Có thể nói việc tự nguyện đóng bảo hiểm y tế sẽ mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vậy hợp đồng tự nguyện đóng bảo hiểm y tế là gì? Khi soạn thảo hợp đồng tự nguyện đóng bảo hiểm y tế cần lưu ý những vấn đề gì?
Mục lục bài viết
1. Bảo hiểm y tế là gì?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2,
Nguyên tắc bảo hiểm y tế
– Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế.
– Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hành chính (sau đây gọi chung là mức lương tối thiểu).
– Mức hưởng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
– Chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế cùng chi trả.
– Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ.
Căn cứ vào
– Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng
– Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng
– Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
– Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
– Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
– Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
2. Hợp đồng tự nguyện đóng bảo hiểm y tế là gì?
Hợp đồng tự nguyện đóng bảo hiểm y tế là sự thỏa thuận của bên bảo hiểm xã hội Việt Nam và bên sử dụng bảo hiểm y tế về việc tự nguyện đóng bảo hiểm y tế. Hợp đồng chỉ được ký kết khi có sự đồng ý, thống nhất thỏa thuận của các bên. Hợp đồng tự nguyện đóng bảo hiểm y tế là cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng, đồng thời cũng là căn cứ để giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Nội dung chính của hợp đồng tự nguyện đóng bảo hiểm y tế bao gồm:
– Phần thông tin của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng
– Những nội dung liên quan đến bảo hiểm y tế
– Trách nhiệm của của các bên tham gia hợp đồng.
– Điều Khoản về giải quyết tranh chấp
3. Mẫu hợp đồng tự nguyện đóng bảo hiểm y tế:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-
HỢP ĐỒNG TỰ NGUYỆN ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ
Số ………../HĐ-BHXH
– Căn cứ
– Căn cứ
– Căn cứ …..
Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm 20……. tại ………
Chúng tôi gồm có:
Bên A: Bảo hiểm xã hội ….
Địa chỉ: ….
Điện thoại: ….Fax ……
Tài Khoản số: ………Tại…….
Đại diện: Ông (bà)………..Chức vụ…….
Giấy ủy quyền số: …..ngày….tháng….năm…
Bên B: ………
Địa chỉ: …
Điện thoại: ….Fax …
Tài Khoản số: ………Tại………
Đại diện: Ông (bà)…..Chức vụ……
Giấy ủy quyền số: …..ngày….tháng….năm………
Hai bên thống nhất tiến hành ký hợp đồng đóng BHYT và cấp thẻ BHYT theo các điều Khoản như sau:
Điều I: Nội dung của hợp đồng
– Danh sách người tham gia BHYT do bên B lập gồm có …… người, là đối tượng ……. trong … trang (tờ) với tổng số tiền đóng BHYT ……. đồng.
– Thời gian đăng ký khám chữa bệnh từ …/…../… đến ……./…./…
– Thời gian cấp thẻ BHYT: Chậm nhất sau …….. ngày kể từ ngày hợp đồng này có hiệu lực.
– Thời gian chuyển tiền ….. kỳ.
– Kỳ I: Chậm nhất đến ngày ……/……/……. Bên B chuyển số tiền ….. cho bên A.
– Kỳ II:….
– Kỳ cuối: Trước ngày ……/……/…… (ngày hết hạn của thẻ BHYT) bên B phải chuyển hết số tiền còn lại của hợp đồng.
Phương thức thanh toán. Tài Khoản thanh toán:…………..
Bên A – Tài Khoản số: ……. tại …
Bên B – Tài Khoản số: ……. tại ……
Điều II: Trách nhiệm của bên A.
– Cùng bên B kiểm tra, xác định danh sách đối tượng đóng BHYT được cấp thẻ BHYT.
– Cấp đầy đủ, kịp thời cho bên B thẻ BHYT theo danh sách gồm …. người, có thời hạn từ ……/…../……đến……/…../……
– Đảm bảo cho những người có tên trong danh sách nêu tại Điểm 1 được hưởng quyền lợi đã được quy định tại chương II của Điều lệ BHYT.
– Thu hồi thẻ BHYT còn giá trị sử dụng của những đối tượng giảm.
-………..
Điều III: Trách nhiệm của bên B.
– Kê khai, lập danh sách đối tượng đóng BHYT đúng, đầy đủ, kịp thời gửi cho cơ quan BHXH.
– Đóng BHYT cho cơ quan BHXH theo …..kỳ trước ngày ….. của các tháng ……..năm ……..vào tài Khoản số … của cơ quan BHXH ………tại (KBNN, Ngân hàng) ……
– Khi có biến động tăng, giảm đối tượng phải kịp thời lập danh sách gửi cho Bên A.
