Hiện nay, trong các giao dịch được ký kết bằng hình thức hợp đồng diễn ra khá phổ biến. Có nhiều loại hợp đồng như hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng ủy quyền, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển,… Thông thường các bên khi tham gia ký kết hợp đồng dựa trên sự thỏa thuận, song mỗi loại hợp đồng có những hình thức, nội dung, quyền và nghĩa vụ khác nhau và chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật liên quan khác nhau. Dưới đây là mẫu hợp đồng ủy thác và ủy thác cho vay.
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng ủy thác và ủy thác cho vay:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG ỦY THÁC
Số: …/20…./HĐUT
– Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015 do Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017;
– Căn cứ vào
– Căn cứ vào Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành ngày 16 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2011;
– Căn cứ vào Thông tư 30/2014/TT-NHNN ngày 06/11/2014 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
– Căn cứ vào nhu cầu của các bên.
Hôm nay, ngày …. tháng …. năm 2022, tại …………………., chúng tôi gồm có:
BÊN ỦY THÁC (sau đây gọi là Bên A):
Tên công ty | : | …………………………………………………………………… |
Địa chỉ trụ sở chính | : | ………………………………………………………………………. |
Mã số thuế | : | ………………………………………………………………… |
Đại diện bởi | : | …………………………Chức vụ: …………………………… |
Điện thoại | : | …………………………………………………………………… |
: | ……………………………………………………………………. |
BÊN NHẬN ỦY THÁC (sau đây gọi là Bên B):
Tên ngân hàng | : | …………………………………………………………………… |
Địa chỉ trụ sở chính | : | ………………………………………………………………………. |
Mã số thuế | : | ………………………………………………………………… |
Đại diện bởi | : | …………………………Chức vụ: …………………………… |
Điện thoại | : | …………………………………………………………………… |
: | ……………………………………………………………………. |
Hai bên đồng ý việc giao kết hợp đồng nhận ủy thác và ủy thác cho vay (Sau đây gọi là “Hợp đồng ủy thác”) này với các thỏa thuận sau đây:
ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG ỦY THÁC
1.1 Bên A đồng ý ủy thác cho bên B quản lý và thực hiện việc…………… theo hình thức quy định tại Điều 2 của Hợp đồng này số tiền:
Số tiền ủy thác:………………….. VNĐ.
(Bằng chữ: ……………………………. đồng)
1.2 Mục đích ủy thác: ………………
ĐIỀU 2: PHẠM VI VÀ NỘI DUNG ỦY THÁC
Bằng Hợp đồng này, Bên A ủy thác cho Bên B thay mặt và nhân danh Bên A thực hiện các nội dung được Bên A ủy thác cụ thể dưới đây:
– ………….
– ……….
– ……………
– Mọi hành vi và quyết định cho vay của Bên B liên quan đến số tiền ủy thác là ý chí nguyện vọng của Bên A.
Bên B đồng ý nhận và thực hiện các việc được Bên A ủy thác nêu trên.
ĐIỀU 3: THÙ LAO ỦY THÁC, PHƯƠNG THỨC VÀ THỜI HẠN THANH TOÁN
3.1. Thù lao ủy thác:
………..
3.2. Phương thức thanh toán:
…………..
3.3. Thời hạn thanh toán
Chuyển giao thành ……… đợt
+ Đợt 1 (ngày……/…/2022): …………
(Bằng chữ………………….)
+ Đợt 2 (ngày……/…/2022): …………
(Bằng chữ……………………………..)
Mỗi lần nhận tiền ủy thác, hai bên ký Phiếu thu hoặc Giấy nhận ủy thác. Phiếu thu, giấy nhận ủy thác là bộ phận không tách rời của Hợp đồng này.
ĐIỀU 4: THỜI HẠN, LÃI SUẤT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
4.1. Thời hạn ủy thác: ………………………………… năm
Ngày hiệu lực: ………………/………….. / ………………..
Ngày đến hạn: ………/ ……………/ …………………….
4.2. Lãi suất ủy thác: ………….. %/năm (Bằng chữ ………………………………)
Lãi suất trên được thực hiện trên số ngày ủy thác thực tế trong năm và cố định trong suốt thời hạn ủy thác.
ĐIỀU 5: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN GỐC VÀ LÃI
5.1. Tiền lãi sẽ được thanh toán hàng năm vào các ngày …/…/….
Số tiền lãi ủy thác được tính theo công thức:
Số tiền lãi ủy thác | = | (Số tiền ủy thác x Lãi suất x Số ngày ủy thác thực tế)/365 ngày |
5.2. Trường hợp đến ngày đến hạn hợp đồng ủy thác mà Bên A chưa có nhu cầu sử dụng số tiền gốc, Bên B sẽ chủ động chuyển sang kỳ hạn tiếp theo tương ứng với kỳ hạn ủy thác cũ. Lãi suất ủy thác của kỳ hạn tiếp theo do hai bên thỏa thuận.
5.3. Trước ngày đến hạn hợp đồng …… ngày Bên A có văn bản thông báo cho Bên B về việc không tiếp tục gia hạn hợp đồng, Bên B sẽ chuyển trả số tiền gốc và lãi hàng năm vào Tài khoản Quỹ Tích lũy trả nợ của Bộ Tài chính:
Tên Tài khoản: ………………………………………………………………………………..
Số tài khoản: ……………………………………… mở tại ngân hàng ………………….
