Thông qua tiêu thụ sản phẩm, người sản xuất mới thu hồi được vốn và có lợi nhuận để tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng, nó còn là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp người tiêu dùng có được giá trị sử dụng mình mong muốn và người sản xuất đạt được mục đích trong kinh doanh.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu hợp đồng thu mua nông sản, hàng hóa:
- 2 2. Hợp đồng tiêu thụ nông sản, hàng hóa là gì?
- 3 3. Đối tượng của hợp đồng thu mua nông sản, hàng hóa là gì?
- 4 4. Nội dung cơ bản và hình thức của hợp đồng tiêu thụ nông sản, hàng hóa?
- 5 5. Ý nghĩa của hợp đồng tiêu thụ nông sản, hàng hóa?
- 6 6. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng:
1. Mẫu hợp đồng thu mua nông sản, hàng hóa:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG TIÊU THỤ NÔNG SẢN HÀNG HÓA
Số: ………../……….
Hôm nay, ngày (1) …. tháng …. năm ……….. tại ……… Chúng tôi gồm:
1. Tên doanh nghiệp mua hàng (gọi là Bên A): (2)
– Địa chỉ trụ sở chính:………
– Điện thoại: ………….. Fax:…….
– Tài khoản số ……… Mở tại Ngân hàng……
– Mã số thuế doanh nghiệp…….
– Đại diện bởi ông (bà): …….. Chức vụ:…….
(Giấy ủy quyền số………….Viết ngày …. tháng …. năm …… bởi ông (bà)…. Chức vụ….. ký).
2. Tên người sản xuất (gọi là Bên B): (2)
– Địa chỉ trụ sở chính:….
– Điện thoại: …….. Fax:…..
– Tài khoản số ……. Mở tại Ngân hàng…….
– Mã số thuế doanh nghiệp……….
– Đại diện bởi ông (bà): …………. Chức vụ:………..
Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1. Bên A nhận mua của Bên B (3)
Tên hàng: ……… số lượng……….
Trong đó
– Loại: …….số lượng……, đơn giá …… thành tiền…..
– Loại: ……………… số lượng…………………, đơn giá ………………… thành tiền……..
– Loại: ………………. số lượng………………., đơn giá ………………….. thành tiền………
Tổng giá trị hàng hóa nông sản………đồng (viết bằng chữ)
Điều 2. Tiêu chuẩn chất lượng và quy cách hàng hóa Bên B phải đảm bảo (4)
1. Chất lượng hàng ……….theo quy định……
2. Quy cách hàng hóa …….
3. Bao bì đóng gói………..
Điều 3. Bên A ứng trước cho Bên B (nếu có) (5)
– Vật tư:
+ Tên vật tư…………… , số lượng…………., đơn giá ……………. thành tiền……
+ Tên vật tư………… , số lượng…………., đơn giá ……………. thành tiền…….
Tổng trị giá vật tư ứng trước……….đồng (viết bằng chữ)
+ Phương thức giao vật tư
– Vốn:
+ Tiền Việt Nam đồng …………. Thời gian ứng vốn………..
+ Ngoại tệ USD (nếu có): …………. Thời gian ứng vốn……….
– Chuyển giao công nghệ:………..
Điều 4. Phương thức giao nhận nông sản hàng hóa (6)
1. Thời gian giao nhận: Bên A và Bên B thỏa thuận thời gian giao nhận hàng hóa. Bên A thông báo lịch nhận hàng cụ thể cho Bên B trước thời gian thu hoạch ít nhất 5 ngày để Bên B chuẩn bị. Nếu “độ chín” của hàng nông sản sớm lên hay muộn đi so với lịch đã thỏa thuận trước thì Bên B đề nghị Bên A xem xét chung toàn vùng để có thể điều chỉnh lịch giao hàng có lợi nhất cho hai bên.
2. Địa điểm giao nhận: do hai bên thỏa thuận sao cho hàng nông sản được vận chuyển thuận lợi và bảo quản tốt nhất (Trên phương tiện của Bên A tại……….., hoặc tại kho của Bên A tại………)
3. Trách nhiệm của hai bên:
– Nếu Bên A không đến nhận hàng đúng lịch đã thỏa thuận thì phải chịu chi phí bảo quản nông sản………..đồng/ngày và bồi thường thiệt hại………… % giá trị sản phẩm do để lâu chất lượng hàng hóa giảm sút.
