Trong lĩnh vực xây dựng, báo cáo kinh tế kỹ thuật là một trong những báo cáo hết sức quan trọng. Để thực hiện hoạt động tư vấn lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, các bên cần ký kết hợp đồng. Vậy mẫu hợp đồng này được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG TƯ VẤN LẬP BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT
Số: …/…
Hôm nay, ngày …, chúng tôi gồm:
A. Bên A (Bên tư vấn)
– Công ty: …
– Trụ sở chính: …
– Số điện thoại: …
– Mã số thuế: …
– Người đại diện theo pháp luật: … Chức vụ: …
B. Bên B (Chủ xây dựng)
– Ông/bà: …
– Giới tính: …
– Quốc tịch: …
– Địa chỉ: …
– Số điện thoại: …
– Số CCCD: … Ngày cấp: … Nơi cấp: …
Hôm nay, ngày …, hai bên cùng thống nhất và ký kết Hợp đồng tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật với các điều khoản cụ thể sau:
Điều 1: Nội dung công việc
1. Bên B đồng ý giao và Bên A đồng ý nhận thực hiện công việc tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật với những công việc cụ thể sau:
–
–
2. Đối tượng lập báo cáo:
– Công trình:
– Chủ xây dựng:
– Địa chỉ:
– …
Điều 2: Cách thức thực hiện
1. Bên A thực hiện công việc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật bao gồm:
– Thiết kế bản vẽ thi công, và dự toán xây dựng.
– Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.
2. Trong vòng … ngày tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực, Bên A hoàn thành và bàn giao đầy đủ hồ sơ tư vấn báo cáo kinh tế kỹ thuật cho Bên B;
3. Trong vòng … ngày kể từ ngày nhận được bàn giao, Bên B gửi quyết định phê duyệt hoặc không phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình;
4. Trong thời gian thực hiện hợp đồng, nếu một trong hai bên gặp khó khăn dẫn đến chậm trễ thời gian thực hiện hợp đồng thì phải
Điều 3: Giá trị hợp đồng và thanh toán
1. Giá trị của hợp đồng:
2. Giá trị hợp đồng trên là chi phí trọn gói cho hoạt động tư vấn của Bên A như chi phí máy móc, nhân lực và các chi phí khác;
3. Bên B thanh toán cho Bên A 100% giá trị hợp đồng sau khi nghiệm thu sản phẩm tư vấn của Bên A;
4. Phương thức thanh toán:
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của Bên A
1. Được tạo điều kiện và hỗ trợ tối đa để hoàn thành công việc;
2. Được thanh toán đầy đủ và đúng hạn giá trị hợp đồng; được yêu cầu Bên B thanh toán trong trường hợp Bên B chậm thanh toán;
3. Từ chối thực hiện công việc không hợp lý ngoài phạm vi hợp đồng và những yêu cầu trái pháp luật của Bên B;
4. Được đảm bảo quyền tác giả theo quy định của pháp luật;
5. Cam kết có năng lực chuyên môn và chịu trách nhiệm với các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến thẩm quyền và chất lượng của sản phẩm tư vấn sau này;
6. Hoàn thành công việc đúng yêu cầu, đúng thời hạn.
7. Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện không đúng nội dung hợp đồng đã ký kết.
Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của Bên B
1. Được hỗ trợ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật bởi các chuyên gia có chuyên môn trong ngành;
2. Được quyền sở hữu và sử dụng sản phẩm tư vấn theo hợp đồng;
3. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung sản phẩm tư vấn không đảm bảo chất lượng theo thỏa thuận hợp đồng;
4. Cung cấp cho Bên A thông tin về yêu cầu công việc, tài liệu liên quan đến việc tư vấn;
5. Bảo đảm quyền tác giả đối với sản phẩm tư vấn có quyền tác giả theo hợp đồng;
6. Thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho Bên A;
7. Chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của các tài liệu do mình cung cấp. Bồi thường thiệt hại cho Bên A nếu cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ theo quy định của hợp đồng.
Điều 6: Một số vấn đề về sở hữu trí tuệ
1. Bên A cam đoan rằng sản phẩm tư vấn cung cấp cho Bên B là sản phẩm do chính Bên A làm ra, không vi phạm bản quyền và không có tranh chấp về bản quyền với bất kỳ bên thứ ba nào;
2. Mọi vấn đề pháp lý liên quan đến bản quyền của tác phẩm tư vấn đều do Bên A chịu trách nhiệm giải quyết;
3. Việc chuyển giao sản phẩm tư vấn cho Bên B đồng nghĩa với việc chuyển giao toàn quyền sử dụng với sản phẩm này mà không phải xin phép Bên A.
Điều 7: Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng
1. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký và chấm dứt hiệu lực theo quy định của hợp đồng;
2. Các trường hợp chấm dứt hiệu lực hợp đồng:
– Một trong hai bên không thực hiện đúng thỏa thuận hợp đồng, bên còn lại có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng;
– Một trong hai bên không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng vì lý do bất khả kháng hoặc lý do khác được sự đồng ý của bên còn lại;
– Hợp đồng không thể tiếp tục thực hiện được lý do khách quan;
– Kết thúc do cả hai bên đã hoàn tất nghĩa vụ của mình trong hợp đồng.
3. Hợp đồng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản có giá trị pháp lý ngang nhau.
Đại diện bên A Đại diện bên B
2. Báo cáo kinh kế kỹ thuật là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 3
Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung sau:
+ Về sự cần thiết, mức độ khả thi.
+ Hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình quy mô nhỏ, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.
3. Khi nào cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật?
Điều 5 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định những trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng (trừ trường hợp người quyết định đầu tư có yêu cầu lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng) đó là những dự án xây dựng sau:
– Dự án sử dụng cho mục đích tôn giáo.
– Dự án xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không tính tiền sử dụng đất).
– Dự án đầu tư xây dựng có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ, lắp đặt thiết bị công trình.
– Dự án sửa chữa, cải tạo không ảnh hưởng đến an toàn chịu lực công trình có giá trị chi phí phần xây dựng dưới 10% tổng mức đầu tư và không quá 05 tỷ đồng (trừ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư).
– Nếu xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân thì không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
4. Nội dung báo cáo kinh tế kỹ thuật:
Tại Điều 55 Luật Xây dựng 2014 quy định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng bao gồm những nội dung sau:
– Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có).
– Dự toán xây dựng.
– Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng như:
+Thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng
+ Bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.
5. Thẩm quyền lập và thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật:
Căn cứ Khoản 4 Điều 109 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật đó là:
– UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra các các cơ quan chuyên môn về xây dựng trong việc tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng công trình. Theo đó:
+ Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn tổ chức thẩm định báo cáo kinh tế – kỹ thuật đối với các dự án là:
++ Dự án, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng dân dụng;
++ Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở;
++ Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu chức năng;
++ Dự án đầu tư xây dựng công nghiệp nhẹ, công nghiệp vật liệu xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và đường bộ trong đô thị (trừ đường quốc lộ qua đô thị).
– Sở Giao thông vận tải là cơ quan chuyên môn tổ chức thẩm định báo cáo kinh tế – kỹ thuật đối với dự án, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông (trừ dự án, công trình do Sở Xây dựng quản lý nêu trên).
– Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn tổ chức thẩm định báo cáo kinh tế – kỹ thuật đối với dự án, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
– Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn tổ chức thẩm định báo cáo kinh tế – kỹ thuật đối với dự án, công trình thuộc thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp (trừ dự án, công trình do Sở Xây dựng quản lý nêu trên)
– Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế là cơ quan chuyên môn tổ chức thẩm định báo cáo kinh tế – kỹ thuật đối với các dự án, công trình được đầu tư xây dựng tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế được giao quản lý.
– Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Sở Giao thông vận tải – Xây dựng thì thực hiện nhiệm vụ của Sở Xây dựng và Sở Giao thông vận tải như đã phân định rõ ở trên.
Những văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Xây dựng 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020.
– Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng.