Hợp đồng xuất khẩu cà phê chính là văn bản giữa các bên nhằm để đưa hàng hóa là cà phê ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Vậy hợp đồng xuất khẩu cà phê được soạn thảo như thế nào và hướng dẫn soạn thảo?
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng xuất khẩu cà phê:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CAFE
Số:….
– Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;
– Căn cứ
– Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của các bên.
Hôm nay, ngày….tháng….năm…., Tại….Chúng tôi gồm có:
BÊN BÁN (Bên A)
Công ty….
Mã số thuế….
Địa chỉ:…..
Điện thoại:….Fax:….
Tài khoản số:…Tại ngân hàng:….
Đại diện theo pháp luật:….Chức vụ:….
BÊN MUA (Bên B)
Công ty….
Mã số thuế….
Địa chỉ:….
Điện thoại:….Fax:…
Tài khoản số:….Tại ngân hàng:…
Đại diện theo pháp luật:….Chức vụ:….
Trên cơ sở thỏa thuận, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng với nội dung như sau:
Điều 1: Định nghĩa
Trong hợp đồng này, các khái niệm dưới đây sẽ được định nghĩa như sau, nếu không có các quy định khác:
“Điều kiện CIF” là…
“Tài Liệu Liên Quan” là…
“Giá Trị Hợp Đồng” Là…
“Hàng Cung Cấp” bao gồm….
“Chứng từ không chuyển nhượng được” là…
Điều 2: Phạm vi, đối tượng của hợp đồng
Bên mua đồng ý mua và Bên bán đồng ý bán những hàng hóa với các thông tin và giá cả như sau:
– Tên hàng hóa: Cafe….
– Nhà sản xuất:…
– Nhà cung cấp:…
– Tiêu chuẩn chất lượng: theo TCVN 4193 – 2000 (Tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam)
– Đóng gói:….
– Giá cả:…
Điều 3: Giao hàng
Thời gian giao hàng: 1000MT trong tháng…năm…
Điều kiện cơ sở giao hàng: CIF, cảng Kobe, Nhật Bản, Incoterms 2000.
Cảng bốc hàng: Cảng Hải Phòng, Việt Nam.
Cảng dỡ hàng: Cảng Kobe, Nhật Bản.
Thông báo về việc xếp hàng: người bán có nghĩa vụ thông báo với người mua về việc đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
Điều 4: Bao gói và ký hiệu
4.1. Hàng hóa theo mô tả tại Điều 2 sẽ được đóng vào những kiện gỗ thích hợp đi biển và theo tiêu chuẩn xuất khẩu/nhập khẩu. Quy cạc bảo quản hàng hóa như sau:…
4.2. Ở hai bên mỗi kiện, ghi những ký mã hiệu sau đây bằng mực không phai nước.
– Người gửi hàng:…
– Số hợp đồng:…
– Số thư tín dụng:…
– Kiện số: A/B (A: số thứ tự của kiện – B: tổng số kiện được giao lên tàu).
– Trọng lượng: tổng cộng/tịnh.
– Bộ phận số:…
– Cảng đến:…
– Người nhận hàng:…
– Kích thước: Dài x Rộng x Cao (cm).
4.3. Trên mỗi kiện, tại những vị trí cần thiết phải ghi những ký hiệu dễ vỡ, dựng đứng theo chiều này, để nơi khô ráo v.v… (những ký hiệu quốc tế chỉ dẫn về xử lý/vận chuyển, móc kéo/cẩu/nâng/lưu kho cần thiết)
4.4. Mỗi kiện sẽ được gắn thêm một danh mục riêng trong đó ghi những quy cách miêu tả về thiết kế của hàng hóa, số lượng, số món hàng có trong kiện ấy.
4.5. Mỗi kiện không vượt quá 5 tấn trọng lượng, 10 m3 thể tích, 2,3 m chiều cao.
4.6. Trong trường hợp hàng hóa bị mất mát hư hỏng, đổ vỡ, hoặc bị rỉ sét, ăn mòn do thiếu sót trong việc bao gói hàng hóa, bên bán hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Điều 5: Thuê tàu/ đơn vị vận chuyển
Bên bán cam kết rằng ký hợp đồng thuê tàu của các chủ tàu/ hoặc thuê đơn vị vận chuyển có uy tín trên thị trường. Đối với tàu biển đủ tiêu chuẩn đi biển Quốc tế, tuổi tàu không quá…năm.