– Nếu địa điểm thỏa thuận giao hàng tại nơi thu hoạch, Bên B có trách nhiệm chuẩn bị đủ hàng. Khi Bên A đến nhận hàng đúng theo lịch mà Bên B không có đủ hàng giao để Bên A làm lỡ kế hoạch sản xuất và lỡ phương tiện vận chuyển thì Bên B phải bồi hoàn thiệt hại vật chất gây ra (bồi thường do hai bên thỏa thuận).
– Khi đến nhận hàng: người nhận hàng của Bên A phải xuất trình giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền hợp pháp do Bên A cấp. Nếu có sự tranh chấp về số lượng và chất lượng hàng hóa thì phải lập biên bản tại chỗ, có chữ ký của người đại diện mỗi bên.
Sau khi nhận hàng: Các bên giao và nhận hàng phải lập
Điều 5. Phương thức thanh toán (7)
– Thanh toán bằng tiền mặt………….đồng hoặc ngoại tệ …
– Thanh toán bằng khấu trừ vật tư, tiền vốn ứng trước ….. đồng hoặc ngoại tệ………..
– Trong thời gian và tiến độ thanh toán:………….
Điều 6. Về chia sẻ rủi ro bất khả kháng và biến động giá cả thị trường.
1. Trường hợp phát hiện hoặc có dấu hiệu bất khả kháng thì mỗi bên phải thông báo kịp thời cho nhau để cùng bàn cách khắc phục và khẩn trương cố gắng phòng tránh, khắc phục hậu quả của bất khả kháng. Khi bất khả kháng xảy ra, hai bên phải tiến hành theo đúng các thủ tục quy định của pháp luật lập biên bản về tổn thất của hai bên, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã (huyện) nơi xảy ra bất khả kháng để được miễn trách nhiệm khi thanh lý hợp đồng.
– Ngoài ra, Bên A còn có thể thỏa thuận miễn giảm……..% giá trị vật tư, tiền vốn ứng trước cho Bên B theo sự thỏa thuận của hai bên.
2. Trường hợp giá cả thị trường có đột biến gây thua thiệt quá khả năng tài chính của Bên A thì hai bên bàn bạc để Bên B điều chỉnh giá bán nông sản hàng hóa cho Bên A so với giá đã ký tại Điều 1 của hợp đồng này.
– Ngược lại, nếu giá cả thị trường tăng có lợi cho Bên A thì hai bên bàn bạc để Bên A tăng giá mua nông sản cho Bên B.
Điều 7. Trách nhiệm vật chất của các bên trong việc thực hiện hợp đồng (8)
– Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng, bên nào không thực hiện đúng, thực hiện không đầy đủ hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì bị phạt bồi thường thiệt hại vật chất.
– Mức phạt vi phạm hợp đồng về số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian và địa điểm phương thức thanh toán do hai bên thỏa thuận ghi vào hợp đồng.
+ Mức phạt về không số lượng: (…………………..% giá trị hoặc…………………………….. đồng/đơn vị)
+ Mức phạt về không đảm bảo chất lượng:………..
+ Mức phạt về không đảm bảo thời gian………..
+ Mức phạt về sai phạm địa điểm…………….
+ Mức phạt về thanh toán chậm……………
Bên A có quyền từ chối nhận hàng nếu chất lượng hàng hóa không phù hợp với quy định của hợp đồng.
Điều 8. Giải quyết tranh chấp hợp đồng
– Hai bên phải chủ động thông báo cho nhau về tiến độ thực hiện hợp đồng. Những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng có nguy cơ dẫn tới không đảm bảo tốt cho việc thực hiện hợp đồng, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau tìm cách giải quyết. Trường hợp có tranh chấp về hợp đồng thì Ủy ban nhân bản xã có trách nhiệm phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam cùng cấp và Hiệp hội ngành hàng tổ chức và tạo điều kiện để hai bên thương lượng, hòa giải. Trường hợp có tranh chấp về chất lượng hàng hóa, hai bên mời cơ quan giám định có thẩm quyền tới giám định, kết luận của cơ quan giám định là kết luận cuối cùng.
– Trường hợp việc thương lượng, hòa giải không đạt được kết quả thì các bên đưa vụ tranh chấp ra tòa kinh tế để giải quyết theo pháp luật.