5.4. Trường hợp các ngày đến hạn thanh toán lãi hoặc ngày đáo hạn hợp đồng rơi vào ngày nghỉ, việc thanh toán lãi hàng năm của hợp đồng thực hiện theo nguyên tắc:
– Nếu ngày đến hạn thanh toán lãi rơi vào ngày nghỉ thì Ngân hàng sẽ thực hiện chuyển trả tiền lãi vào ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ này.
– Trong trường hợp ngày đáo hạn của hợp đồng rơi vào ngày nghỉ và hai bên thống nhất tiếp tục gia hạn hợp đồng: Hợp đồng sẽ được gia hạn số tiền gốc của hợp đồng và kỳ hạn mới bắt đầu từ ngày đáo hạn hợp đồng nói trên.
– Trong trường hợp ngày đáo hạn của hợp đồng rơi vào ngày nghỉ và hai bên không tiếp tục gia hạn hợp đồng: Bên B sẽ thực hiện chuyển số tiền gốc và số tiền lãi hàng năm vào ngày làm việc đầu tiên sau ngày nghỉ theo chỉ dẫn thanh toán của Bên A.
ĐIỀU 6: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A
– Giao đủ số lượng tiền và đúng thời gian đã thỏa thuận cho bên B;
– Được hưởng mọi lợi ích từ hoạt động ủy thác;
– Yêu cầu Bên B thanh toán đầy đủ, đúng hạn cả Số tiền ủy thác gốc và lãi ủy thác;
– Được bồi thường thiệt hại, nếu Bên B vi phạm các nghĩa vụ đã thoả thuận.
– Phải chịu mọi rủi ro về việc ủy thác đối với bên B.
ĐIỀU 7: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B
– Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn số tiền ủy thác gốc và lãi ủy thác theo thỏa thuận.
– Thực hiện đúng cam kết tại Hợp đồng này.
ĐIỀU 8: CAM ĐOAN CỦA HAI BÊN
– Trong thời hạn thực hiện hợp đồng này, Bên A không tự ý hủy bỏ, đơn phương chấm dứt hợp đồng vì bất kỳ lý do nào;
– Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
– Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
ĐIỀU 9: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Trong quá trình thực hiện hợp đồng ủy thác mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không thương lượng được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 10: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
– Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.
– Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên.
– Hợp đồng này gồm 04 (bốn) trang và được lập thành 03 (ba) bản có giá trị như nhau, Bên A giữ 01 bản, Bên B giữ 01 bản, lưu văn phòng công chứng 01 bản.
– Hợp đồng có hiệu lực từ ngày được công chứng.
BÊN ỦY THÁC BÊN NHẬN ỦY THÁC
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
2. Khái niệm về hợp đồng ủy thác và ủy thác cho vay?
Theo quy định của Thông tư 14/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 quy định tại Khoản 5 Điều 3 như sau: “5. Hợp đồng nhận ủy thác và ủy thác cho vay (sau đây gọi tắt là Hợp đồng ủy thác) là thỏa thuận bằng văn bản giữa bên nhận ủy thác hoạt động cho vay và Quỹ nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên về việc ủy thác và nhận ủy thác hoạt động cho vay.”
Việc thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng ủy thác phải tối thiểu có các nội dung sau: Tên, địa chỉ của bên ủy thác và bên nhận ủy thác; Đối tượng ủy thác; Mục đích ủy thác; Phạm vi, nội dung ủy thác; Thời hạn ủy thác; Phí ủy thác; Vốn ủy thác; thời gian giao vốn ủy thác; Quyền, nghĩa vụ của bên ủy thác, bên nhận ủy thác; Chấm dứt hợp đồng trước hạn; Xử lý tranh chấp.
Nếu các bên có thỏa thuận khác về điều khoản hợp đồng thì các thỏa thuận đó phải dựa trên sự tự nguyện, thiện chí hợp tác, phù hợp với quy định của pháp luật. Để phòng ngừa thiệt hại phát sinh thì khi soạn thảo hợp đồng ủy thác cho vay, các bên cần cân nhắc về điều khoản ràng buộc trách nhiệm pháp lý. Bản chất của hợp đồng ủy thác và ủy thác cho vay là hợp đồng dịch vụ mà đối tượng của hợp đồng ủy thác này là việc thực hiện công việc cho vay để lấy lãi, người ủy thác không trực tiếp tham gia ký kết hợp đồng cho vay với cá nhân, tổ chức khác mà người nhận ủy thác sẽ trực tiếp đứng ra ký kết hợp đồng cho vay này thay mặt cho bên ủy thác.
3. Nội dung của hợp đồng ủy thác và ủy thác cho vay:
Hợp đồng ủy thác và ủy thác cho vay cần có các nội dung cơ bản sau đây:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ;
– Thời gian, địa điểm các bên ký kết hợp đồng ủy thác và ủy thác cho vay;
– Thông tin bên ủy thác và bên nhận ủy thác: Ghi rõ các thông tin bao gồm tên Công ty, tổ chức, cá nhân, trụ sở, địa chỉ, số điện thoại, MST, CCCD, thông tin người đại diện và chức vụ người đại diện (đối với trường họp bên ủy thác là Công ty)
– Nội dung công việc ủy thác: Ủy thác cho vay
– Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác và bên nhận ủy thác cho vay: Do các bên thỏa thuận;
– Thời hạn thực hiện hợp đồng ủy thác cho vay: Do các bên thỏa thuận;
– Phương thức, hình thức thanh toán,…
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 30/2014/TT-NHNN ngày 06/11/2014 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
– Thông tư 14/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 quy định quản lý các hoạt động cho vay từ nguồn vốn của quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia.