Với vị trí đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu lúa gạo, nước ta hiện đang tiếp tục đẩy mạnh việc xuất khẩu mặt hàng này. Vậy hợp đồng xuất khẩu lúa gạo có nội dung và hình thức ra sao, pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Hợp đồng xuất khẩu gạo, lúa mạch là gì?
- 2 2. Mẫu hợp đồng xuất khẩu gạo, lúa mạch bằng tiếng anh:
- 3 3. Những lưu ý trong quá trình ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo, lúa mạch:
- 4 4. Đặc điểm của hợp đồng xuất khẩu gạo, lúa mạch là gì?
- 5 5. Chủ thể và đối tượng của hợp đồng xuất khẩu gạo, lúa mạch là gì?
1. Hợp đồng xuất khẩu gạo, lúa mạch là gì?
Khái niệm xuất khẩu theo Luật thương mại 2005 thì được nêu cụ thể tại Điều 28, Khoản 1 như sau: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, hợp đồng xuất khẩu gạo, lúa mạch là sự thỏa thuận giữa hai bên có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau (theo quan niệm của ngành xuất nhập khẩu), theo đó một bên gọi là bên bán (bên xuất khẩu ) có nghĩa vụ chuyển quyền sử dụng gạo, lúa mạch (hàng hóa) đến cho bên mua. Bên mua có nghĩa vụ nhận gạo, lúa mạch và thanh toán tiền.
Với vai trò của việc xuất khẩu là tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển dịch kinh tế đối ngoại nói chung mà nhu cầu xuất khẩu gạo, lúa mạch nói riêng, hợp đồng xuất khẩu gạo, lúa mạch đáp ứng nhu cầu của các chủ thể là xuất khẩu hàng hóa của mình ra nước ngoài, đồng thời góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Hợp đồng xuất khẩu gạo, lúa mạch quy định quyền và nghĩa vụ của hai bên theo sự thỏa thuận trước đó, đảm bảo hai bên thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình.
Đồng thời hợp đồng xuất khẩu gạo, lúa mạch là văn bản pháp lý quy định cơ sở giải quyết tranh chấp của hai bên khi có tranh chấp xảy ra.
2. Mẫu hợp đồng xuất khẩu gạo, lúa mạch bằng tiếng anh:
CONTRACT
No:………………
Date:………….
BETWEEN:………
Address:………..
Tel:….. Telex:…….. Fax:……….
Represented by Mr……………
Hereinafter called THE BUYER
AND:………….
Address:………….
Tel:……….. Telex:…….Fax:……….
Represented by Mr……….
Hereinafter called THE SELLER
The above parties hereby agreed that Seller shall sell and Buyer shall buy the following commodity with the following terms and conditions:
1/ COMMODITY: Vietnamese Rice Type Pearl
2/ SPECIFICATION:
* Moisture: 14.0% max.
* Foreign master: 0.5% max.
* Broken: 25.00% max.
* Whole grain: 40.00% min.
* Damaged kernel: 2.00% max.
* Chalky kernel: 8.00% max.
* Red kernel: 4.00% max.
* Immature kernel: 1.00% max.
* Milling degree: ordinary milled.
3/ QUANTITY: 20.000 MT (10% more or less at Buyer option)
4/ PACKING: in new single jute bags of 50 kgs net each
5/ SHIPMENT: 10.000 MT in October and 10.000 MT in November
6/ PRICE: USD195.000 MT FOB Saigon Port
7/ PAYMENT: By Irrevocable Letter of Credit at sight L/C
Buyer shall open an irrevocable Letter of Credit at sight L/C in favor of Vietcombank requiring the following documents for negotiation:
– Full set of commercial invoice
– Full set Clean on Board Bill of Lading
– Certificate of weight and quality issued by independent surveyor
– Certificate of origin
– Phytosanitary certificate
– Fummigation certificate
– Certificate of vessel’s Hatch cleanliness
8/ PRE-SHIPMENT SURVEY: Buyer shall have right to pre-shipment survey of cargo.
9/ INSURANCE: To be converred by the Buyer.
10/ ARBITRATION: Any disputes, controversy or claim arising out of or relating to this contract or breach therefore, which can not amicably be settled by the parties hereto, shall be finally settled by Legal Solution in Singapore.
11/ LOADING TERMS
a- At the load port, the cargo is to be loaded at the rate of 1,000 metric tons (PWWDSHEXUU) per weather working days of 24 consecutive hours, Sunday and holiday excepted unless used. If the Notice of Readiness is presented before 12 hrs noon laytime to commence at 13 hrs the same day. If the Notice of Readiness is given after 12 hrs noon but before the close of office (17:00 hours) the laytime to commence from 8:00 AM on the next working day. Dunnage to be for Buyer/Shipowner’s account.
b- Shore tally at the Seller’s account and on board vessel tally at Buyer/Shipowner’s account.
c- At load port, tax for cargo is to Seller’s account
d- Dammurage/Despatch as per Charter party
e- All other terms as per Gencon Charter party
12/ APPLICABLE: This contract shall be governed by and construed according to the laws of The Republic of Singapore.
13/ FORCE MAJEURE: The Force Majeure (Exemption) Clause of The International Chamber of Commerce (ICC Publication No.412) is hereby incorporated in this contract.
14/ SURVEY: The supervision and survey of the Vietnamese White Rice at mills/stores quality, weight, quantity, number of bags, conditions of boxes and packing will be done by Vinacontrol in Vietnam, the cost thereof being to….’s account.
15/ OTHERS: The Trade Terms used herein shall be inpreted in accordance 1980 including its amendments.
This sales contract is done in Jakarta 23 Sep. 1993 in 04 (four) English originals, 02 (two) for each side.
SIGNED SIGNED
3. Những lưu ý trong quá trình ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo, lúa mạch:
Khi ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo, lúa mạch cần có những lưu ý sau:
– Cần xác định tư cách chủ thể của các bên kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có quyền khi tham gia kí kết hợp đồng thương mại cần lưu ý đến một vấn đề vô cùng quan trọng đó là phải xác định quyền hợp pháp và tư cách chủ thể. Để làm được điều đó, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần có ít nhất các thông tin sau:
Đối với tổ chức, doanh nghiệp: cần có Tên, Trụ sở, Giấy phép thành lập và người đại diện. Các nội dung phải ghi chính xác theo Quyết định thành lập và người đại diện. Các nội dung trên phải ghi chính xác theo Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp. Các bên nên xuất trình, kiểm tra các văn bản, thông tin này trước khi đàm phán, ký kết để đàm bảo hợp đồng ký kết đúng thẩm quyền.
Đối với cá nhân: Cần có đầy đủ Tên, số chứng minh thư và địa chỉ thường trú. Nội dung này ghi chính xác theo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, hộ khẩu và cũng nên kiểm tra trước khi ký kết.
– Tên gọi hợp đồng xuất nhập khẩu: Tên gọi của hợp đồng xuất nhập khẩu thường được sử dụng theo tên loại hợp đồng kết hợp với tên hàng hóa, dịch vụ: Hợp đồng xuất khẩu gạo, lúa mạch…
– Căn cứ kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu: Khi kí kết hợp đồng, các bên cần đến văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản ủy quyền, nhu cầu và khả năng của các bạn để làm căn cứ kí kết hợp đồng. Trong một số trường hợp, khi các bên lựa chọn một văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ kí kết hợp đồng thì được xem như đó là sự lựa chọn luật điều chỉnh. Ví dụ: một doanh nghiệp Việt Nam kí
– Điều kiện để hợp đồng xuất nhập khẩu có hiệu lực: Chủ thể phải có đủ tư cách pháp lí, hàng hóa của hợp đồng là hàng hóa được phép mua bán theo quy định của pháp luật.
– Các bên kí kết phải có trụ sở kinh doanh ở địa điểm cụ thể.
– Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các bên, người bán và người mua, có trụ sở.
– Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng là động sản, tức là hàng có thể di chuyển.
– Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ đối với các bên.
4. Đặc điểm của hợp đồng xuất khẩu gạo, lúa mạch là gì?
– Thứ nhất: (đặc điểm quan trọng nhất) chủ thể của hợp đồng xuất khẩu gạo, lúa mạch , người mua và người bán có cơ sở kinh doanh đăng ký tại hai quốc gia khác nhau. Ở đây cần lưu ý rằng quốc tịch không phải là yếu tố để phân biệt: dù người mua và người bán có quốc tịch khác nhau nhưng nếu việc mua bán được thực hiện trên lãnh thổ của cùng một quốc gia thì hợp đồng mua bán cũng không mang tính chất quốc tế, điều kiện tiên quyết là hai bên có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau.
– Thứ hai: Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc cả hai bên.
– Thứ ba: Hàng hóa – đối tượng mua bán của hợp đồng được chuyển ra khỏi đất nước hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.trong quá trình thực hiện hợp đồng.
– Thứ tư: Văn bản hợp đồng là văn bản có giá trị pháp lý bắt buộc các bên phải có trách nhiệm thực hiện các điều Khoản mà các bên đã thỏa thuận và ký kết trong hợp đồng. Những văn bản này phải được hình thành trên cơ sở thỏa thuận một cách bình đẳng và tự nguyện giữa các bên.
– Thứ năm: Chủ thể hợp đồng là những đối tác cam kết thực hiện những nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi theo những điều kiện của hợp đồng. Hợp đồng có thể ký giữa: Pháp nhân với pháp nhân; Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
5. Chủ thể và đối tượng của hợp đồng xuất khẩu gạo, lúa mạch là gì?
– Chủ thể ký kết hợp đồng là các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, nếu các bên không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú của họ. (Lưu ý quốc tịch của các bên không có ý nghĩa quyết định trong việc xác định yếu tố nước ngoài trong hợp đồng mua bán ngoại thương)
– Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được chuyển hoặc sẽ được chuyển từ nước này sang nước khác, ở đây là gạo, lúa mạch được xuất khẩu.
Cơ sở pháp lý:
– Luật thương mại 2005.