Điều 9. Hiệu lực của hợp đồng (9)
– Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày …… tháng …. năm ……… đến ngày …… tháng …. năm ………
– Mọi sửa đổi, bổ sung (nếu có) liên quan đến hợp đồng này chỉ có giá trị pháp lý khi được sự thỏa thuận của các bên và lập thành biên bản có chữ ký của các bên xác nhận.
– Hai bên sẽ tổ chức họp và lập
– Hợp đồng này được làm thành ………….. bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ ……….. bản
ĐẠI DIỆN BÊN BÁN ĐẠI DIỆN BÊN MUA
(Ký tên và đóng dấu) (Ký tên và đóng dấu)
2. Hợp đồng tiêu thụ nông sản, hàng hóa là gì?
Hợp đồng theo
Hợp đồng tiêu thụ nông sản, hàng hóa thực chất là
Như vậy, Hợp đồng tiêu thụ nông sản, hàng hóa được hiểu là một loại hợp đồng mua bán tài sản mà cụ thể hơn là mua bán hàng hóa, hai bên thỏa thuận với nhau về việc bên mua sẽ đảm bảo đầu ra cho bên bán đối với toàn bộ số lượng hàng hóa do bên bán sản xuất ra trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận.
3. Đối tượng của hợp đồng thu mua nông sản, hàng hóa là gì?
Mỗi một hợp đồng đều có đối tượng cụ thể. Trong hợp đồng phải ghi nhận đúng đối tượng mà các bên giao dịch; ngoài ra để chắc chắn, các bên thường quy định về loại đối tượng, số lượng, chất lương… đối tượng của hợp đồng.
Đối tượng của hợp đồng tiêu thụ nông sản, hàng hóa mang tính đặc thù của ngành nông nghiệp, cụ thể: Đối tượng của hợp đồng tiêu thụ nông sản, hàng hóa là sản phầm hữu hình, thông thường là sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi: Lúa, cà phê, khoai, sắn, gà, vịt, trâu, bò…
4. Nội dung cơ bản và hình thức của hợp đồng tiêu thụ nông sản, hàng hóa?
Hợp đồng tiêu thụ nông sản, hàng hóa có những nội dung cơ bản sau:
– Chủ thể của hợp đồng;
– Đối tượng của hợp đồng;
– Số lượng, chất lượng;
– Giá, phương thức thanh toán;
– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
– Quyền, nghĩa vụ của các bên;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
– Phương thức giải quyết tranh chấp.
Hình thức của Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được quy định rõ tại Điều 24
“1. Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.”
Thông thường, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được xác lập bằng hình thức văn bản đối với chủ thể một bên là doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà phân phối. Tuy nhiên, đối với những cá nhân, hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ thì hợp đồng thường được giao kết bằng lời nói.
5. Ý nghĩa của hợp đồng tiêu thụ nông sản, hàng hóa?
Hợp đồng tiêu thụ nông sản, hàng hóa là một phần quan trọng trong quá trình sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nông sản. Hợp đồng đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của hai bên.
Hợp đồng tiêu thụ nông sản, hàng hóa đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho cả hai bên, đảm bảo hai bên thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Hợp đồng tiêu thụ nông sản, hàng hóa là cơ sở pháp lý ghi nhận sự thỏa thuận về phương thức giải quyết tranh chấp giữa hai bên nếu tranh chấp xảy ra.
6. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng:
(1): Ghi rõ ngày tháng năm thực hiện hợp đồng;
(2): Bên mua hàng và bên sản xuất ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản, mã số thuế, đại diện, chức vụ;
(3): Ghi tên hàng hóa, số lượng, đơn giá, thành tiền;
(4): Chất lượng hàng hóa và quy cách đóng gói hàng hóa;
(5): Nếu bên mua hàng ứng trước vật tư hoặc vốn cho bên sản xuất thì ghi rõ tên, số lượng, giá vật tư hoặc số tiền vốn;
(6): Phương thức giao nhận hàng hóa mà hai bên đã thỏa thuận trước đó;
(7): Phương thức và tiến độ thanh toán theo thỏa thuận;
(8): Trách nhiệm vật chất mà hai bên phải chịu nếu vi phạm hợp đồng, ghi rõ mức phạt;
(9): Hiệu lực của hợp đồng do hai bên thỏa thuận.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ Luật dân sự 2015;
– Luật thương mại 2005.