Tin học ở nhà.
– Giáo viên ở xa trường, nhân viên phục vụ kiêm nhiệm nhiều công tác nên việc phối hợp làm phổ cập giáo dục còn nhiều bất cập.
III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Tư tưởng chính trị
Luôn trau dồi đường lối chính trị của Đảng , pháp luật của Nhà nước, tuyệt đối trung thành với Đảng. Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chính trị .
Tích cực tham gia phong trào tự học, tự nâng cao kiến thức, viết sáng kiến kinh nghiệm. Thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nhà giáo.
Thực hiện tốt Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Thực hiện tốt nội dung chương trình, tích cực đổi mới phương pháp giáo dục. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các khối lớp.
Đẩy mạnh việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy. Tăng cường chất lượng mũi nhọn, quan tâm phụ đạo cho học sinh yếu kém.
2. Công tác chuyên môn
Đẩy mạnh hoạt động công nghệ thông tin trong nhà trường. Quản lý và cập nhật tốt, đầy đủ các phần mềm Ban giám hiệu giao phó.
Duy trì và nâng cao tỷ lệ phổ cập giáo dục THCS. Xây dựng và quản lý tốt các loại biên bản, hồ sơ phổ cập.
Tiếp tục coi phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là giải pháp đột phá và lâu dài để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với các đoàn thể, xã hội, giữa giáo viên với học sinh và phụ huynh học sinh .
Gắn kết hoạt động cung cấp tri thức với kĩ năng thực hành và vận dụng. Thực hiện tốt mục tiêu giáo dục dạy người thông qua dạy chữ và dạy nghề.
Thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực; đổi mới nội dung, phương thức đánh giá học sinh phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học tập.
Phối hợp với tổ chuyên môn và các giáo viên dạy Tin học rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa Tin học hiện hành; xây dựng kế hoạch dạy học, phân phối chương trình bộ môn Tin học theo định hướng phát triển năng lực phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế nhà trường.
Đưa các nội dung giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông,… lồng ghép vào dạy học bộ môn và các hoạt động giáo dục.
3. Tham gia các phong trào, hội thi trong năm học
a. Nhiệm vụ
………..
b) Chỉ tiêu
………..
c. Biện pháp thực hiện
……….
4. Đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục
a. Nhiệm vụ
…………
b. Chỉ tiêu
………..
c. Biện pháp thực hiện
…………
5. Nề nếp chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ
a. Nhiệm vụ
………..
b. Chỉ tiêu:
………..
c. Biện pháp thực hiện.
………..
IV. CÁC CHỈ TIÊU:
1. Danh hiệu cá nhân: Về nhà nước: ……
Về Công đoàn: ………
2. Kết quả phân loại GV:……
3. Kết quả các lần hội giảng:……
4. Kết quả kiểm tra hồ sơ, giáo án:………
5. Chất lượng môn dạy:
Môn | LỚP | TSHS | GIỎI | KHÁ | T BÌNH | YẾU | ||||
SL | TL | SL | TL | SL | TL | SL | TL | |||
Học sinh giỏi cấp huyện:…… em. Học sinh giỏi cấp tỉnh:……em.
Lớp chủ nhiệm: Được xếp vị thứ …./12 lớp trong toàn trường.
……..
2. Mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên Tiểu học là gì?
Mẫu kế hoạch cá nhân dành cho giáo viên Tiểu học là một tài liệu quan trọng định ra cho toàn bộ năm học bao gồm các mục tiêu, nhiệm vụ cũng như phương hướng nhiệm vụ cho từng chủ điểm, công việc và sự kiện trong cả một năm học. Mục tiêu của bản kế hoạch này là đảm bảo môi trường học tập thuận lợi cũng như đạt được kết quả tốt nhất trong công tác giảng dạy. Cả hai phía là giáo viên và học sinh sẽ có những trải nghiệm học tập thú vị và các buổi học với được đảm bảo chất lượng.
Kế hoạch cá nhân của giáo viên ở cấp bậc Tiểu học sẽ được giáo viên lập ra ở đầu năm học và gửi lại cho nhà trường bản báo cáo để được duyệt và chỉnh sửa. Trong nội dung bản kế hoạch này cũng sẽ được xác định các thời điểm quan trọng để tổ chức và thực hiện các hoạt động cho học sinh, cũng như là bản cam kết về số lượng học sinh đạt trình độ khá và giỏi và thành tích đạt được trong các cuộc thi.
3. Hướng dẫn lập Mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên Tiểu học:
Hướng dẫn lập Mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên Tiểu học bao gồm các nội dung sau:
3.1. Sơ lược bản thân giáo viên:
Tại đây bạn hãy trình bày một số thông tin cơ bản của giáo viên như: Họ và tên; Giới tính; Sinh ngày; Hệ đào tạo; Ngành đào tạo; Trình độ chuyên môn; Nhiệm vụ giảng dạy; Thành tích năm học…
3.2. Đặc điểm tình hình năm học:
Tại đây trình bày ngắn gọn về tình hình chung của năm học về:
– Số lượng học sinh;
– Thông tin về lớp học;
– Điều kiện học tập và các lưu ý trong năm học đó.
3.3. Mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện pháp thực hiện:
Xác định mục tiêu muốn đạt được trong một năm học, nhiệm vụ chi tiết mà giáo viên sẽ thực hiện. Đồng thời, đặt ra các chỉ tiêu cũng như đề xuất biện pháp thực hiện cụ thể để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đề ra. Các biện pháp có thể bao gồm phương pháp giảng dạy, tài liệu sử dụng, hoạt động ngoại khóa, phát triển kỹ năng cho học sinh, và các hoạt động đánh giá và theo dõi tiến trình.