– Có trách nhiệm thu hồi thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng các trường hợp giảm (trừ trường hợp tử vong), nếu không thu hồi hoặc thu hồi chậm thì phải chịu trách nhiệm đóng đủ BHYT cho những đối tượng này đến hết thời hạn sử dụng còn lại của thẻ hoặc đến thời Điểm thẻ BHYT được thu hồi.
……..
Điều IV: Cam kết chung:
– Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về chế độ BHYT và các điều Khoản đã ký để đảm bảo quyền lợi của người đóng BHYT.
– Định kỳ hàng quý hai bên cùng tiến hành kiểm tra, đối chiếu tình hình đóng và cấp thẻ BHYT.
– Thực hiện quyết toán số tiền đóng BHYT khi hợp đồng hết hạn.
– Khi Nhà nước thay đổi chính sách có liên quan đến tiền lương và mức đóng BHYT của đối tượng thì được điều chỉnh và thực hiện theo quy định của nhà nước.
– Cơ quan BHXH được quyền đình chỉ cấp thẻ BHYT nếu bên B không đóng, đóng không đủ số tiền BHYT theo Khoản 1 và 4 điều kiện chung của hợp đồng.
– Khi có những vấn đề phát sinh mới có thể bổ sung
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày……/…../…đến ngày……/…../…
Hợp đồng ngày được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 02 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
4. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng tự nguyện đóng bảo hiểm xã hội:
Phần thông tin của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng: Yêu cầu các bên ghi đầy đủ, chính xác, chi tiết những thông tin như: tên, địa chỉ, số điện thoại, tài Khoản ngân hàng, đại diện- chức vụ, giấy ủy quyền,…
Điều 1. Nội dung của hợp đồng: trong điều này sẽ đề cập đến những vấn đề như sau:
– Danh sách người tham gia bảo hiểm y tế do bên sử dụng bảo hiểm y tế
– Thời gian đăng ký khám chữa bệnh
– Thời gian cấp thẻ bảo hiểm y tế
– Thời gian chuyển tiền
– Phương thức thanh toán có thể là bằng tiền mặt hoặc chuyển Khoản qua ngân hàng
– Tài Khoản thanh toán được đề cập ở trên phần thông tin của cá nhân.
Điều 2. Trách nhiệm của bên cung cấp bảo hiểm :
– Cùng bên sử dụng bảo hiểm kiểm tra, xác định danh sách đối tượng đóng bảo hiểm y tế được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
– Cấp đầy đủ, kịp thời cho bên sử dụng thẻ bảo hiểm y tế theo danh sách gồm bao nhiêu người, từ thời Điểm nào và kết thúc từ thời Điểm nào.
– Đảm bảo cho những người có tên trong danh sách nêu tại Điểm 1 được hưởng quyền lợi đã được quy định tại Luật Bảo hiểm y tế;….
Điều 3. Trách nhiệm của bên sử dụng bảo hiểm y tế:
– Kê khai, lập danh sách đối tượng đóng bảo hiểm y tế đúng, đầy đủ, kịp thời gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Phải đóng bảo hiểm y tế cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo như quy định;…
Những quy định về trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng sẽ được ghi nhận rõ ràng trong hợp đồng và dựa trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau.
Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về chế độ bảo hiểm y tế và các điều Khoản đã ký để đảm bảo quyền lợi của người đóng bảo hiểm y tế.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu như có những vấn đề bất lợi phát sinh thì các bên phải kịp thời thông báo cho nhau để tìm cách giải quyết. Các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng có thể tự hòa giải nhưng nếu không thể tự giải quyết được thì các bên phải đưa tranh chấp đó ra Tòa án để giải quyết. Việc làm này giúp đảm bảo quyền lợi và thúc đẩy nghĩa vụ hoàn thành hợp đồng của mỗi bên. Mọi quyết định của Tòa án có tính bắt buộc thực hiện đối với các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng.
Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký hoặc bắt đầu từ thời Điểm do các bên tự thỏa thuận. Mỗi bên cần giữ ít nhất một bản hợp đồng để tiện cho việc thực hiện cũng như giám sát, kiểm tra tiến dộ thực hiện hợp đồng của bên còn lại. Hình thức và nội dung của hợp đồng tự nguyện đóng bảo hiểm y tế phải đúng và đầy đủ như quy định của pháp luật.
Căn cứ pháp lý:
–
–