Khi thực hiện việc thuê rừng thì cần có mẫu hợp đồng thuê rừng. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về mẫu hợp đồng thuê rừng và các quy định về thuê rừng.
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng thuê rừng là gì?
Trong giai đoạn hiện nay, nhà nước ta cũng đã chủ trương giao đất, cho thuê rừng cho các doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa lớn đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đất trồng cũng như trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, từ đó góp phần quan trọng tạo điều kiện cho người dân địa phương có công ăn việc làm, nâng cao đời sống. Trên thực tế thì hợp đồng thuê rừng cũng được sử dụng khá phổ biến và có những vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Hợp đồng thuê rừng được hiểu cơ bản chính là sự thỏa thuận giữa bên thuê và bên cho thuê (nhà nước) về việc cho thuê rừng nhằm mục đích chính là có thể bảo vệ và phát triển rừng, thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp – nông nghiệp, du lịch,…phát triển. Mẫu hợp đồng thuê rừng sẽ bao gồm thông tin về bên cho thuê rừng; bên thuê rừng; các điều khoản cụ thể trong mẫu hợp đồng thuê rừng. Sau khi đã hoàn thành bản hợp đồng hai bên là bên cho thuê rừng và bên thuê rừng sẽ ký vào hợp đồng có trách nhiệm đối với việc thực hiện nội dung trong hợp đồng mà mình đã ký.
2. Mẫu hợp đồng thuê rừng:
Số: /HĐ-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày… tháng…. năm…
HỢP ĐỒNG THUÊ RỪNG
Căn cứ Luật Đất đai 2013;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp 2017;
Căn cứ Nghị định số 143/2014/NĐ- CP của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Quyết định về việc thuê rừng số……
Hôm nay, ngày …… tháng ……. năm …… tại (ghi địa điểm nơi ký hợp đồng) ……,
chúng tôi gồm:
II. Bên cho thuê rừng là Ủy ban nhân dân…
Do ông (bà): ……..(Ghi họ tên, chức vụ, cơ quan) làm đại diện.
II. Bên thuê rừng là: ……
III. Hai Bên thỏa thuận ký Hợp đồng thuê rừng với các điều, khoản sau đây:
Điều 1. Bên cho thuê rừng cho Bên thuê rừng thuê khu rừng như sau:
1. Diện tích thuê…. m2 (hoặc ha) đất và rừng (ghi rõ bằng số và bằng chữ)
Tại (xã, huyện, tỉnh) …… để sử dụng vào mục đích…. Trong đó, diện tích đất là….ha và diện tích rừng là…ha, mục đích sử dụng rừng… (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất).
2. Thời hạn thuê đất là…….. năm (ghi rõ số năm thuê đất bằng số và bằng chữ phù hợp với thời hạn thuê đất đã ghi trong Quyết định về việc thuê đất), kể từ ngày…… tháng….. năm….. đến ngày….. tháng….. năm…
3. Vị trí, ranh giới khu đất được xác định theo tờ trích lục bản đồ địa chính (hoặc tờ trích đo địa chính) số……., tỷ lệ…… do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất lập ngày …… tháng …… năm ………
Thời hạn thuê rừng là….năm (ghi rõ số năm bằng số, bằng chữ phù hợp với Quyết định về việc thuê rừng), kể từ ngày …..tháng …….năm ……đến ngày… tháng ….năm ……
4. Việc cho thuê rừng không làm mất quyền sở hữu của Nhà nước đối với khu đất, khu rừng và mọi tài nguyên nằm trong lòng đất. Đồng thời, bên thuê rừng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm theo các quy định của pháp
Điều 2. Bên thuê rừng có trách nhiệm trả tiền thuê rừng theo quy định sau:
1. Giá tiền thuê rừng là …… đồng/m2/năm, (ghi bằng số và bằng chữ); giá tiền thuê rừng là …… đồng/m2/năm.
Giá thuê đất được tính ổn định trong năm (05) năm, kể từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm … . Hết thời hạn trên, giá tiền thuê đất được tính lại theo quy định của Chính phủ về thu tiền thuê đất.
2. Phương thức và thời hạn nộp tiền thuê rừng: ……
3. Nơi nộp tiền thuê rừng: ……
Điều 3. Việc sử dụng đất, rừng trên khu đất, rừng thuê phải phù hợp với mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng đã ghi trong Điều 1 của Hợp đồng này và phù hợp với Giấy chứng nhận đầu từ (nếu có).
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của các Bên
1. Bên cho thuê rừng bảo đảm việc sử dụng đất, sử dụng rừng của Bên thuê rừng trong thời gian thực hiện hợp đồng (trừ trường hợp phải thu hồi đất, thu hồi rừng theo quy định tại Luật Đất đai và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng);
2. Trong thời gian thực hiện hợp đồng, Bên thuê rừng có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Đất đai và của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
3. Trong thời hạn hợp đồng còn hiệu lực thi hành, nếu Bên thuê rừng trả lại toàn bộ hoặc một phần khu rừng thuê trước thời hạn thì phải làm thủ tục thu hồi đất, thu hồi rừng theo quy định của Luật Đất đai và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
4. Các quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các Bên (nếu có).…
Điều 5. Hợp đồng thuê rừng chấm dứt trong các trường hợp sau:
1. Hết thời hạn thuê rừng mà không được gia hạn thuê tiếp;
2. Do đề nghị của một bên hoặc các bên tham gia hợp đồng và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê rừng đó chấp thuận;
3. Bên thuê rừng bị phá sản hoặc bị phát mại tài sản hoặc giải thể;
4. Bên thuê rừng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất, thu hồi rừng theo quy định của Luật Đất đai và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
Điều 6. Việc giải quyết tài sản gắn liền với đất sau khi kết thúc Hợp đồng này được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 7. Hai Bên cam kết thực hiện đúng quy định của Hợp đồng này, nếu Bên nào không thực hiện thì Bên đó phải bồi thường do việc vi phạm hợp đồng gây ra theo quy định của pháp luật.
Cam kết khác (nếu có): …
Điều 8. Hợp đồng này được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi Bên giữ 01 bản và gửi đến cơ quan thuế nơi xác định mức thu tiền thuê rừng, kho bạc nhà nước nơi thu tiền thuê rừng.
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
BÊN THUÊ RỪNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu – nếu có)
BÊN CHO THUÊ RỪNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng cho thuê rừng:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Địa điểm và thời gian lập mẫu hợp đồng cho thuê rừng.
+ Tên biên bản cụ thể là hợp đồng cho thuê rừng.
+ Căn cứ pháp lý lập mẫu hợp đồng cho thuê rừng.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin bên cho thuê rừng.
+ Thông tin bên thuê rừng.
+ Các điều khoản trong mẫu hợp đồng cho thuê rừng. ( Thông tin về đất rừng cho thuê; Quyền và nghĩa vụ của các Bên; Trường hợp chấm dứt hợp đồng cho thuê rừng; Việc giải quyết tài sản gắn liền với đất sau khi kết thúc Hợp đồng này được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam;…)
– Phần cuối biên bản:
+ Ký và ghi rõ họ tên của bên thuê rừng.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có) của bên cho thuê rừng.
4. Một số quy định về thuê rừng:
Rừng được biết đến chính là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó ta nhận thấy rằng, thành phần chính của rừng đó là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.
Theo quy định tại Khoản 21 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 thì nhà nước cho thuê rừng được quy định như sau:
Nhà nước cho thuê rừng là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng rừng thông qua hợp đồng cho thuê rừng.
Ta nhận thấy, có sự khác biệt giữa việc nhà nước cho thuê rừng và thuê môi trường rừng. Thuê môi trường rừng là việc tổ chức, cá nhân thỏa thuận với chủ rừng để được sử dụng môi trường rừng trong một thời gian nhất định thông qua hợp đồng cho thuê môi trường rừng theo quy định của pháp luật.
Quy định về nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng:
– Việc cho thuê rừng sẽ cần phải phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất; diện tích rừng hiện có tại địa phương.
– Một nguyên tắc nữa đó là không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt.
– Nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng là không giao, cho thuê diện tích rừng đang có tranh chấp.
– Các đối tượng là chủ rừng không được cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuê diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng do Nhà nước đầu tư.
– Thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
– Thời hạn, hạn mức giao rừng, cho thuê rừng phù hợp với thời hạn, hạn mức giao đất, cho thuê đất.
– Việc cho thuê rừng sẽ cần bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của người dân địa phương; không phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.
– Các chủ thể cần phải tôn trọng không gian sinh tồn, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư; ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống gắn bó với rừng, có hương ước, quy ước phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, việc cho thuê rừng sẽ cần bảo đảm các nguyên tắc được nêu cụ thể ở quy định ở phần bên trên. Hiệu quả sau khi cho thuê rừng tăng đáng kể về cả kết quả quản lý bảo vệ cũng như nâng cao sinh kế cho người dân địa phương. Bên cạnh đó thì cũng xuất hiện khá nhiều khó khăn vướng mắc và các khó khăn này cũng đã làm cản trở tiến trình cho thuê rừng và hưởng lợi của các chủ thể là những người dân địa phương nơi thực hiện việc cho thuê rừng.