Hợp đồng ủy thác đầu tư là thỏa thuận bằng văn bản về việc một bên sẽ ủy thác cho bên khác để thực hiện hoạt động đầu tư bởi việc thực hiện việc ủy thác đầu tư mạng hiệu quả, mục đích đem lại lợi nhuận cao cho hai bên hợp tác. Vậy, Mẫu hợp đồng ủy thác đầu tư (dùng cho mọi lĩnh vực đầu tư) như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng ủy thác đầu tư (dùng cho mọi lĩnh vực đầu tư):
Mẫu hợp đồng ủy thác đầu tư (dùng cho mọi lĩnh vực đầu tư) được soạn thảo như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG ỦY THÁC ĐẦU TƯ
Số:…/…../HĐUTĐT(1)
Căn cứ vào
Căn cứ vào
Căn cứ vào Luật Đầu tư năm 2020;
Căn cứ vào
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của mỗi bên và sự thỏa thuận đạt được giữa hai bên.
Tại …. ngày… tháng… năm… Chúng tôi gồm có:
BÊN ỦY THÁC ĐẦU TƯ (BÊN A) (2):
Họ và tên: Ông Nguyễn Văn A
CMND/CCCD số: … cấp ngày … Nơi cấp…
Địa chỉ thường trú: Số … Phường Đ… , Thành phố X…, Tỉnh Y…
Điện thoại: ….
Tài khoản số: ….. mở tại Ngân hàng …. chi nhánh Thành phố X, tỉnh Y.
BÊN NHẬN ỦY THÁC ĐẦU TƯ (BÊN B) (3): Công ty Cổ phần C
Mã số thuế: …. do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Y cấp lần đầu ngày… tháng… năm….
Địa chỉ trụ sở chính: Số … đường Lý Thường K…, Phường Quang T…, Thành phố X, Tỉnh Y.
Người đại diện: Ông Phạm Văn P Chức danh: Giám đốc
CMND/CCCD: … cấp ngày ….. Nơi cấp: ….
Địa chỉ thường trú: Số … đường Lê L…, Phường Trần Hưng Đ…, Thành phồ X, Tỉnh Y.
Tài khoản số: ….. mở tại Ngân hàng …. chi nhánh Thành phố X.
Hai bên cùng thỏa thuận ký kết hợp đồng Ủy thác đầu tư với các điều khoản như sau:
Điều 1. Nội dung công việc hợp đồng ủy thác đầu tư (4)
1.1. Bên A ủy thác cho Bên B thực hiện hoạt động đầu tư vào dự án xây dựng Khu đô thị …do Bên B là chủ đầu tư. Dự án xây dựng này có vị trí tại Đường DT…, Phường Đại M…, Quận Nam T…, thành phố H.
1.2. Số tiền ủy thác đầu tư là: 800.000.000 đồng (Bằng chữ: Tám trăm triệu đồng).
1.3. Thời hạn ủy thác đầu tư: 24 tháng.
Từ ngày… tháng… năm đến ngày… tháng… năm….
Điều 2. Phân chia lợi nhuận và cách thức thanh toán hợp đồng ủy thác đầu tư (5)
2.1. Phân chia lợi nhuận:
– Lợi nhuận sẽ được phân chia hàng tháng nếu tháng đó có lợi nhuận. Bên A sẽ được hưởng …% và bên B được hưởng …% lợi nhuận. Lợi nhuận hàng tháng được chia vào ngày cuối tháng.
– Trong trường hợp rủi ro, tháng nào bị lỗ thì số lỗ đó được dùng để trừ vào lợi nhuận tháng sau. Phần lợi nhuận còn lại của tháng sau đó mới được dùng để phân chia lợi nhuận cho các bên.
– Lợi nhuận sau khi đã được chia cho Bên B thì sẽ hoàn toàn thuộc về Bên B. Trong trường hợp rủi ro, tài khoản sau đó nếu có bị lỗ thì Bên B cũng không phải bỏ số tiền lợi nhuận đã chia trước đó để bù số lỗ sau này.
2.2. Phương thức thanh toán:
Hình thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản
Đồng tiền thanh toán: Việt Nam đồng
Điều 3. Quyền và nghĩa vụ các bên (6)
3.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:
– Yêu cầu Bên B cung cấp tài liệu về quyền được nhận ủy thác đầu tư.
– Giám sát kiểm tra Bên B thực hiện hợp đồng.
– Yêu cầu Bên B cung cấp thông tin về việc thực hiện hợp đồng.
– Nghĩa vụ thanh toán chi phí ủy thác cho Bên B theo quy định tại hợp đồng.
– Chuyển vốn cho Bên B như thỏa thuận.
3.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B:
– Được nhận chi phí ủy thác theo thỏa thuận.
– Từ chối yêu cầu của Bên A nếu vi phạm quy định của pháp luật.
– Yêu cầu Bên A cung cấp các tài liệu cần thiết để thực hiện hoạt động.
– Thực hiện đúng nội dung cam kết trong hợp đồng.
– Thông báo kịp thời nội dung thực hiện hoạt động đầu tư cho Bên A.
Điều 4. Phương thức giải quyết tranh chấp (7)
Hai bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản được ghi trong hợp đồng ủy thác đầu tư.
Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết trên cơ sở thương lượng và hòa giải. Trường hợp thương lượng và hòa giải không thành, hai bên có thể giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 5. Hiệu lực hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Hợp đồng này được lập thành hai (02) bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ một (01) bản.
Đại diện Bên A | Đại diện Bên B |
2. Hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng ủy thác đầu tư:
Các bên khi soạn thảo hợp đồng ủy thác đầu tư cần lưu ý những vấn đề sau:
(1) Ghi rõ số hợp đồng ủy thác đầu tư;
(2) Ghi rõ các thông tin bên ủy thác đầu tư (Bên A) bao gồm các nội dung sau:
– Họ và tên Bên A;
– Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, giấy chứng đăng ký doanh nghiệp, ngày cấp, nơi cấp.
– Địa chỉ thường trú, tạm trú;
– Thông tin liên hệ: số điện thoại, email, fax,…
(3) Ghi rõ các thông tin bên nhận ủy thác đầu tư (Bên B) bao gồm các nội dung sau:
– Tên Công ty/tổ chức (Bên B);
– Mã số thuế;
– Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nơi cấp, ngày cấp;
– Địa chỉ trụ sở chính bên B;
– Người đại diện, chức danh, nơi cư trú;
– Tài khoản ngân hàng;
(4) Hai bên thỏa thuận với nhau về nội dung công việc hợp đồng ủy thác đầu tư và ghi rõ ràng trong hợp đồng ủy thác đầu tư;
(5) Hai bên thỏa thuận với nhau về phân chia lợi nhuận và cách thức thanh toán hợp đồng ủy thác đầu tư và ghi rõ trong hợp đồng ủy thác đầu tư;
(6) Hai bên thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng quyền và nghĩa vụ của các bên;
(7) Hai bên thỏa thuận và ghi rõ phương thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng ủy thác đầu tư;
3. Quy định về hợp đồng ủy thác đầu tư:
3.1. Hợp đồng ủy thác đầu tư được hiểu như thế nào?
Ủy thác đầu tư được hiểu là hoạt động của doanh nghiệp, bên ủy thác đầu tư tức là bên giao vốn đầu tư sẽ tiến hành ủy thác, giao vốn đầu tư cho bên nhận ủy thác với mục đích thu về lợi nhuận. Theo quy định pháp luật hiện hành, hoạt động ủy thác đầu tư là hoạt động kinh doanh có điều kiện do đó việc tiến hành hoạt động ủy thác đầu tư phải được cấp phép hoạt động bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hợp đồng ủy thác đầu tư được hiểu là hợp đồng bằng văn bản trong đó ghi nhận sự thỏa thuận về việc một bên sẽ ủy thác cho bên khác để thực hiện hoạt động đầu tư nhằm mục đích đem lại lợi nhuận. Trong hợp đồng ủy thác đầu tư bao gồm các chủ thể sau:
– Bên ủy thác đầu tư thông thường sẽ là các cá nhân, doanh nghiệp được hưởng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, đồng thời phải chịu mọi rủi ro có thể phát sinh trong quá trình đầu tư.
– Bên nhận ủy thác đầu tư trong hợp đồng thông thường là các pháp nhân và các pháp nhân thường có kinh nghiệm và chuyên môn như các ngân hàng, các quỹ đầu tư, công ty tài chính, công ty quản lý quỹ nhằm thực hiện thay hoạt động đầu tư cho bên ủy thác. Bên nhận ủy thác đầu tư sẽ nhận được khoản phí ủy thác theo như thỏa thuận của hai bên.
3.2. Điều kiện thực hiện ký kết hợp đồng ủy thác đầu tư:
Hiện nay, hoạt động ủy thác đầu tư là hoạt động dễ dàng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức và có thể hạn chế được phần nào rủi ro cho các chủ thể ủy thác đầu tư. Điều kiện để hai bên có thể ký kết hợp đồng ủy thác đầu tư như sau:
– Được tiến hành thực hiện ủy thác đầu tư tương ứng với các danh mục đầu tư là các ngành nghề kinh doanh, ngành nghề sản xuất được phép đầu tư theo quy định.
– Hợp đồng ủy thác đầu tư phải được lập thành văn bản và có chữ ký của hai bên chủ thể tham gia giao kết hợp đồng và có công chứng, chứng thực của Văn phòng Công chứng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Hợp đồng ủy thác đầu tư có căn cứ dựa vào quy định của luật chứng khoán, pháp luật đầu tư, bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động ủy thác đầu tư nêu trong hợp đồng.
– Chủ thể ký kết hợp đồng ủy thác đầu tư là người có thẩm quyền và đảm bảo điều kiện theo đúng quy định pháp luật về giao kết hợp đồng.
– Cần lưu ý rằng, khi nhận vốn của bên ủy thác bên nhận ủy thác phải sử dụng số vốn này vào mục đích, nội dung như đã cam kết trong hợp đồng ủy thác đầu tư.
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Thương mại năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019;
– Luật Đầu tư năm 2020;
– Luật Doanh nghiệp năm 2020.