Điều 6: Phương thức thanh toán
Thanh toán bằng thư tín dụng trả ngay không hủy ngang.
Người mua sẽ mở 01 thư tín dụng trả ngay không hủy ngang tại Ngân hàng….Nhật bản thông qua Ngân hàng Ngoại Thương, Việt Nam cho bên bán hưởng lợi.
Thư tín dụng được mở trước ngày giao hàng ít nhất 45 ngày.
Thư tín dụng được thanh toán ngay khi người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ giao hàng sao:
– Bộ gốc đầy đủ 3/3 vận đơn đường biển hoàn hảo, ghi rõ “hàng đã bốc” theo lệnh của Ngân hàng phát hành, thông báo cho người mua.
– 03 bản hóa đơn thương mại đã ký.
– 03 bản gốc giấy chứng nhận số lượng, chất lượng do một số cơ quan giám định có uy tín tại Việt Nam xác nhận.
– 03 bản chứng nhận xuất xứ do VCCI phát hành.
Thông báo giao hàng trong đó chỉ rõ số Hợp đồng, Thư tín dụng, hàng hóa, số lượng, chất lượng, tên tàu, tên người chuyên trở, cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng…
Điều 7: Bảo hiểm
Bảo hiểm: Các bên thỏa thuận về công ty bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm, thời gian bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm….
Điều 8: Quyền và nghĩa vụ của các bên
Các bên thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. Theo đó các bên có những trách nhiệm cơ bản sau:
– Trách nhiệm của bên nhập khẩu (bên mua) trong hợp đồng xuất khẩu/
+ Bên nhập khẩu có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ chi phí mà hai bên đã thỏa thuận.
+ Tổ chức tiếp nhận nhanh, an toàn, dứt điểm cho từng lô hàng.
+ Chịu chi phí bốc dỡ (nếu có) từ xe xuống khi bên bán vận chuyển hàng hoá đến địa điểm đã thỏa thuận.
– Trách nhiệm của bên xuất khẩu (bên bán) trong hợp đồng xuất khẩu/ hợp đồng nhập khẩu:
+ Chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng đối với toàn bộ các sản phẩm do bên mình cung cấp cho tới khi hàng hóa đến địa điểm giao nhận theo thỏa thuận.
+ Bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại địa điểm đã thỏa thuận.
+ Bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ cung cấp mọi thông tin cần thiết đối với việc bảo quản, sử dụng hàng hoá theo quy định của hợp đồng theo thỏa thuận.
Điều 10: Chấm dứt hợp đồng
Hai bên thỏa thuận về các trường hợp chấm dứt hợp đồng ví dụ như:
Khi các bên thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ quy định trong hợp đồng.
Khi một bên vi phạm hợp đồng dẫn đến hợp đồng không thể thực hiện được thì phía bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng có thể được chấm dứt do sự thỏa thuận của các bên.
Hợp đồng chấm dứt do tình trạng bất khả kháng kéo dài (…. Tháng), không khắc phục được, dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng. Hợp đồng này áp dụng những điều bất khả kháng được dẫn chiếu tới văn bản của Phòng thương mại Quốc Tế (ấn phẩm của ICC số 421).
Điều 11: Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
Hai bên thỏa thuận về các trường hợp vi phạm hợp đồng mà khi một bên vi phạm chịu một mức phạt theo thỏa thuận của hai bên. Các trường hợp vi phạm như bên bán không giao hàng đúng thời gian, số lượng,…bên mua không thực hiện đúng đủ nghĩa vụ thanh toán, nghĩa vụ nhận hàng,…
Trong trường hợp một bên trong hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa thì bên gây thiệt hại phải bồi thường tương xứng với mức thiệt hại do mình gây ra.
Điều 12: Sửa đổi hợp đồng
Bất kỳ một sự sửa đổi hay bổ sung hợp đồng sẽ chỉ có giá trị nếu như được đại diện có thẩm quyền của hai bên ký vào văn bản sửa đổi, bổ sung. Văn bản sửa đổi, bổ sung này sẽ là một phần không tách rời của hợp đồng.
Ngôn ngữ: Tiếng Anh và Tiếng Việt sẽ được sử dụng trong tất cả các giao dịch, thông tin liên lạc giữa hai bên.
Điều 13: Giải quyết tranh chấp
Mọi vấn đề khác biệt hay tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này hay các văn bản thỏa thuận có liên quan đến việc thực thi hợp đồng sẽ được giải quyết bằng sự nỗ lực hòa giải, thương lượng giữa các bên.
Trường hợp các bên thương lượng, hòa giải mà không có kết quả thì vụ việc được đưa ra Tòa án hoặc Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) để giải quyết. Mọi chi phí phát sinh do giải quyết tranh chấp sẽ do hai bên thỏa thuận chi trả.
Mọi tranh chấp sẽ được giải quyết theo các điều khoản của hợp đồng và các thỏa thuận khác liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, nếu không thì sẽ áp dụng luật định của Việt Nam mà không tham chiếu đến các luật khác.
Phán quyết của Trọng tài/ Tòa án là quyết định cuối cùng và sẽ ràng buộc trách nhiệm của cả hai bên.
Điều 14. Luật điều chỉnh hợp đồng
Luật điều chỉnh hợp đồng sẽ là luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Điều 15. Quy định chung
1. Tất cả giao dịch, liên lạc giữa hai bên bao gồm thông báo, yêu cầu, thỏa thuận, chào hàng hay đề nghị sẽ được thực hiện bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Tất cả các bản vẽ, mô tả kỹ thuật, báo cáo hay các tài liệu khác sẽ được soạn thảo bằng tiếng Anh. Hợp đồng được lập bằng cả tiếng Anh và Tiếng Việt và có giá trị pháp lý như nhau, nếu có sự khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt thì bản tiếng Việt làm chuẩn.
2. Hợp đồng giữa hai bên bao gồm các điều khoản được ghi trong bản hợp đồng này và các phụ lục đính kèm theo.
3. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày … tháng … năm….
4. Hợp đồng được lập thành … bản bằng Tiếng Việt và …. Bản bằng Tiếng Anh (hoặc tiếng khác). Mỗi bên giữ …. Bản có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A | ĐẠI DIỆN BÊN B |
2. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng xuất khẩu cà phê:
2.1. Được hiểu như thế nào là hợp đồng xuất khẩu cà phê:
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được đưa vào trong khu vực đặc biệt mà nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Theo đó, hợp đồng xuất khẩu cà phê chính là văn bản giữa các bên nhằm để đưa hàng hóa là cà phê ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa hàng hóa là cà phê vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Đây là một sự thỏa thuận giữa các bên mua bán cà phê ở các nước khác nhau trong đó quy định bên bán cà phê phải cung cấp hàng hóa là cà phê, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa là cà phê và quyền sở hữu hàng hóa, còn bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng hóa là cà phê.
2.2. Hướng dẫn cách soạn thảo hợp đồng xuất khẩu cà phê
Khi soạn thảo hợp đồng xuất khẩu cà phê cần lưu ý những vấn đề sau:
– Phải ghi rõ ràng, đầy đủ các thông tin của các bên chủ thể trong hợp đồng xuất khẩu cà phê.
– Hai bên thống nhất giải thích các từ ngữ trong hợp đồng.
– Ghi rõ đối tượng của hợp đồng xuất khẩu cà phê.
– Tiêu chuẩn chất lượng đối với cà phê xuất khẩu.
– Thời gian, địa điểm giao hàng.
– Trách nhiệm thuê đơn vị vận chuyển, chi phí vận chuyển và trách nhiệm chịu chi phí vận chuyển.
– Phương thức thanh toán.
– Trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa.
– Quyền và nghĩa vụ của các bên.
– Các trường hợp chấm dứt hợp đồng.
– Phương thức giải quyết tranh chấp.